duyanh
08-05-2020, 12:45 PM
Việt Nam mùa COVID-19: Hết khẩu trang, đồ bảo hộ giả, giờ lại đến găng tay giả
Khẩu trang 4 lớp kháng khuẩn được làm từ giấy vệ sinh; hàng chục ngàn đồ bảo hộ lao động bị dán tem giả; hàng triệu găng tay đã qua sử dụng, kém chất lượng được đóng hộp giả những thương hiệu lớn để bán ra thị trường,… đó là thực trạng đang diễn ra tại Việt Nam trong mùa dịch viêm phổi Vũ Hán.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/02/cong-ty-viet-han-san-xuat-khau-trang-gia.jpg
Nhân viên tại công ty Việt Hàn đang sản xuất khẩu trang từ giấy vệ sinh. (Ảnh chụp màn hình)
Báo chí trong nước hôm 3/8 lan truyền tin, giới chức TP.HCM đã phát hiện một kho hàng tại 951/22 đường Hương Lộ 2 (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) chứa 2.370 thùng găng tay y tế giả (khoảng 2,3 triệu cái), có giá trên 3 tỷ đồng.
Kho hàng này là của Công ty TNHH sản xuất thương mại thiết bị TTH (địa chỉ tại 71/2/21 Nguyễn Bặc, phường 3, quận Tân Bình) do bà Thạch Thị Hoa làm giám đốc.
Theo lời khai ban đầu, lợi dụng dịch viêm phổi Vũ Hán, công ty đã thu gom găng tay y tế đã qua sử dụng về tái chế hoặc mua găng tay kém chất lượng về đóng hộp giả những thương hiệu lớn để bán ra thị trường. Vụ việc hiện đang được điều tra làm rõ.
Khẩu trang kháng khuẩn làm từ giấy vệ sinh
Trước đó, hồi giữa tháng 2, báo chí trong nước từng xôn xao vụ công ty TNHH Việt Hàn (ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội) dùng hàng chục cuộn giấy vệ sinh khổ lớn để sản xuất khẩu trang 4 lớp màu xanh.
Tại nơi sản xuất, những cuộn giấy vệ sinh được để trong những bao tải bụi bẩn, thậm chí có nhiều phân chuột.
Giấy vệ sinh được các nhân viên biến hóa thành “lớp lót giữa” của khẩu trang 4 lớp thay cho lớp vải kháng khuẩn.
Chỉ cần một cuộn giấy vệ sinh 40kg, nhân viên có thể sản xuất được từ 5.000 – 7.500 chiếc khẩu trang.
Khẩu trang giả được công ty này làm từ ngày mùng 2 – 3 Tết âm lịch và đã bán một số lượng lớn ra thị trường, còn một số lượng chưa kịp bán thì bị lực lượng chức năng phát hiện.
Hàng chục ngàn bộ quần áo bảo hộ y tế bị làm giả
Hồi cuối tháng 7, Trương Thị Bình (Phó giám đốc Công ty Đức Anh); Hoàng Văn Tới (điều dưỡng Khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai) cùng 2 đồng phạm bị truy tố vì tội Sản xuất, buôn bán hàng giả, theo khoản 3 điều 192 Bộ luật hình sự 2015. Vụ việc này được phát hiện từ hồi tháng 4.
Cáo trạng cho biết, do hám lợi, từ tháng 1/2020 đến ngày 8/4/2020, Trương Thị Bình cùng các đồng phạm đã có hành vi mua các bộ trang phục bảo hộ rời, in tem nhãn mác giả các nhãn hiệu của Công ty Phúc Hà và Công ty Quang Trung.
Sau đó, Bình yêu cầu nhân viên đóng gói, dán tem thành bộ trang phục bảo hộ hoàn chỉnh, đem bán thu lời bất chính.
Có 14.587 bộ trang phục phòng dịch viêm phổi Vũ Hán bị làm giả, tương đương với hàng thật trị giá hơn 1 tỷ đồng.
Trong đó, hàng giả nhãn mác Công ty Phúc Hà là 4.285 bộ (tương đương hàng thật trị giá gần 720 triệu đồng), hàng giả nhãn mác Công ty Quang Trung là 10.302 bộ (tương đương hàng thật trị giá 365 triệu đồng).
Trong số 4.285 bộ trang phục phòng dịch giả nhãn hiệu của Công ty Phúc Hà, Bình cùng đồng phạm đã bán 2.970 bộ cho 7 cá nhân, tổ chức; còn lại 1.315 bộ chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện.
Phạm Toàn
Khẩu trang 4 lớp kháng khuẩn được làm từ giấy vệ sinh; hàng chục ngàn đồ bảo hộ lao động bị dán tem giả; hàng triệu găng tay đã qua sử dụng, kém chất lượng được đóng hộp giả những thương hiệu lớn để bán ra thị trường,… đó là thực trạng đang diễn ra tại Việt Nam trong mùa dịch viêm phổi Vũ Hán.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/02/cong-ty-viet-han-san-xuat-khau-trang-gia.jpg
Nhân viên tại công ty Việt Hàn đang sản xuất khẩu trang từ giấy vệ sinh. (Ảnh chụp màn hình)
Báo chí trong nước hôm 3/8 lan truyền tin, giới chức TP.HCM đã phát hiện một kho hàng tại 951/22 đường Hương Lộ 2 (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) chứa 2.370 thùng găng tay y tế giả (khoảng 2,3 triệu cái), có giá trên 3 tỷ đồng.
Kho hàng này là của Công ty TNHH sản xuất thương mại thiết bị TTH (địa chỉ tại 71/2/21 Nguyễn Bặc, phường 3, quận Tân Bình) do bà Thạch Thị Hoa làm giám đốc.
Theo lời khai ban đầu, lợi dụng dịch viêm phổi Vũ Hán, công ty đã thu gom găng tay y tế đã qua sử dụng về tái chế hoặc mua găng tay kém chất lượng về đóng hộp giả những thương hiệu lớn để bán ra thị trường. Vụ việc hiện đang được điều tra làm rõ.
Khẩu trang kháng khuẩn làm từ giấy vệ sinh
Trước đó, hồi giữa tháng 2, báo chí trong nước từng xôn xao vụ công ty TNHH Việt Hàn (ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín, Hà Nội) dùng hàng chục cuộn giấy vệ sinh khổ lớn để sản xuất khẩu trang 4 lớp màu xanh.
Tại nơi sản xuất, những cuộn giấy vệ sinh được để trong những bao tải bụi bẩn, thậm chí có nhiều phân chuột.
Giấy vệ sinh được các nhân viên biến hóa thành “lớp lót giữa” của khẩu trang 4 lớp thay cho lớp vải kháng khuẩn.
Chỉ cần một cuộn giấy vệ sinh 40kg, nhân viên có thể sản xuất được từ 5.000 – 7.500 chiếc khẩu trang.
Khẩu trang giả được công ty này làm từ ngày mùng 2 – 3 Tết âm lịch và đã bán một số lượng lớn ra thị trường, còn một số lượng chưa kịp bán thì bị lực lượng chức năng phát hiện.
Hàng chục ngàn bộ quần áo bảo hộ y tế bị làm giả
Hồi cuối tháng 7, Trương Thị Bình (Phó giám đốc Công ty Đức Anh); Hoàng Văn Tới (điều dưỡng Khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai) cùng 2 đồng phạm bị truy tố vì tội Sản xuất, buôn bán hàng giả, theo khoản 3 điều 192 Bộ luật hình sự 2015. Vụ việc này được phát hiện từ hồi tháng 4.
Cáo trạng cho biết, do hám lợi, từ tháng 1/2020 đến ngày 8/4/2020, Trương Thị Bình cùng các đồng phạm đã có hành vi mua các bộ trang phục bảo hộ rời, in tem nhãn mác giả các nhãn hiệu của Công ty Phúc Hà và Công ty Quang Trung.
Sau đó, Bình yêu cầu nhân viên đóng gói, dán tem thành bộ trang phục bảo hộ hoàn chỉnh, đem bán thu lời bất chính.
Có 14.587 bộ trang phục phòng dịch viêm phổi Vũ Hán bị làm giả, tương đương với hàng thật trị giá hơn 1 tỷ đồng.
Trong đó, hàng giả nhãn mác Công ty Phúc Hà là 4.285 bộ (tương đương hàng thật trị giá gần 720 triệu đồng), hàng giả nhãn mác Công ty Quang Trung là 10.302 bộ (tương đương hàng thật trị giá 365 triệu đồng).
Trong số 4.285 bộ trang phục phòng dịch giả nhãn hiệu của Công ty Phúc Hà, Bình cùng đồng phạm đã bán 2.970 bộ cho 7 cá nhân, tổ chức; còn lại 1.315 bộ chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện.
Phạm Toàn