duyanh
09-10-2020, 12:06 PM
Ấn Độ gửi tin nhắn khẩn cấp hỏi Trung Quốc về vụ bắt cóc 5 người
Quân đội Ấn Độ gửi tin qua đường dây nóng cho Trung Quốc để hỏi về cáo buộc 5 thường dân Ấn Độ bị nghi bắt cóc ở một bang biên giới vào tuần trước.
https://media.gettyimages.com/photos/indian-army-convoy-carrying-reinforcement-and-supplies-drive-towards-picture-id1228311936?s=2048x2048
Một bộ trưởng trong nội các Ấn Độ cho biết một “thông điệp đường dây nóng” đã được gửi tới quân đội Trung Quốc, theo Reuters.
Một nhà lập pháp Ấn Độ từ bang Arunachal Pradesh lần đầu tiên đăng cáo buộc rằng 5 người đàn ông đã bị quân đội Trung Quốc bắt cóc lần đầu tiên được đăng trên Twitter hôm 5/9.
Kiren Rijiju, Bộ trường phụ trách các vấn đề thiểu số, đến từ bang biên giới Arunachal Pradesh nơi xảy ra các vụ bắt cóc, cho biết đường dây nóng quân sự đã được kích hoạt. Đường dây này được thiết lập để giúp xoa dịu căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
“Quân đội Ấn Độ đã gửi tin nhắn qua đường dây nóng đến những người đồng cấp thuộc Trung Quốc tại chốt biên giới ở vùng Arunachal Pradesh. Đang chờ phản hồi”, ông Rijiju viết trên Twitter.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết Bắc Kinh “chưa có thông tin chi tiết nào để công bố” về vụ việc, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc “chưa bao giờ công nhận cái gọi là bang ‘Arunachal Pradesh’, đây là khu vực nam Tây Tạng của Trung Quốc”.
Nhà lập pháp Tapir Gao tại bang Arunachal Pradesh trước đó đã đăng lên Twitter rằng vụ bắt cóc xảy ra vào ngày 3 tháng 9 gần biên giới. Ông không cho biết thêm chi tiết.
Cảnh sát Ấn Độ nói với báo chí địa phương rằng họ đang điều tra những cáo buộc thân nhân của những người mất tích đăng lên Facebook, cho rằng quân đội Trung Quốc đã bắt cóc người nhà của họ.
Mối quan hệ Trung – Ấn ngày càng xấu đi kể từ tháng 6 khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một cuộc giao tranh ở khu vực biên giới tranh chấp Ladakh. Trung Quốc không bình luận về các bài bản tin rằng họ cũng chịu thương vong.
Trong tháng 8, Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc kích động căng thẳng quân sự ở biên giới hai lần trong vòng một tuần. Cả hai cáo cuộc đều bị Trung Quốc bác bỏ. Bắc Kinh tuyên bố sự cố tại biên giới hai nước “hoàn toàn” là do Ấn Độ gây ra.
Ấn Độ chỉ trích Trung Quốc “tập trung quân đội số lượng lớn, có các hành vi gây hấn và nỗ lực đơn phương để thay đổi hiện trạng”.
Trong bối cảnh không có xung đột bạo lực mới xảy ra, các cuộc giao tranh nhỏ tiếp tục được báo cáo. Các nhà phân tích nhân định tình hình biên giới Trung – Ấn không ổn định kể từ tháng 6.
Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên cáo buộc lẫn nhau kích động xúi giục gây chiến ở vùng Ladakh thuộc dãy Himalaya dưới hình thức băng qua đường biên giới lỏng lẻo trong khu vực địa hình khắc nghiệt.
Dù đã tiến hành một số vòng đàm phán về cả ngoại giao và quân sự, hai quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn chưa giải quyết được các tranh chấp biên giới đôi bên.
Điều gì đã xảy ra vào tháng 6?
Các báo cáo truyền thông cho biết quân đội hai nước đã đụng độ trên các rặng núi cao gần 4.300 mét trên địa hình dốc. Một số binh sĩ Ấn Độ đã bị rơi xuống dòng sông Galwan chảy xiết trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ dưới 0 độ.
Ít nhất 76 binh sĩ Ấn Độ đã bị thương ngoài 20 binh sĩ thiệt mạng. Phía Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ thông tin chính thức nào về thương vong của họ.
Cuộc giao tranh diễn ra mà không có bất kỳ tiếng súng nào do thỏa thuận cấm súng và chất nổ trong khu vực năm 1996.
Nguyên nhân cuộc xung đột
Ranh giới Kiểm soát Thực tế (the Line of Actual Control), được biết đến là biên giới tranh chấp giữa hai quốc gia, bị phân định một cách sơ sài. Công thêm sự hiện diện của sông, hồ và những tảng tuyết, đường biên giới Trung – Ấn tại khu vực này càng thêm mập mờ và dễ bị thay đổi.
Những người lính hai bên – đại diện cho hai trong số những quân đội lớn nhất trên thế giới, đối mặt với nhau tại nhiều khu vực. Ấn Độ đã cáo buộc Trung Quốc gửi hàng ngàn binh lính vào thung lũng Galwan Ladakh và nói rằng Trung Quốc chiếm 38,000 km2 lãnh thổ của mình. Một số vòng đàm phán trong ba thập kỷ vừa qua đã không giải quyết định các tranh chấp biên giới.
Cho đến nay, hai nước chỉ mới xảy ra một cuộc chiến. Đó là vào năm 1962 khi Ấn Độ chịu thất bại thảm hại.
Có một số lý do khiến Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng căng thẳng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên nguyên nhân gốc rễ nằm ở cạnh tranh địa chiến lược giữa hai bên. Hai quốc gia hiện đang không ngừng đổ lỗi cho nhau.
Con đường mới của Ấn Độ mà các chuyên gia cho là chạy dọc theo khu vực xa xôi và dễ bị tổn thương nhất tại biên giới ở Ladakh có thể thúc đẩy khả năng di chuyển người và vật một cách nhanh chóng trong trường hợp xảy ra xung đột.
Các chuyên gia cho rằng quyết định cải thiện tăng cường cơ sở hạ tầng của Ấn Độ dường như đã khiến Bắc Kinh tức giận.
Hoa Minh
Quân đội Ấn Độ gửi tin qua đường dây nóng cho Trung Quốc để hỏi về cáo buộc 5 thường dân Ấn Độ bị nghi bắt cóc ở một bang biên giới vào tuần trước.
https://media.gettyimages.com/photos/indian-army-convoy-carrying-reinforcement-and-supplies-drive-towards-picture-id1228311936?s=2048x2048
Một bộ trưởng trong nội các Ấn Độ cho biết một “thông điệp đường dây nóng” đã được gửi tới quân đội Trung Quốc, theo Reuters.
Một nhà lập pháp Ấn Độ từ bang Arunachal Pradesh lần đầu tiên đăng cáo buộc rằng 5 người đàn ông đã bị quân đội Trung Quốc bắt cóc lần đầu tiên được đăng trên Twitter hôm 5/9.
Kiren Rijiju, Bộ trường phụ trách các vấn đề thiểu số, đến từ bang biên giới Arunachal Pradesh nơi xảy ra các vụ bắt cóc, cho biết đường dây nóng quân sự đã được kích hoạt. Đường dây này được thiết lập để giúp xoa dịu căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
“Quân đội Ấn Độ đã gửi tin nhắn qua đường dây nóng đến những người đồng cấp thuộc Trung Quốc tại chốt biên giới ở vùng Arunachal Pradesh. Đang chờ phản hồi”, ông Rijiju viết trên Twitter.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết Bắc Kinh “chưa có thông tin chi tiết nào để công bố” về vụ việc, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc “chưa bao giờ công nhận cái gọi là bang ‘Arunachal Pradesh’, đây là khu vực nam Tây Tạng của Trung Quốc”.
Nhà lập pháp Tapir Gao tại bang Arunachal Pradesh trước đó đã đăng lên Twitter rằng vụ bắt cóc xảy ra vào ngày 3 tháng 9 gần biên giới. Ông không cho biết thêm chi tiết.
Cảnh sát Ấn Độ nói với báo chí địa phương rằng họ đang điều tra những cáo buộc thân nhân của những người mất tích đăng lên Facebook, cho rằng quân đội Trung Quốc đã bắt cóc người nhà của họ.
Mối quan hệ Trung – Ấn ngày càng xấu đi kể từ tháng 6 khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một cuộc giao tranh ở khu vực biên giới tranh chấp Ladakh. Trung Quốc không bình luận về các bài bản tin rằng họ cũng chịu thương vong.
Trong tháng 8, Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc kích động căng thẳng quân sự ở biên giới hai lần trong vòng một tuần. Cả hai cáo cuộc đều bị Trung Quốc bác bỏ. Bắc Kinh tuyên bố sự cố tại biên giới hai nước “hoàn toàn” là do Ấn Độ gây ra.
Ấn Độ chỉ trích Trung Quốc “tập trung quân đội số lượng lớn, có các hành vi gây hấn và nỗ lực đơn phương để thay đổi hiện trạng”.
Trong bối cảnh không có xung đột bạo lực mới xảy ra, các cuộc giao tranh nhỏ tiếp tục được báo cáo. Các nhà phân tích nhân định tình hình biên giới Trung – Ấn không ổn định kể từ tháng 6.
Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên cáo buộc lẫn nhau kích động xúi giục gây chiến ở vùng Ladakh thuộc dãy Himalaya dưới hình thức băng qua đường biên giới lỏng lẻo trong khu vực địa hình khắc nghiệt.
Dù đã tiến hành một số vòng đàm phán về cả ngoại giao và quân sự, hai quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn chưa giải quyết được các tranh chấp biên giới đôi bên.
Điều gì đã xảy ra vào tháng 6?
Các báo cáo truyền thông cho biết quân đội hai nước đã đụng độ trên các rặng núi cao gần 4.300 mét trên địa hình dốc. Một số binh sĩ Ấn Độ đã bị rơi xuống dòng sông Galwan chảy xiết trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ dưới 0 độ.
Ít nhất 76 binh sĩ Ấn Độ đã bị thương ngoài 20 binh sĩ thiệt mạng. Phía Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ thông tin chính thức nào về thương vong của họ.
Cuộc giao tranh diễn ra mà không có bất kỳ tiếng súng nào do thỏa thuận cấm súng và chất nổ trong khu vực năm 1996.
Nguyên nhân cuộc xung đột
Ranh giới Kiểm soát Thực tế (the Line of Actual Control), được biết đến là biên giới tranh chấp giữa hai quốc gia, bị phân định một cách sơ sài. Công thêm sự hiện diện của sông, hồ và những tảng tuyết, đường biên giới Trung – Ấn tại khu vực này càng thêm mập mờ và dễ bị thay đổi.
Những người lính hai bên – đại diện cho hai trong số những quân đội lớn nhất trên thế giới, đối mặt với nhau tại nhiều khu vực. Ấn Độ đã cáo buộc Trung Quốc gửi hàng ngàn binh lính vào thung lũng Galwan Ladakh và nói rằng Trung Quốc chiếm 38,000 km2 lãnh thổ của mình. Một số vòng đàm phán trong ba thập kỷ vừa qua đã không giải quyết định các tranh chấp biên giới.
Cho đến nay, hai nước chỉ mới xảy ra một cuộc chiến. Đó là vào năm 1962 khi Ấn Độ chịu thất bại thảm hại.
Có một số lý do khiến Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng căng thẳng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên nguyên nhân gốc rễ nằm ở cạnh tranh địa chiến lược giữa hai bên. Hai quốc gia hiện đang không ngừng đổ lỗi cho nhau.
Con đường mới của Ấn Độ mà các chuyên gia cho là chạy dọc theo khu vực xa xôi và dễ bị tổn thương nhất tại biên giới ở Ladakh có thể thúc đẩy khả năng di chuyển người và vật một cách nhanh chóng trong trường hợp xảy ra xung đột.
Các chuyên gia cho rằng quyết định cải thiện tăng cường cơ sở hạ tầng của Ấn Độ dường như đã khiến Bắc Kinh tức giận.
Hoa Minh