PDA

View Full Version : Học giả TQ ngang ngược tuyên bố: VN có thể nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh



duyanh
08-21-2020, 12:58 PM
Học giả TQ ngang ngược tuyên bố: VN có thể nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh



Bài nguyên cứu xuất bản mới đây có tiêu đề “Những thay đổi trên Biển Đông: Tại sao Việt Nam có điều chỉnh lớn trong chiến lược với Trung Quốc?” của giáo sư Triệu Úy Hoa (Zhao Weihua) từ Khoa Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Quảng Đông, đưa ra những quan điểm gây chú ý cho giới quan sát.

Trong bài xã luận bằng tiếng Trung dài gần 20 trang, giáo sư Triệu Úy Hoa cho rằng các lãnh đạo Việt Nam nghĩ rằng Việt Nam có thể nhượng bộ Trung Quốc để đạt được các thỏa thuận.

Ông Triệu viết rằng đã có một thỏa thuận tồn tại trong suy nghĩ của các lãnh đạo Việt Nam: Nếu Trung Quốc hứa không dùng vũ lực để chiếm các đảo ở Trường Sa do Việt Nam kiểm soát, thì Việt Nam sẽ không đề cập đến chủ quyền Hoàng Sa hoặc sẽ không sử dụng Hoa Kỳ để can thiệp vào tranh chấp Việt-Trung.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/2fe17a2090ce33511b2f56a61b785349.jpg

Nói cách khác, ông Triệu cho rằng Việt Nam có khả năng nhượng bộ chủ quyền tại Hoàng Sa để củng cố vị trí tại Trường Sa; đồng thời nhượng bộ một cách có giới hạn ở Trường Sa liên quan đến đường phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) từ đường bờ biển của VN.

Ông Triệu cũng nghĩ rằng ‘Việt Nam sẽ không kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế’ mà chỉ “dùng chủ đề này như một công cụ để đe dọa, gây áp lực lên Trung Quốc”.

Về quan hệ với Mỹ, ông Triệu phân tích các phát biểu của các tướng Việt Nam và kết luận rằng: Các lãnh đạo Việt Nam tin “Mỹ chỉ dùng Việt Nam và sẽ không từ bỏ các chính sách lật đổ của mình đối với Việt Nam. Các học giả Việt Nam thân cận với giới ra quyết định tin rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là không thể ngăn cản”. Và rằng các lãnh đạo Việt Nam ‘không có niềm tin ở Mỹ’, mà tin rằng Mỹ nhiều khả năng sẽ trao đổi lợi ích với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh đáp ứng các yêu cầu cơ bản về ‘tự do hàng hải’ ở Biển Đông, phản bội Việt Nam, và thừa nhận các đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ông Triệu chỉ ra rằng các lãnh đạo Việt Nam tin rằng nếu Việt Nam hoàn toàn đi theo Mỹ, Việt Nam sẽ trở thành nạn nhân trong trò chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc. Do đó lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam là duy trì thế cân bằng với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Ông Triệu cũng cho rằng trước năm 1975, Việt Nam hoàn toàn thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa và các vùng nước xung quanh, dù ông không đưa ra bằng chứng nào.

Bên cạnh đó, giáo sư Triệu dành nhiều trang mô tả các thay đổi mới trong chính sách Biển Đông của Việt Nam kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng lên nắm quyền năm 2011 như sau:

Việt Nam khẳng định rằng Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo đá không thích hợp cho con người sinh sống, do đó không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (Năm 1977, trong “Tuyên bố của Việt Nam về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”, Việt Nam tuyên bố rằng mình có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/f1c808b9a2c27ff98f7867cf39748ae3.jpg

Khả năng nhượng bộ chủ quyền?

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Carl Thayer từ Úc nói rằng dựa trên cơ sở của việc ông từng tham dự 75 hội nghị và hội thảo quốc tế về Biển Đông ở 20 quốc gia kể từ năm 2009, đồng thời gặp và tổ chức nhiều cuộc thảo luận với các học giả Trung Quốc, ông cho rằng quan điểm của giáo sư Triệu Úy Hoa về khả năng Việt Nam nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Trung Quốc ‘chỉ là thiểu số’.

“Nói cách khác, Triệu là nhà phân tích học thuật duy nhất mà tôi biết đã lập luận rằng Việt Nam sẽ từ bỏ yêu sách của mình đối với Hoàng Sa để đạt được thỏa hiệp với Trung Quốc về Trường Sa. Một đề xuất như vậy là không tưởng hiện nay tại Việt Nam.

“Theo đánh giá của tôi, một thỏa hiệp lãnh thổ như Triệu đề xuất là không thể xảy ra. Dư luận trong nước ở Việt Nam về Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông là rất tiêu cực. Theo tôi, bất kỳ nhà lãnh đạo Việt Nam nào chủ trương từ bỏ yêu sách Hoàng Sa sẽ bị coi là phản bội chủ quyền quốc gia.

“Đối với Trường Sa, Việt Nam sở hữu 21 thực thể địa lý nằm rải rác từ Bắc đến Nam của Biển Đông. Việt Nam không tuyên bố các thực thể này là đảo. Có vẻ như Việt Nam coi những thực thể này như những bãi đá nằm trong vùng lãnh hải 12 hải lý của Việt Nam.

“Việt Nam hoàn toàn bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc dựa trên thuyết Tứ Sa, bao gồm cả Trường Sa.

“Khu vực duy nhất nơi Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam có liên quan là ở góc phần tư phía tây bắc của Biển Đông – nơi các EEZ của hai nước (Việt Nam tuyên bố chủ quyền tính từ đường bờ biển của mình và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền từ đảo Hải Nam) chồng lên nhau.

“Theo tôi biết thì đã có sự chấp nhận không chính thức một đường ranh giới giả định giữa hai bên. Mỗi bên có thể thực hiện các hoạt động ở bên của mình và bên kia được tự do chỉ trích. Nhưng vấn đề chồng lấn này đến nay vẫn đang tồn tại.”

BBC