giahamdzui
09-05-2020, 08:30 PM
Mỹ rút 62 triệu đô khỏi WHO, thực hiện các bước tiếp theo để rời tổ chức này
http://saigonecho.com/images/who_usa_2.jpg
Ảnh minh họa: Shutterstock.
Chính phủ Trump thông báo hôm thứ Năm (3/9) rằng Hoa Kỳ tuyên bố thực hiện “các bước tiếp theo” để rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bao gồm việc triệu hồi các quan chức Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) khỏi trụ sở của WHO và “tái phân bổ” các quỹ của Hoa Kỳ cho các tổ chức khác khi quan hệ với cơ quan y tế toàn cầu bị cắt đứt, theo Secretchina.
Tổng thống Trump đã tuyên bố vào tháng 5 rằng vì WHO đã không thay đổi cách phản ứng của cơ quan này đối với đại dịch viêm phổi ở Vũ Hán (Covid-19), giúp chính quyền Bắc Kinh che đậy sự bùng phát virus, Hoa Kỳ Sẽ rút khỏi tổ chức đang có tranh luận này.
Ông Trump cho biết vào thời điểm đó: “Bởi vì họ không thể thực hiện được các yêu cầu cải cách cấp bách, chúng tôi hôm nay sẽ chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới và phân bổ lại các quỹ này cho các tổ chức khác trên thế giới để đáp ứng nhu cầu y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu”.
Bước tiếp theo trong việc Mỹ rút khỏi WHO
Theo Fox News, Hoa Kỳ dự kiến sẽ hoàn thành việc rút lui trước tháng 7 năm sau.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus cho biết hôm thứ Năm rằng việc rút khỏi WHO “sẽ có hiệu lực vào ngày 6/7/2021”.
Là một phần của động thái này, hôm thứ Năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo về việc “tái phân bổ” các nguồn lực, bao gồm việc chuyển các khoản đóng góp còn lại từ năm tài chính 2020 cho Tổ chức Y tế Thế giới sang trả một phần các khoản đóng góp khác của Hoa Kỳ cho Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, vào tháng 7/2021, Hoa Kỳ sẽ giảm các liên hệ với Tổ chức Y tế Thế giới, bao gồm cả việc triệu hồi nhân sự của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khỏi trụ sở WHO, các văn phòng khu vực và văn phòng quốc gia, đồng thời “phân bổ lại các chuyên gia này”.
Bộ cho biết trong một tuyên bố: “(Tương lai) sự tham gia của Hoa Kỳ vào các cuộc họp kỹ thuật và sự kiện của WHO sẽ tùy thuộc vào tình hình”.
Đồng thời cho biết họ đã cố gắng tìm kiếm các đối tác “để thực hiện các hoạt động do WHO thực hiện trước đây”.
Hoa Kỳ luôn là nước đóng góp nhiều nhất cho WHO, tài trợ hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Sự rút lui của chính quyền Trump gây thiệt hại 62 triệu USD cho WHO.
Ban đầu, WHO dự kiến sẽ nhận được ít nhất 120 triệu đô la do Mỹ tài trợ trong năm tài chính 2020.
Trước khi Tổng thống Trump đóng băng ngân quỹ để đáp trả việc lãnh đạo WHO tung ra và khuếch đại thông tin sai lệch về đại dịch Vũ Hán của chính quyền Bắc Kinh, các quan chức WHO mới chỉ nhận được 58 triệu USD từ Hoa Kỳ.
Các quan chức chính phủ Mỹ ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump
Mặc dù việc rút lui này đã gây ra một số chỉ trích, các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng nó sẽ buộc thể chế này phải cải cách để giảm khả năng tác động chính trị bất lợi và do đó làm suy yếu phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
Nerissa Cook, một quan chức cấp cao của Cục các vấn đề tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với các phóng viên hôm thứ Tư (2/9):
“WHO cần cải tổ. Đầu tiên, tổ chức này phải chứng minh được sự độc lập của mình khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
“Và nó cần phải cải thiện khả năng chuẩn bị, ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với sự bùng phát của các mầm bệnh nguy hiểm”;
Cook nói rằng về vấn đề Bắc Kinh, “chúng tôi tin rằng WHO phải độc lập trong quá trình và thủ tục ứng phó với đại dịch”.
“Do đó, chúng tôi thúc đẩy sự minh bạch hơn và trách nhiệm giải trình cao hơn.
Hơn nữa, chúng tôi muốn thấy thông tin liên lạc nhanh hơn và chất lượng cao hơn khi đối mặt với đại dịch.
Chúng tôi muốn các quyết định dựa trên cơ sở khoa học hơn là các cân nhắc khác. Chúng tôi muốn thấy sự quản lý mạnh mẽ và tập trung vào việc ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh”.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ nhắc lại tuyên bố của chính quyền Trump rằng phản ứng của WHO đối với đại dịch và các cuộc khủng hoảng sức khỏe khác trong 10 năm qua đã “thất bại nghiêm trọng”.
Garrett Grigsby của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho biết:
“Ngay từ đầu, tôi nghĩ Hoa Kỳ luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO. Chúng tôi thực sự có ảnh hưởng đáng kể, nếu họ quan tâm đến việc Hoa Kỳ ở lại, họ sẽ xem xét nó và thương lượng một cách nghiêm túc”.
DKN
http://saigonecho.com/images/who_usa_2.jpg
Ảnh minh họa: Shutterstock.
Chính phủ Trump thông báo hôm thứ Năm (3/9) rằng Hoa Kỳ tuyên bố thực hiện “các bước tiếp theo” để rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bao gồm việc triệu hồi các quan chức Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) khỏi trụ sở của WHO và “tái phân bổ” các quỹ của Hoa Kỳ cho các tổ chức khác khi quan hệ với cơ quan y tế toàn cầu bị cắt đứt, theo Secretchina.
Tổng thống Trump đã tuyên bố vào tháng 5 rằng vì WHO đã không thay đổi cách phản ứng của cơ quan này đối với đại dịch viêm phổi ở Vũ Hán (Covid-19), giúp chính quyền Bắc Kinh che đậy sự bùng phát virus, Hoa Kỳ Sẽ rút khỏi tổ chức đang có tranh luận này.
Ông Trump cho biết vào thời điểm đó: “Bởi vì họ không thể thực hiện được các yêu cầu cải cách cấp bách, chúng tôi hôm nay sẽ chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới và phân bổ lại các quỹ này cho các tổ chức khác trên thế giới để đáp ứng nhu cầu y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu”.
Bước tiếp theo trong việc Mỹ rút khỏi WHO
Theo Fox News, Hoa Kỳ dự kiến sẽ hoàn thành việc rút lui trước tháng 7 năm sau.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus cho biết hôm thứ Năm rằng việc rút khỏi WHO “sẽ có hiệu lực vào ngày 6/7/2021”.
Là một phần của động thái này, hôm thứ Năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thông báo về việc “tái phân bổ” các nguồn lực, bao gồm việc chuyển các khoản đóng góp còn lại từ năm tài chính 2020 cho Tổ chức Y tế Thế giới sang trả một phần các khoản đóng góp khác của Hoa Kỳ cho Liên Hợp Quốc.
Ngoài ra, vào tháng 7/2021, Hoa Kỳ sẽ giảm các liên hệ với Tổ chức Y tế Thế giới, bao gồm cả việc triệu hồi nhân sự của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khỏi trụ sở WHO, các văn phòng khu vực và văn phòng quốc gia, đồng thời “phân bổ lại các chuyên gia này”.
Bộ cho biết trong một tuyên bố: “(Tương lai) sự tham gia của Hoa Kỳ vào các cuộc họp kỹ thuật và sự kiện của WHO sẽ tùy thuộc vào tình hình”.
Đồng thời cho biết họ đã cố gắng tìm kiếm các đối tác “để thực hiện các hoạt động do WHO thực hiện trước đây”.
Hoa Kỳ luôn là nước đóng góp nhiều nhất cho WHO, tài trợ hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Sự rút lui của chính quyền Trump gây thiệt hại 62 triệu USD cho WHO.
Ban đầu, WHO dự kiến sẽ nhận được ít nhất 120 triệu đô la do Mỹ tài trợ trong năm tài chính 2020.
Trước khi Tổng thống Trump đóng băng ngân quỹ để đáp trả việc lãnh đạo WHO tung ra và khuếch đại thông tin sai lệch về đại dịch Vũ Hán của chính quyền Bắc Kinh, các quan chức WHO mới chỉ nhận được 58 triệu USD từ Hoa Kỳ.
Các quan chức chính phủ Mỹ ủng hộ quyết định của Tổng thống Trump
Mặc dù việc rút lui này đã gây ra một số chỉ trích, các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng nó sẽ buộc thể chế này phải cải cách để giảm khả năng tác động chính trị bất lợi và do đó làm suy yếu phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
Nerissa Cook, một quan chức cấp cao của Cục các vấn đề tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với các phóng viên hôm thứ Tư (2/9):
“WHO cần cải tổ. Đầu tiên, tổ chức này phải chứng minh được sự độc lập của mình khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
“Và nó cần phải cải thiện khả năng chuẩn bị, ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với sự bùng phát của các mầm bệnh nguy hiểm”;
Cook nói rằng về vấn đề Bắc Kinh, “chúng tôi tin rằng WHO phải độc lập trong quá trình và thủ tục ứng phó với đại dịch”.
“Do đó, chúng tôi thúc đẩy sự minh bạch hơn và trách nhiệm giải trình cao hơn.
Hơn nữa, chúng tôi muốn thấy thông tin liên lạc nhanh hơn và chất lượng cao hơn khi đối mặt với đại dịch.
Chúng tôi muốn các quyết định dựa trên cơ sở khoa học hơn là các cân nhắc khác. Chúng tôi muốn thấy sự quản lý mạnh mẽ và tập trung vào việc ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với dịch bệnh”.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ nhắc lại tuyên bố của chính quyền Trump rằng phản ứng của WHO đối với đại dịch và các cuộc khủng hoảng sức khỏe khác trong 10 năm qua đã “thất bại nghiêm trọng”.
Garrett Grigsby của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho biết:
“Ngay từ đầu, tôi nghĩ Hoa Kỳ luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho WHO. Chúng tôi thực sự có ảnh hưởng đáng kể, nếu họ quan tâm đến việc Hoa Kỳ ở lại, họ sẽ xem xét nó và thương lượng một cách nghiêm túc”.
DKN