PDA

View Full Version : Bất chấp dịch bệnh, Tập đoàn tay sai của TQ Vạn Thịnh Phát vẫn lãi khủng, tăng vốn điều lệ lên 13.00



duyanh
08-10-2020, 12:32 PM
Bất chấp dịch bệnh, Tập đoàn tay sai của TQ Vạn Thịnh Phát vẫn lãi khủng, tăng vốn điều lệ lên 13.000 tỷ đồng



Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (OTC: VTPGroup) đã tăng vốn điều lệ lên 13.000 tỷ đồng và “hé mở” một phần số liệu tài chính khủng của tập đoàn này.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/907a7d33d8fb44fcb49b9cb79ee8754d.jpg

Vạn Thịnh Phát là một tập đoàn bất động sản nổi tiếng tại Việt Nam, đồng thời cũng là một tập đoàn kín tiếng và bí ẩn nhất Việt Nam, rất ít thông tin về tập đoàn này trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vạn Thịnh Phát được bà Trương Mỹ Lan, một doanh nhân người Hoa thành lập năm 1992 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát. Hiện, bà Lan là Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Lĩnh vực hoạt động ban đầu của Vạn Thịnh Phát là thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Năm 2007, Vạn Thịnh Phát đã tham gia thành lập Công ty CP Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông, đồng thời hợp tác với Công ty CP Đầu tư Times Square Việt Nam và Công ty CP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm các công ty liên kết chuyên đầu tư bất động sản.

Cuối năm 2019, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã tăng vốn điều lệ từ 6.000 tỷ đồng lên 13.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông trong nước. Số vốn điều lệ này vượt qua cả hai tập đoàn khác mà Vạn Thịnh Phát tham gia thành lập là Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group) vốn điều lệ 12.800 tỷ đồng và Tập đoàn Đầu tư An Đông (An Dong Group) vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng.

Cùng với đợt tăng vốn, tình hình tài chính của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cũng lần đầu được tiết lộ. Theo đó, quy mô tổng tài sản của công ty mẹ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào cuối năm 2019 là 15.464 tỷ đồng, được phân bổ vào các khoản đầu tư dài hạn (gần 11.000 tỷ đồng) và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khoản 3.320 tỷ đồng. Ngoài số vốn điều lệ mới tăng lên 13.000 tỷ đồng, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hiện có hơn 2.000 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại.

Trước đợt tăng vốn này, công ty mẹ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trực tiếp đứng ra vay nợ dài hạn khoảng 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên sau khi tăng vốn, khoản nợ dài hạn đã được thanh lý và tổng các khoản nợ trên báo cáo tài chính của công ty mẹ chỉ chưa đầy 380 tỷ đồng.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/9b059599c71070a63b5b51806a9d36b1.jpg

Vạn Thịnh Phát được xem là một tập đoàn kín tiếng và bí ẩn nhất Việt Nam.

Tổng tài sản của công ty mẹ đạt trên 15.000 tỷ đồng, nhưng trên thực tế tập đoàn này đang sở hữu nhiều BĐS và nhiều tài sản khác mà đánh giá sơ bộ lên hàng chục nghìn tỷ đồng.

Những dự án BĐS nổi bật đã được đưa vào khai thác và góp phần đưa tên tuổi của tập đoàn này nổi lên trong hàng ngũ những tập đoàn đầu tư BĐS hàng đầu của Việt Nam phải kể đến là: Dự án khách sạn Thương mại An Đông – Windsor Plaza Hotel và Cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence

An Đông – Windsor Plaza Hotel là khách sạn đầu tiên tại Việt Nam do nhà đầu tư tư nhân đầu tư và quản lý đạt tiêu chuẩn 5 sao với 400 phòng, trung tâm thương mại, các nhà hàng, phòng hội nghị có sức chứa lên đến 1.800 người. Trong khi đó, Sherwood Residence, tọa lạc tại số 127 Pasteur, Q.3, cao 22 tầng, với 228 căn hộ và 12 căn penthouse. Đây cũng là Tòa nhà căn hộ dịch vụ đầu tiên được Tổng cục Du lịch công nhận đạt chuẩn 5 sao.

Một dự án đình đám khác của Vạn Thịnh Phát không thể không nhắc đến là tổ hợp Times Square, tọa lạc ngay mặt tiền tại 2 con đường đắt đỏ nhất TP. HCM là Nguyễn Huệ và Đồng Khởi, quận 1. Đây là cao ốc phức hợp 39 tầng gồm trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng và căn hộ. Khách sạn bên trong tòa nhà này mang tên Saigon Reverie đạt tiêu chuẩn 6 sao.

Vào năm 2015, một căn biệt thự cổ rộng gần 3.000m2 với 3 mặt tiền đường Võ Văn Tần – Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu (Q.3, TP.HCM) được xem là khu đất “vàng” sau thời gian rao bán 35 triệu USD đã được chuyển nhượng cho những thành viên thuộc gia tộc bà Trương Mỹ Lan với giá gần 700 tỉ đồng gây xôn xao giới đầu tư BĐS và cả tò mò cho người dân TP. HCM.

Vạn Thịnh Phát còn sở hữu các dự án nổi tiếng khác nằm ở các vị trí đắc địa thuộc trung tâm TP. HCM như: Trung tâm thương mại Thuận Kiều Plaza (nay là Garden Complex); Trung tâm dịch vụ văn phòng Vạn Thịnh Phát cao 15 tầng tại TP. HCM, tọa lạc ngay tại số 8 đường Nguyễn Huệ, quận 1, TP. HCM. Cùng các nhà hàng Cafe Central Nguyễn Huệ, Hữu Nghị, Đức Bảo và hàng loạt các dự án khác.

Liên quan đến Vạn Thịnh Phát, không thể không nhắc đến Công ty CP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula, chủ đầu tư của dự án Saigon Peninsula, còn được biết đến với tên gọi Dự án công viên Mũi Đèn Đỏ. Dự án này có quy mô 118ha, nằm tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè.

Dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 6 tỷ USD bao gồm khu công viên hỗn hợp đa chức năng rộng 82ha và khu đô thị rộng 36ha. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn chưa được triển khai.

Ngoài ra, tại một số địa phương khác như Long An, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sở hữu 36 dự án tại huyện Cần Giuộc với tổng diện tích lên đến 2.086 ha, nhưng vẫn chưa thể triển khai do đang vướng tranh chấp và chưa đền bù giải toả cho người dân…

Với hàng loạt dự án đầu tư và các khoản đầu tư liên doanh, liên kết khác, thực tế khó có thể “định giá” được đầy đủ tổng tài sản của Vạn Thịnh Phát. Các số liệu tài chính nhỏ giọt của Vạn Thịnh Phát vì vậy, tuy chưa hoàn toàn phản ánh hết sức mạnh và năng lực tài chính của Tập đoàn này, nhưng đang được khá nhiều nhà đầu tư chú ý.




Bão Lửa