duyanh
08-25-2020, 12:15 PM
Nhà nghiên cứu NASA bị bắt vì cáo buộc che giấu mối quan hệ với Trung Quốc
Theo thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ hôm 24/8, một giáo sư tại Đại học Texas A&M (TAMU) vừa bị bắt với cáo buộc che giấu các khoản tài trợ từ Trung Quốc trong khi đang làm việc với tư cách là nhà nghiên cứu cho NASA.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/08/1598323190-5f4479f648323.jpg
Giới thiệu về ông Thành Chính Đông trên website của trường TAMU
Theo cáo buộc, ông Thành Chính Đông (Cheng Zhengdong), 53 tuổi, giáo sư kỹ thuật tại TAMU trong nhiều năm đã cố tình che giấu mối quan hệ của mình với các trường đại học Trung Quốc, một công ty Trung Quốc, và Kế hoạch “ngàn nhân tài” được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Người này đồng thời dẫn đầu một nhóm nghiên cứu cho NASA. Theo các điều khoản tài trợ từ NASA, ông Thành bị cấm cộng tác với các tổ chức của Trung Quốc.
Các công tố viên cho biết ông Thành có thể tiếp cận các tài nguyên của NASA liên quan đến Trạm Vũ trụ Quốc tế và tận dụng điều đó để nâng cao vị trí của mình tại trường đại học Trung Quốc. Họ cho biết cá nhân ông Thành đã nhận được 86.000 đôla tài trợ từ NASA. Ông cũng là thành viên của một nhóm khác đã nhận được khoản tài trợ 747.000 đôla từ tổ chức này.
Ông Thành bị bắt hôm 23/8 và bị buộc tội thông đồng, gian lận tài chính và khai báo sai. Ông có thể phải đối mặt với mức án tối đa là 20 năm tù nếu bị kết tội gian lận tài chính và tối đa là 5 năm cho mỗi tội danh còn lại.
Đây là vụ bắt giữ mới nhất trong một chuỗi các vụ truy tố chống lại các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ bị cáo buộc che giấu mối liên hệ của họ với các tổ chức và kế hoạch tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc trong khi vẫn nhận các khoản trợ cấp tại Mỹ. Các quan chức Mỹ từ lâu đã cảnh báo về các chương trình tuyển dụng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn như Kế hoạch “Ngàn nhân tài” khuyến khích các nhà khoa học và nhà nghiên cứu nước ngoài chuyển giao công nghệ và bí quyết cho Trung Quốc.
“Trung Quốc đang xây dựng một nền kinh tế và các thể chế học thuật bằng những viên gạch bị đánh cắp từ những người khác trên khắp thế giới,” Luật sư Hoa Kỳ Ryan K. Patrick cho Quận phía Nam của Texas cho biết.
“Trong khi 1,4 triệu nhà nghiên cứu và học giả nước ngoài đến Hoa Kỳ vì những lý do chính đáng, chương trình nhân tài của Trung Quốc khai thác điều này của chúng ta. Những gian lận này phải được tiết lộ,” ông nói.
Ông Thành là giám đốc của Viện Vật chất mềm tại Đại học Công nghệ Quảng Đông (GDUT) ở thành phố Quảng Châu từ năm 2012 đến năm 2018, và được tuyển dụng theo diện “đặc biệt” tại GDUT từ năm 2011. Các tài liệu của tòa án cho biết vai trò giám đốc đã mang lại cho ông 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng (1.400 USD), còn vai trò “người làm thuê đặc biệt” kiếm cho ông Thành 412.000 nhân dân tệ (59.600 USD) từ năm 2011 đến năm 2016.
Từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2019, ông Thành cũng được thuê làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam (SUST), nơi trả cho ông mức lương hàng tháng là 50.000 nhân dân tệ (7.200 USD) cộng với phụ cấp nhà ở và đi lại. SUST cũng cung cấp cho ông một khoản 100.000 nhân dân tệ (14.450 đôla) mỗi ba tháng một lần cho các nghiên cứu của ông.
Vào năm 2014, ông Thành đồng sáng lập một công ty Trung Quốc – Công ty Công nghệ Ge Wei ở thành phố Phật Sơn – chuyên thiết kế và sản xuất chip microfluidic và có liên kết với GDUT.
Các công tố viên cho biết ông Thành cũng là một người tham gia vào hai kế hoạch nhân tài của Trung Quốc và đã nộp đơn cho Kế hoạch “Ngàn nhân tài” tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở thành phố Hợp Phì.
Theo đơn khiếu nại lên toà án, ông Thành đã nói dối TAMU và NASA về những mối liên hệ này.
Đầu năm nay, cựu chủ nhiệm Khoa hóa học của Đại học Harvard, Charles Lieber, cũng đã bị truy tố với cáo buộc liên quan đến khai báo sai sự thật về việc ông tham gia Kế hoạch “Ngàn nhân tài” và đã nhận 2,25 triệu đôla Mỹ tài trợ từ Trung Quốc trong ba năm. Trong khi đó, ông Lieber đã nhận được hơn 15 triệu đôla tài trợ của liên bang kể từ năm 2008.
Vào tháng 7, giáo sư lâu năm của Đại học Arkansas Simon Saw-Teong Ang cũng đã bị truy tố về 42 tội danh liên quan đến gian lận tài chính vì đã không tiết lộ mối quan hệ của mình với Kế hoạch “Ngàn Nhân tài” trong khi nhận tài trợ từ NASA.
Theo The Epoch Times
Theo thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ hôm 24/8, một giáo sư tại Đại học Texas A&M (TAMU) vừa bị bắt với cáo buộc che giấu các khoản tài trợ từ Trung Quốc trong khi đang làm việc với tư cách là nhà nghiên cứu cho NASA.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/08/1598323190-5f4479f648323.jpg
Giới thiệu về ông Thành Chính Đông trên website của trường TAMU
Theo cáo buộc, ông Thành Chính Đông (Cheng Zhengdong), 53 tuổi, giáo sư kỹ thuật tại TAMU trong nhiều năm đã cố tình che giấu mối quan hệ của mình với các trường đại học Trung Quốc, một công ty Trung Quốc, và Kế hoạch “ngàn nhân tài” được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn. Người này đồng thời dẫn đầu một nhóm nghiên cứu cho NASA. Theo các điều khoản tài trợ từ NASA, ông Thành bị cấm cộng tác với các tổ chức của Trung Quốc.
Các công tố viên cho biết ông Thành có thể tiếp cận các tài nguyên của NASA liên quan đến Trạm Vũ trụ Quốc tế và tận dụng điều đó để nâng cao vị trí của mình tại trường đại học Trung Quốc. Họ cho biết cá nhân ông Thành đã nhận được 86.000 đôla tài trợ từ NASA. Ông cũng là thành viên của một nhóm khác đã nhận được khoản tài trợ 747.000 đôla từ tổ chức này.
Ông Thành bị bắt hôm 23/8 và bị buộc tội thông đồng, gian lận tài chính và khai báo sai. Ông có thể phải đối mặt với mức án tối đa là 20 năm tù nếu bị kết tội gian lận tài chính và tối đa là 5 năm cho mỗi tội danh còn lại.
Đây là vụ bắt giữ mới nhất trong một chuỗi các vụ truy tố chống lại các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ bị cáo buộc che giấu mối liên hệ của họ với các tổ chức và kế hoạch tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc trong khi vẫn nhận các khoản trợ cấp tại Mỹ. Các quan chức Mỹ từ lâu đã cảnh báo về các chương trình tuyển dụng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn như Kế hoạch “Ngàn nhân tài” khuyến khích các nhà khoa học và nhà nghiên cứu nước ngoài chuyển giao công nghệ và bí quyết cho Trung Quốc.
“Trung Quốc đang xây dựng một nền kinh tế và các thể chế học thuật bằng những viên gạch bị đánh cắp từ những người khác trên khắp thế giới,” Luật sư Hoa Kỳ Ryan K. Patrick cho Quận phía Nam của Texas cho biết.
“Trong khi 1,4 triệu nhà nghiên cứu và học giả nước ngoài đến Hoa Kỳ vì những lý do chính đáng, chương trình nhân tài của Trung Quốc khai thác điều này của chúng ta. Những gian lận này phải được tiết lộ,” ông nói.
Ông Thành là giám đốc của Viện Vật chất mềm tại Đại học Công nghệ Quảng Đông (GDUT) ở thành phố Quảng Châu từ năm 2012 đến năm 2018, và được tuyển dụng theo diện “đặc biệt” tại GDUT từ năm 2011. Các tài liệu của tòa án cho biết vai trò giám đốc đã mang lại cho ông 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng (1.400 USD), còn vai trò “người làm thuê đặc biệt” kiếm cho ông Thành 412.000 nhân dân tệ (59.600 USD) từ năm 2011 đến năm 2016.
Từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2019, ông Thành cũng được thuê làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam (SUST), nơi trả cho ông mức lương hàng tháng là 50.000 nhân dân tệ (7.200 USD) cộng với phụ cấp nhà ở và đi lại. SUST cũng cung cấp cho ông một khoản 100.000 nhân dân tệ (14.450 đôla) mỗi ba tháng một lần cho các nghiên cứu của ông.
Vào năm 2014, ông Thành đồng sáng lập một công ty Trung Quốc – Công ty Công nghệ Ge Wei ở thành phố Phật Sơn – chuyên thiết kế và sản xuất chip microfluidic và có liên kết với GDUT.
Các công tố viên cho biết ông Thành cũng là một người tham gia vào hai kế hoạch nhân tài của Trung Quốc và đã nộp đơn cho Kế hoạch “Ngàn nhân tài” tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở thành phố Hợp Phì.
Theo đơn khiếu nại lên toà án, ông Thành đã nói dối TAMU và NASA về những mối liên hệ này.
Đầu năm nay, cựu chủ nhiệm Khoa hóa học của Đại học Harvard, Charles Lieber, cũng đã bị truy tố với cáo buộc liên quan đến khai báo sai sự thật về việc ông tham gia Kế hoạch “Ngàn nhân tài” và đã nhận 2,25 triệu đôla Mỹ tài trợ từ Trung Quốc trong ba năm. Trong khi đó, ông Lieber đã nhận được hơn 15 triệu đôla tài trợ của liên bang kể từ năm 2008.
Vào tháng 7, giáo sư lâu năm của Đại học Arkansas Simon Saw-Teong Ang cũng đã bị truy tố về 42 tội danh liên quan đến gian lận tài chính vì đã không tiết lộ mối quan hệ của mình với Kế hoạch “Ngàn Nhân tài” trong khi nhận tài trợ từ NASA.
Theo The Epoch Times