duyanh
08-21-2020, 12:42 PM
Đại sứ Trung Quốc đi trên “thảm người” ở Kiribati gây phẫn nộ
Gần đây trên mạng lan truyền một bức ảnh Đại sứ Trung Quốc Đường Tùng Căn hồi tháng Ba năm nay đến thăm Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Quốc đảo Kiribati là ông Taneti Maamau. Bức ảnh cho thấy sau khi từ máy bay đi xuống, ông Đường Tùng Căn đã bước trên “thảm người” do 30 trẻ nhỏ ở địa phương nằm xuống tạo thành. Mặc dù có người nói rằng đây là nghi thức đón tiếp ở địa phương ở quốc đảo này, nhưng có phóng viên độc lập tại đây nói rằng quá khứ Đại sứ Đài Loan chưa từng được tiếp đón long trọng như thế này. Bức ảnh này đã khiến cho cộng đồng mạng có nhiều bình luận, có người nói chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) chính là giẫm đạp lên nhân quyền như thế.
https://w3.trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/08/1-8-600x400.png
Hình ảnh Đại sứ ĐCSTQ tại Kiribati xuống máy bay và đi trên lưng 30 trẻ em. (Ảnh cắt từ video).
Tháng Chín năm ngoái, sau khi quốc đảo Kiribati cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, đã lập tức xích lại gần Trung Quốc. Theo Thời báo Tự do tại Đài Loan đưa tin chỉ ra, tháng Ba năm nay, Đại sứ Trung Quốc Đường Tùng Căn đến Kiribati, gặp mặt Tổng thống thân Cộng Taneti Maamau, chủ yếu bàn bạc về hợp tác giữa hai nước. Tuy nhiên, cuối tuần trước có một bức ảnh chụp cảnh ông Đường Tùng Căn xuống máy bay được lan truyền nhanh chóng trên mạng, bức ảnh cho thấy ông Đường bước đi trên “thảm người” do 30 trẻ em nam đang nằm dưới đất trải thành, còn có 2 người nữ giới mặc quần áo truyền thống dìu ông bước qua “thảm người”. Bức ảnh đã khiến cư dân mạng các nước bị sốc.
Mặc dù có quan chức địa phương giải thích rằng, nghi thức này thường có thể thấy trong hôn lễ ở đảo Marakei, thông thường sẽ do người của nhà trai nằm xuống dưới đất để cho người họ nhà gái đi qua, ý nghĩa là chào đón họ đến gia tộc này (nhà trai); nghi thức này cũng đại biểu cho ý chào đón cao quý, là một nét văn hóa độc đáo ở bản địa.
Tuy nhiên, phóng viên độc lập tại địa phương là ông Rim Rimon cho biết, quá khứ Đại sứ Đài Loan cũng từng thăm đảo này, nhưng chưa bao giờ thấy Đại sứ Đài Loan được “tiếp đãi long trọng” như thế này. Ông nói, bộ phận người dân địa phương cảm thấy phẫn nộ và ngán ngẩm và bối rối về việc này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Âu Giang An hôm 20/8 cho biết, “Đây không phải là một Kiribati mà chúng tôi biết. Chúng tôi không biết Kiribati có kiểu nghi thức chào đón như thế. Đài Loan sẽ không đối xử với các đồng minh của chúng tôi và người dân của họ như vậy. Trung Quốc (ĐCSTQ) đối đãi với quốc gia bang giao và người dân của quốc gia đó như thế nào, tự có sự bình luận của công chúng trên thế giới.”
Sự việc này cũng gây sốc cho nhiều quan chức các nước, người phụ trách Văn phòng Thái Bình Dương của Úc cho biết, ông chưa từng tham gia nghi thức chào đón nào tương tự thế này.
Cựu quan chức ngoại giao Úc tại Papua New Guinea (nước láng giềng của Kiribati) là ông Dave Sharma cho rằng, nếu có bất cứ quan chức ngoại giao nào của Úc tiếp nhận nghi thức này, ông sẽ cảm thấy sốc.
Quan chức quân đội Mỹ trú tại Kiribati là ông Constantine Panayiotou cũng nói, “Đơn giản là tôi không thể tưởng tượng bất cứ tình huống nào đi trên lưng những đứa trẻ lại là hành vi được chấp nhận ở một Đại sứ của bất kỳ quốc gia nào (hay ngay cả đối với người lớn cũng vậy)”. Ông cũng nói, “Cảm ơn Đại sứ Trung Quốc tại Kiribati lại cho chúng ta thấy điều đó”.
https://pbs.twimg.com/media/EfghJ-aVoAA2btO?format=jpg&name=small
Về vấn đề này, cư dân mạng cũng có nhiều bàn luận: Thực sự không dám tin vì để tiếp đón Đại sứ mới của Trung Quốc mà Kiribati lại để trẻ em của quốc gia mình bị giẫm lên như thế; cũng có người châm biếm quốc ca của họ “Teirake Kaini Kiribati”, có nghĩa là “Vùng lên đi, Kiribati”; có người nói bức ảnh này cho thấy Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là chà đạp nhân quyền dưới chân như thế đấy.
Bắc Kinh từng bị Kiribati xin máy bay chở khách Boeing 737
Ngày 20/9/2019, Đài Loan tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Kiribati. Theo tiết lộ của nhân viên ngoại giao, trong quá trình Bắc Kinh đàm phán với Kiribati, Kiribati từng yêu cầu một chiếc máy bay dân dụng Boeing 373 trị giá 70 triệu USD.
Bắc Kinh ban đầu muốn hạ giá, kiến nghị chiếc máy bay C919 do Trung Quốc sản xuất có thông số gần giống, nhưng giá chỉ có 30 triệu USD. Tuy nhiên đã bị Tổng thống Kiribati là ông Taneti Maamau từ chối, cuối cùng bất đắc dĩ phải tặng cho Kiribati một chiếc máy bay Boeing 373.
Vương Quân
Gần đây trên mạng lan truyền một bức ảnh Đại sứ Trung Quốc Đường Tùng Căn hồi tháng Ba năm nay đến thăm Tổng thống kiêm Ngoại trưởng Quốc đảo Kiribati là ông Taneti Maamau. Bức ảnh cho thấy sau khi từ máy bay đi xuống, ông Đường Tùng Căn đã bước trên “thảm người” do 30 trẻ nhỏ ở địa phương nằm xuống tạo thành. Mặc dù có người nói rằng đây là nghi thức đón tiếp ở địa phương ở quốc đảo này, nhưng có phóng viên độc lập tại đây nói rằng quá khứ Đại sứ Đài Loan chưa từng được tiếp đón long trọng như thế này. Bức ảnh này đã khiến cho cộng đồng mạng có nhiều bình luận, có người nói chính phủ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) chính là giẫm đạp lên nhân quyền như thế.
https://w3.trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/08/1-8-600x400.png
Hình ảnh Đại sứ ĐCSTQ tại Kiribati xuống máy bay và đi trên lưng 30 trẻ em. (Ảnh cắt từ video).
Tháng Chín năm ngoái, sau khi quốc đảo Kiribati cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, đã lập tức xích lại gần Trung Quốc. Theo Thời báo Tự do tại Đài Loan đưa tin chỉ ra, tháng Ba năm nay, Đại sứ Trung Quốc Đường Tùng Căn đến Kiribati, gặp mặt Tổng thống thân Cộng Taneti Maamau, chủ yếu bàn bạc về hợp tác giữa hai nước. Tuy nhiên, cuối tuần trước có một bức ảnh chụp cảnh ông Đường Tùng Căn xuống máy bay được lan truyền nhanh chóng trên mạng, bức ảnh cho thấy ông Đường bước đi trên “thảm người” do 30 trẻ em nam đang nằm dưới đất trải thành, còn có 2 người nữ giới mặc quần áo truyền thống dìu ông bước qua “thảm người”. Bức ảnh đã khiến cư dân mạng các nước bị sốc.
Mặc dù có quan chức địa phương giải thích rằng, nghi thức này thường có thể thấy trong hôn lễ ở đảo Marakei, thông thường sẽ do người của nhà trai nằm xuống dưới đất để cho người họ nhà gái đi qua, ý nghĩa là chào đón họ đến gia tộc này (nhà trai); nghi thức này cũng đại biểu cho ý chào đón cao quý, là một nét văn hóa độc đáo ở bản địa.
Tuy nhiên, phóng viên độc lập tại địa phương là ông Rim Rimon cho biết, quá khứ Đại sứ Đài Loan cũng từng thăm đảo này, nhưng chưa bao giờ thấy Đại sứ Đài Loan được “tiếp đãi long trọng” như thế này. Ông nói, bộ phận người dân địa phương cảm thấy phẫn nộ và ngán ngẩm và bối rối về việc này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Âu Giang An hôm 20/8 cho biết, “Đây không phải là một Kiribati mà chúng tôi biết. Chúng tôi không biết Kiribati có kiểu nghi thức chào đón như thế. Đài Loan sẽ không đối xử với các đồng minh của chúng tôi và người dân của họ như vậy. Trung Quốc (ĐCSTQ) đối đãi với quốc gia bang giao và người dân của quốc gia đó như thế nào, tự có sự bình luận của công chúng trên thế giới.”
Sự việc này cũng gây sốc cho nhiều quan chức các nước, người phụ trách Văn phòng Thái Bình Dương của Úc cho biết, ông chưa từng tham gia nghi thức chào đón nào tương tự thế này.
Cựu quan chức ngoại giao Úc tại Papua New Guinea (nước láng giềng của Kiribati) là ông Dave Sharma cho rằng, nếu có bất cứ quan chức ngoại giao nào của Úc tiếp nhận nghi thức này, ông sẽ cảm thấy sốc.
Quan chức quân đội Mỹ trú tại Kiribati là ông Constantine Panayiotou cũng nói, “Đơn giản là tôi không thể tưởng tượng bất cứ tình huống nào đi trên lưng những đứa trẻ lại là hành vi được chấp nhận ở một Đại sứ của bất kỳ quốc gia nào (hay ngay cả đối với người lớn cũng vậy)”. Ông cũng nói, “Cảm ơn Đại sứ Trung Quốc tại Kiribati lại cho chúng ta thấy điều đó”.
https://pbs.twimg.com/media/EfghJ-aVoAA2btO?format=jpg&name=small
Về vấn đề này, cư dân mạng cũng có nhiều bàn luận: Thực sự không dám tin vì để tiếp đón Đại sứ mới của Trung Quốc mà Kiribati lại để trẻ em của quốc gia mình bị giẫm lên như thế; cũng có người châm biếm quốc ca của họ “Teirake Kaini Kiribati”, có nghĩa là “Vùng lên đi, Kiribati”; có người nói bức ảnh này cho thấy Trung Quốc (ĐCSTQ) chính là chà đạp nhân quyền dưới chân như thế đấy.
Bắc Kinh từng bị Kiribati xin máy bay chở khách Boeing 737
Ngày 20/9/2019, Đài Loan tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Kiribati. Theo tiết lộ của nhân viên ngoại giao, trong quá trình Bắc Kinh đàm phán với Kiribati, Kiribati từng yêu cầu một chiếc máy bay dân dụng Boeing 373 trị giá 70 triệu USD.
Bắc Kinh ban đầu muốn hạ giá, kiến nghị chiếc máy bay C919 do Trung Quốc sản xuất có thông số gần giống, nhưng giá chỉ có 30 triệu USD. Tuy nhiên đã bị Tổng thống Kiribati là ông Taneti Maamau từ chối, cuối cùng bất đắc dĩ phải tặng cho Kiribati một chiếc máy bay Boeing 373.
Vương Quân