duyanh
08-22-2020, 12:23 PM
TQ: Lũ lụt nghiêm trọng ở Trùng Khánh, “ngồi trên tàu điện mà như ngồi thuyền”
“Trận lũ số 5 trên sông Dương Tử” và “trận lũ số 2 trên sông Gia Lăng” đồng thời đi qua thành phố Trùng Khánh vào ngày 19/8 và đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Trung tâm thành phố Trùng Khánh và các điểm tham quan nổi tiếng đều bị nước lũ nhấn chìm.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2020/08/lu-lut-trung-khanh.jpg
Ngày 19/8, lũ lụt nghiêm trọng ở Trùng Khánh, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng bị ngập, ngồi trên tàu cứ tưởng như ngồi trên thuyền. (Ảnh: NTDTV)
Vào 2 giờ chiều ngày 18/8, Trùng Khánh đã khởi động công tác ứng phó khẩn cấp để phòng chống lũ lụt cấp 1 lần đầu tiên trong lịch sử. Vào lúc 9 giờ tối ngày 19/8, mực nước tại Trạm Thủy văn Thốn Than cao tới 190,65 mét, lưu lượng nước đạt 74.200 mét khối mỗi giây, mức độ gần như trận lũ năm 1981.
Trung tâm thành phố Trùng Khánh bị ngập lụt nghiêm trọng, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Triêu Thiên Môn, Hồng Nhai Động và Từ Khí Khẩu đều bị ngập nước. Vào ngày 19/8, tại điểm tham quan “Triêu Thiên Môn” chỉ còn lại ba chữ “Triêu Thiên Môn” trên cổng vào, đến ngày 20, thì cổng Triêu Thiên Môn bị ngập hoàn toàn.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2020/08/cong-trieu-thien-mon.jpg
Điểm tham quan “Triêu Thiên Môn” chìm trong lũm chỉ còn lại ba chữ “Triêu Thiên Môn” trên cổng vào. (Ảnh: NTDTV)
Theo người dân địa phương, tại bến tàu “Triêu Thiên Môn”, cầu tàu gần như đã ngang bằng so với mặt đường, nước lũ tràn qua đường dành cho người đi bộ và khu vực cổng thành. Ở bên kia sông, công viên bờ sông Giang Bắc Chủy đã bị ngập lụt. Một sợi dây dài được căng dọc theo bờ sông để ngăn người dân đi vào khu vực nguy hiểm.
Các điểm tham quan nổi tiếng trên mạng Internet như Hồng Nhai động và Từ Khí Khẩu cũng bị ngập lụt. Khu thắng cảnh Phố cổ Từ Khí Khẩu đã tạm dừng đón tiếp khách du lịch vào lúc 7 giờ 30 phút tối ngày 18/8 và thời gian khôi phục sẽ được thông báo sau.
“Mở cửa hàng 6 năm ở đây rồi, đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến trận lụt lớn như vậy”. Bà Lưu, chủ của một cửa hàng thủ công mỹ nghệ ở Phố cổ Từ Khí Khẩu nói. Tất cả các cửa hàng ở vùng trũng của Từ Khí Khẩu đều ngập hết, chỉ còn nhìn thấy mỗi biển hiệu.
Khu thắng cảnh Hồng Nhai Động tiếp giáp với sông Gia Lăng, cách Triêu Thiên Môn không xa – nơi giao nhau của sông Dương Tử và sông Gia Lăng. Vào ngày 18/8, tất cả các cơ sở kinh doanh bên dưới tầng ba của Hồng Nhai Động đã được sơ tán. Đến ngày 19, khi đỉnh lũ đi qua, hầm để xe của khu thắng cảnh bị ngập hoàn toàn, ki-ốt ở tầng 1 cũng ngập chỉ còn thấy đỉnh.
Nhiều du khách đến chụp ảnh và nhìn thấy cảnh tượng lũ đi qua Hồng Nhai Động. Anh Cao, một công dân của thành phố Trùng Khánh nói rằng, đây là lần đầu tiên anh thấy lũ lụt như vậy ở Hồng Nhai Động.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2020/08/lu-lut-trung-khanh-2.jpg
Đường Nam Tân ở trung tâm Trùng Khánh gần như bị ngập hoàn toàn. (Ảnh: TH)
Những hình ảnh và video do người dân địa phương chụp lại cho thấy đường Nam Tân ở trung tâm thành phố gần như bị ngập hoàn toàn, chỉ còn lộ ra một góc biển báo, nước lũ tràn thẳng vào sảnh của khách sạn Sheraton ở Trùng Khánh trông khá đáng sợ.
Hình ảnh từ trên cao chụp xuống của một người dân cho thấy đường sắt Trùng Khánh giống như một đoàn tàu nước. Cô Khâu, cư dân tại thành phố Trùng Khánh nói: “Ngồi trên tàu điện mà giống như ngồi thuyền vậy”.
Vào lúc 1 giờ chiều ngày 19, cô Khâu ngồi trên đường sắt nhẹ Trùng Khánh tuyến số 3 vừa ra khỏi ga Hoa Tân đã chứng kiến cảnh tượng lũ ào ạt trên sông Gia Lăng, các hành khách trên tàu đều kinh ngạc thốt lên “ôi”; “Cây cối đều ngập hết chỉ còn lại mỗi ngọn”; “Hầm cầu sắp ngập hết rồi”; “Nước lớn quá, thật đáng sợ!”
Vào đêm 19/8, Trùng Khánh đã ra thông báo khẩn cấp yêu cầu tất cả cư dân ở phố cổ có nhà từ tầng ba trở xuống toàn bộ sơ tán. Cảnh báo lũ lụt do Cục thủy lợi Trùng Khánh đưa ra cho biết, vào ngày 20/8 trên đoạn sông Dương Tử ở Trùng Khánh sẽ xuất hiện mực nước cao nhất.
Tỉnh Tứ Xuyên gần đây lại hứng chịu những trận mưa lớn, và mực nước ở 3 con sông: sông Dân, sông Thanh Y và sông Đại Độ đã dâng cao đột ngột. Tình hình của thành phố Lạc Sơn ở chỗ giao hội giữa 3 con sông đang rất nguy cấp. Tượng Phật khổng lồ Lạc Sơn bằng đá cao nhất thế giới với chiều cao 71 mét đã bị ngập đến ngón chân. Kể từ năm 1949 tới nay, đây là lần đầu tiên tượng Phật khổng lồ Lạc Sơn bị ngập đến tận “ngón chân”. Hiện tại khu danh thắng đã bị đóng cửa.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2020/08/dai-hong-thuy-de-den-chan-tuong-dai-phat.jpg
Tượng Phật khổng lồ Lạc Sơn bằng đá cao nhất thế giới với chiều cao 71 mét đã bị ngập đến ngón chân. (Ảnh: NTDTV)
Lũ lụt đã gây ra thiệt hại nặng nề cho công ty cổ phần Shenghe Resources holding của Trung Quốc, với hoạt động kinh doanh chính là nấu chảy, phân tách và chế biến sâu đất hiếm. Thông báo của Shenghe Resources holding vào tối ngày 18/8 chỉ ra rằng, các công ty con “Lạc Sơn Thịnh Hòa” và “Nhuận Hòa Thôi Hóa” đặt tại quận Ngũ Thông Kiều, thành phố Lạc Sơn đã gặp phải trận lụt lớn trăm năm có một, khiến nhà máy bị ngập và phải sơ tán toàn bộ nhân sự. Thiệt hại tối đa khoảng 550 triệu nhân dân tệ. Trận lụt này đã trực tiếp quét sạch lợi nhuận ròng của công ty trong gần hai năm qua, thậm chí có thể còn hơn thế nữa.
Hiện lũ ở thượng nguồn sông Dương Tử đang đổ về hạ lưu, ngày 19/8, đỉnh lũ đã bắt đầu vào hồ chứa Tam Hiệp, lưu lượng đỉnh lũ lên tới 74.000 mét khối mỗi giây. Đập Tam Hiệp đã mở 10 cửa xả lũ, và lưu lượng xả lên tới 48.000 mét khối mỗi giây.
Từ tháng 6, sông Dương Tử liên tục bị ngập lụt, tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh ở thượng lưu đập Tam Hiệp đã bị ngập lụt nhiều lần, và các thành phố như Nghi Xương và Vũ Hán ở Hồ Bắc cũng bị ngập ở hạ lưu.
Trước đó, để ngăn lũ lụt tràn vào tỉnh Hà Nam và Giang Tô, chính quyền đã xả lũ vào tỉnh An Huy, gây ngập lụt đất nông nghiệp, vườn cây ăn quả và nhà dân. Người dân An Huy buộc phải hứng chịu lũ lụt và thiệt hại khủng khiếp. Trong một đoạn video lan truyền trên mạng, một số người nói trong bi phẫn: “Chúng tôi ở An Huy đã phải trả giá quá đắt để bảo vệ Hà Nam và Giang Tô. Nếu sau khi lũ đi qua mà có người An Huy đến cửa nhà bạn xin cơm, xin bạn hãy cho anh ta một bát cơm nhé!.”
Minh Huy (Theo NTDTV)
“Trận lũ số 5 trên sông Dương Tử” và “trận lũ số 2 trên sông Gia Lăng” đồng thời đi qua thành phố Trùng Khánh vào ngày 19/8 và đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Trung tâm thành phố Trùng Khánh và các điểm tham quan nổi tiếng đều bị nước lũ nhấn chìm.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2020/08/lu-lut-trung-khanh.jpg
Ngày 19/8, lũ lụt nghiêm trọng ở Trùng Khánh, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng bị ngập, ngồi trên tàu cứ tưởng như ngồi trên thuyền. (Ảnh: NTDTV)
Vào 2 giờ chiều ngày 18/8, Trùng Khánh đã khởi động công tác ứng phó khẩn cấp để phòng chống lũ lụt cấp 1 lần đầu tiên trong lịch sử. Vào lúc 9 giờ tối ngày 19/8, mực nước tại Trạm Thủy văn Thốn Than cao tới 190,65 mét, lưu lượng nước đạt 74.200 mét khối mỗi giây, mức độ gần như trận lũ năm 1981.
Trung tâm thành phố Trùng Khánh bị ngập lụt nghiêm trọng, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Triêu Thiên Môn, Hồng Nhai Động và Từ Khí Khẩu đều bị ngập nước. Vào ngày 19/8, tại điểm tham quan “Triêu Thiên Môn” chỉ còn lại ba chữ “Triêu Thiên Môn” trên cổng vào, đến ngày 20, thì cổng Triêu Thiên Môn bị ngập hoàn toàn.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2020/08/cong-trieu-thien-mon.jpg
Điểm tham quan “Triêu Thiên Môn” chìm trong lũm chỉ còn lại ba chữ “Triêu Thiên Môn” trên cổng vào. (Ảnh: NTDTV)
Theo người dân địa phương, tại bến tàu “Triêu Thiên Môn”, cầu tàu gần như đã ngang bằng so với mặt đường, nước lũ tràn qua đường dành cho người đi bộ và khu vực cổng thành. Ở bên kia sông, công viên bờ sông Giang Bắc Chủy đã bị ngập lụt. Một sợi dây dài được căng dọc theo bờ sông để ngăn người dân đi vào khu vực nguy hiểm.
Các điểm tham quan nổi tiếng trên mạng Internet như Hồng Nhai động và Từ Khí Khẩu cũng bị ngập lụt. Khu thắng cảnh Phố cổ Từ Khí Khẩu đã tạm dừng đón tiếp khách du lịch vào lúc 7 giờ 30 phút tối ngày 18/8 và thời gian khôi phục sẽ được thông báo sau.
“Mở cửa hàng 6 năm ở đây rồi, đây là lần đầu tiên tôi chứng kiến trận lụt lớn như vậy”. Bà Lưu, chủ của một cửa hàng thủ công mỹ nghệ ở Phố cổ Từ Khí Khẩu nói. Tất cả các cửa hàng ở vùng trũng của Từ Khí Khẩu đều ngập hết, chỉ còn nhìn thấy mỗi biển hiệu.
Khu thắng cảnh Hồng Nhai Động tiếp giáp với sông Gia Lăng, cách Triêu Thiên Môn không xa – nơi giao nhau của sông Dương Tử và sông Gia Lăng. Vào ngày 18/8, tất cả các cơ sở kinh doanh bên dưới tầng ba của Hồng Nhai Động đã được sơ tán. Đến ngày 19, khi đỉnh lũ đi qua, hầm để xe của khu thắng cảnh bị ngập hoàn toàn, ki-ốt ở tầng 1 cũng ngập chỉ còn thấy đỉnh.
Nhiều du khách đến chụp ảnh và nhìn thấy cảnh tượng lũ đi qua Hồng Nhai Động. Anh Cao, một công dân của thành phố Trùng Khánh nói rằng, đây là lần đầu tiên anh thấy lũ lụt như vậy ở Hồng Nhai Động.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2020/08/lu-lut-trung-khanh-2.jpg
Đường Nam Tân ở trung tâm Trùng Khánh gần như bị ngập hoàn toàn. (Ảnh: TH)
Những hình ảnh và video do người dân địa phương chụp lại cho thấy đường Nam Tân ở trung tâm thành phố gần như bị ngập hoàn toàn, chỉ còn lộ ra một góc biển báo, nước lũ tràn thẳng vào sảnh của khách sạn Sheraton ở Trùng Khánh trông khá đáng sợ.
Hình ảnh từ trên cao chụp xuống của một người dân cho thấy đường sắt Trùng Khánh giống như một đoàn tàu nước. Cô Khâu, cư dân tại thành phố Trùng Khánh nói: “Ngồi trên tàu điện mà giống như ngồi thuyền vậy”.
Vào lúc 1 giờ chiều ngày 19, cô Khâu ngồi trên đường sắt nhẹ Trùng Khánh tuyến số 3 vừa ra khỏi ga Hoa Tân đã chứng kiến cảnh tượng lũ ào ạt trên sông Gia Lăng, các hành khách trên tàu đều kinh ngạc thốt lên “ôi”; “Cây cối đều ngập hết chỉ còn lại mỗi ngọn”; “Hầm cầu sắp ngập hết rồi”; “Nước lớn quá, thật đáng sợ!”
Vào đêm 19/8, Trùng Khánh đã ra thông báo khẩn cấp yêu cầu tất cả cư dân ở phố cổ có nhà từ tầng ba trở xuống toàn bộ sơ tán. Cảnh báo lũ lụt do Cục thủy lợi Trùng Khánh đưa ra cho biết, vào ngày 20/8 trên đoạn sông Dương Tử ở Trùng Khánh sẽ xuất hiện mực nước cao nhất.
Tỉnh Tứ Xuyên gần đây lại hứng chịu những trận mưa lớn, và mực nước ở 3 con sông: sông Dân, sông Thanh Y và sông Đại Độ đã dâng cao đột ngột. Tình hình của thành phố Lạc Sơn ở chỗ giao hội giữa 3 con sông đang rất nguy cấp. Tượng Phật khổng lồ Lạc Sơn bằng đá cao nhất thế giới với chiều cao 71 mét đã bị ngập đến ngón chân. Kể từ năm 1949 tới nay, đây là lần đầu tiên tượng Phật khổng lồ Lạc Sơn bị ngập đến tận “ngón chân”. Hiện tại khu danh thắng đã bị đóng cửa.
https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2020/08/dai-hong-thuy-de-den-chan-tuong-dai-phat.jpg
Tượng Phật khổng lồ Lạc Sơn bằng đá cao nhất thế giới với chiều cao 71 mét đã bị ngập đến ngón chân. (Ảnh: NTDTV)
Lũ lụt đã gây ra thiệt hại nặng nề cho công ty cổ phần Shenghe Resources holding của Trung Quốc, với hoạt động kinh doanh chính là nấu chảy, phân tách và chế biến sâu đất hiếm. Thông báo của Shenghe Resources holding vào tối ngày 18/8 chỉ ra rằng, các công ty con “Lạc Sơn Thịnh Hòa” và “Nhuận Hòa Thôi Hóa” đặt tại quận Ngũ Thông Kiều, thành phố Lạc Sơn đã gặp phải trận lụt lớn trăm năm có một, khiến nhà máy bị ngập và phải sơ tán toàn bộ nhân sự. Thiệt hại tối đa khoảng 550 triệu nhân dân tệ. Trận lụt này đã trực tiếp quét sạch lợi nhuận ròng của công ty trong gần hai năm qua, thậm chí có thể còn hơn thế nữa.
Hiện lũ ở thượng nguồn sông Dương Tử đang đổ về hạ lưu, ngày 19/8, đỉnh lũ đã bắt đầu vào hồ chứa Tam Hiệp, lưu lượng đỉnh lũ lên tới 74.000 mét khối mỗi giây. Đập Tam Hiệp đã mở 10 cửa xả lũ, và lưu lượng xả lên tới 48.000 mét khối mỗi giây.
Từ tháng 6, sông Dương Tử liên tục bị ngập lụt, tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh ở thượng lưu đập Tam Hiệp đã bị ngập lụt nhiều lần, và các thành phố như Nghi Xương và Vũ Hán ở Hồ Bắc cũng bị ngập ở hạ lưu.
Trước đó, để ngăn lũ lụt tràn vào tỉnh Hà Nam và Giang Tô, chính quyền đã xả lũ vào tỉnh An Huy, gây ngập lụt đất nông nghiệp, vườn cây ăn quả và nhà dân. Người dân An Huy buộc phải hứng chịu lũ lụt và thiệt hại khủng khiếp. Trong một đoạn video lan truyền trên mạng, một số người nói trong bi phẫn: “Chúng tôi ở An Huy đã phải trả giá quá đắt để bảo vệ Hà Nam và Giang Tô. Nếu sau khi lũ đi qua mà có người An Huy đến cửa nhà bạn xin cơm, xin bạn hãy cho anh ta một bát cơm nhé!.”
Minh Huy (Theo NTDTV)