duyanh
08-26-2020, 12:11 PM
Trung Quốc: Lũ lụt tàn phá đất hiếm, phân bón và các ngành kinh doanh khác
Nền kinh tế đang phục hồi sau phong toả do virus corona của Trung Quốc hiện lại bị đe dọa bởi những trận lụt lớn.
https://media.gettyimages.com/photos/this-aerial-photo-taken-on-august-19-2020-shows-a-flooded-area-in-picture-id1228117590?s=2048x2048
Liên tiếp các trận lũ lụt kéo dài hàng tuần dọc sông Dương Tử, tuyến đường thuỷ dài nhất Trung Quốc, đã làm tê liệt sản xuất hàng hoá, đè nặng lên nền kinh tế vốn đang gánh chịu nhiều khó khăn bởi suy thoái do đại dịch virus corona.
Theo tờ Nikkei, dù các nhà chức trách không tiết lộ tổng thiệt hại kinh tế do mưa lũ gây ra từ tháng Sáu, một số công ty đã bị nước lũ nhấn chìm các nhà xưởng và phải dừng hoạt động.
Cụ thể, công ty khai thác và chế biến đất hiếm Shenghe Resources có trụ sở ở Tứ Xuyên, một trong số các công ty sản xuất đất hiếm của Trung Quốc, hôm 19/8 cho biết lũ lụt đã phá hoại tài sản cố định, gồm cả thiết bị và hàng tồn kho tại hai nhà máy của công ty.
Theo ước tính ban đầu, thiệt hại có thể từ 390 đến 520 triệu nhân dân tệ (56-57 triệu đôla), mặc dù nước lũ đã ngăn cản nhân viên công ty đến cơ sở để đánh giá tình trạng hư hỏng thực tế.
Năm 2019, một trong hai nhà máy của công ty đã sản xuất 28.227 tấn đất hiếm saline, chiếm khoảng 8% thu nhập hoạt động của cả tập đoàn. Nguyên liệu này là một trong 17 kim loại quan trọng trong sản xuất điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác. Hôm 24/8, giá cổ phiếu của công ty đã giảm xuống còn 7,90 nhân dân tệ, thấp hơn 11% so với tuần trước.
Công ty công nghệ sinh học Hebang Tứ Xuyên, một công ty sản xuất phân bón, hôm 20/8 thông báo nhà máy của họ đã bị nhấn chìm. Thiệt hại về dây chuyền sản xuất và hàng tồn kho ước tính 350 triệu nhân dân tệ.
Theo phân tích của Everbright, công ty công ty công nghệ sinh học Hebang Tứ Xuyên và Tập đoàn Fuhua chiếm tới 24% sản xuất quặng phốt phát của Trung Quốc. Ngoài ra, hiện cũng chưa xác định được khi nào sản xuất sẽ có thể bắt đầu trở lại. Quặng phốt phát là một loại khoáng chất được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất phân bón và thức ăn gia súc.
> Thiên tượng triều đại diệt vong: Nhật thực, động đất, lũ lụt, ôn dịch, châu chấu
Lũ lụt cũng ảnh hưởng đến nhà sản xuất đồ da Sichuan Zhenjing, với 157.000 m2 nhà xưởng bị chìm trong nước. Là nhà cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất tô tô và giày da, công ty nói rằng sẽ phải mất ba tháng mới có thể phục hồi hoạt động.
Mưa lớn đã ảnh hướng đến hàng triệu người dân sinh sống dọc sông Dương Tử chảy ngang qua miền trung Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường tuần trước đã đến thăm những vùng bị ảnh hưởng, hứa hẹn kiểm soát lũ lụt và hỗ trợ về kinh tế.
Dù nhiều đập thuỷ điện trong nước, tiêu biểu là đập Tam Hiệp ở tỉnh Hà Bắc, có thể chịu được mức nước cao, người dân ở hạ lưu vẫn sống trong lo âu. Hè năm nay, đập Tam Hiệp đã phải chống chọi dòng chảy ở mức kỷ lục với mức lên tới 75.000m3/giây vào hôm 20/8.
Bộ Quản lý Trình trạng Khẩn cấp hôm 20/8 đã cảnh báo mực nước dọc các tuyến đường thuỷ vẫn còn cao và yêu cầu chính quyền các địa phương tiếp tục cảnh giác với mưa lũ.
Mưa lũ chưa qua, một trận bão khác lại đang tràn đến. Cơ quan khí tượng Trung Quốc hôm 25/8 đã đưa ra cảnh báo về cơn bão Bavi, dự kiến sẽ đổ bộ vào khu vực phía nam đất nước vào hôm nay 26/8.
Trung Quốc đã ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng tốt hơn dự kiến ở mức 3,2% trong Quý II, nhưng một số nhà kinh tế hiện đang nghi ngờ liệu tiến độ này có thể duy trì được hay không. Cơ quan xếp hạng tín dụng Global S&P trong một báo cáo hôm 17/8 cho biết dữ liệu kinh tế trong tháng Bảy chỉ ra rằng tăng trưởng nói trên phụ thuộc chủ yếu vào hỗ trợ của chính phủ.
Ngân Hà (theo Nikkei)
Nền kinh tế đang phục hồi sau phong toả do virus corona của Trung Quốc hiện lại bị đe dọa bởi những trận lụt lớn.
https://media.gettyimages.com/photos/this-aerial-photo-taken-on-august-19-2020-shows-a-flooded-area-in-picture-id1228117590?s=2048x2048
Liên tiếp các trận lũ lụt kéo dài hàng tuần dọc sông Dương Tử, tuyến đường thuỷ dài nhất Trung Quốc, đã làm tê liệt sản xuất hàng hoá, đè nặng lên nền kinh tế vốn đang gánh chịu nhiều khó khăn bởi suy thoái do đại dịch virus corona.
Theo tờ Nikkei, dù các nhà chức trách không tiết lộ tổng thiệt hại kinh tế do mưa lũ gây ra từ tháng Sáu, một số công ty đã bị nước lũ nhấn chìm các nhà xưởng và phải dừng hoạt động.
Cụ thể, công ty khai thác và chế biến đất hiếm Shenghe Resources có trụ sở ở Tứ Xuyên, một trong số các công ty sản xuất đất hiếm của Trung Quốc, hôm 19/8 cho biết lũ lụt đã phá hoại tài sản cố định, gồm cả thiết bị và hàng tồn kho tại hai nhà máy của công ty.
Theo ước tính ban đầu, thiệt hại có thể từ 390 đến 520 triệu nhân dân tệ (56-57 triệu đôla), mặc dù nước lũ đã ngăn cản nhân viên công ty đến cơ sở để đánh giá tình trạng hư hỏng thực tế.
Năm 2019, một trong hai nhà máy của công ty đã sản xuất 28.227 tấn đất hiếm saline, chiếm khoảng 8% thu nhập hoạt động của cả tập đoàn. Nguyên liệu này là một trong 17 kim loại quan trọng trong sản xuất điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác. Hôm 24/8, giá cổ phiếu của công ty đã giảm xuống còn 7,90 nhân dân tệ, thấp hơn 11% so với tuần trước.
Công ty công nghệ sinh học Hebang Tứ Xuyên, một công ty sản xuất phân bón, hôm 20/8 thông báo nhà máy của họ đã bị nhấn chìm. Thiệt hại về dây chuyền sản xuất và hàng tồn kho ước tính 350 triệu nhân dân tệ.
Theo phân tích của Everbright, công ty công ty công nghệ sinh học Hebang Tứ Xuyên và Tập đoàn Fuhua chiếm tới 24% sản xuất quặng phốt phát của Trung Quốc. Ngoài ra, hiện cũng chưa xác định được khi nào sản xuất sẽ có thể bắt đầu trở lại. Quặng phốt phát là một loại khoáng chất được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất phân bón và thức ăn gia súc.
> Thiên tượng triều đại diệt vong: Nhật thực, động đất, lũ lụt, ôn dịch, châu chấu
Lũ lụt cũng ảnh hưởng đến nhà sản xuất đồ da Sichuan Zhenjing, với 157.000 m2 nhà xưởng bị chìm trong nước. Là nhà cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất tô tô và giày da, công ty nói rằng sẽ phải mất ba tháng mới có thể phục hồi hoạt động.
Mưa lớn đã ảnh hướng đến hàng triệu người dân sinh sống dọc sông Dương Tử chảy ngang qua miền trung Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường tuần trước đã đến thăm những vùng bị ảnh hưởng, hứa hẹn kiểm soát lũ lụt và hỗ trợ về kinh tế.
Dù nhiều đập thuỷ điện trong nước, tiêu biểu là đập Tam Hiệp ở tỉnh Hà Bắc, có thể chịu được mức nước cao, người dân ở hạ lưu vẫn sống trong lo âu. Hè năm nay, đập Tam Hiệp đã phải chống chọi dòng chảy ở mức kỷ lục với mức lên tới 75.000m3/giây vào hôm 20/8.
Bộ Quản lý Trình trạng Khẩn cấp hôm 20/8 đã cảnh báo mực nước dọc các tuyến đường thuỷ vẫn còn cao và yêu cầu chính quyền các địa phương tiếp tục cảnh giác với mưa lũ.
Mưa lũ chưa qua, một trận bão khác lại đang tràn đến. Cơ quan khí tượng Trung Quốc hôm 25/8 đã đưa ra cảnh báo về cơn bão Bavi, dự kiến sẽ đổ bộ vào khu vực phía nam đất nước vào hôm nay 26/8.
Trung Quốc đã ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng tốt hơn dự kiến ở mức 3,2% trong Quý II, nhưng một số nhà kinh tế hiện đang nghi ngờ liệu tiến độ này có thể duy trì được hay không. Cơ quan xếp hạng tín dụng Global S&P trong một báo cáo hôm 17/8 cho biết dữ liệu kinh tế trong tháng Bảy chỉ ra rằng tăng trưởng nói trên phụ thuộc chủ yếu vào hỗ trợ của chính phủ.
Ngân Hà (theo Nikkei)