PDA

View Full Version : Khách hàng “tố” OCB đòi nợ khủng bố kiểu xã hội đen



duyanh
08-02-2020, 01:00 PM
Khách hàng “tố” OCB đòi nợ khủng bố kiểu xã hội đen



Nhiều cá nhân được cho là đối tác bên thứ 3 – PV của Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB đã liên tục khủng bố khách hàng trễ nợ bằng cách gọi điện thoại, gửi tin nhắn, thậm chí là đưa thông tin lên Facebook, cho rằng khách hàng là đối tượng lừa đảo.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/0e832f645fd9a50aa3c64b66b2b3ffb3.jpg

Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng COB (Ảnh: IT).

Trong đơn cầu cứu khẩn cấp gửi đến báo điện tử Dân Việt, ông Lâm Chí Cường, hộ khẩu thường trú tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau (tỉnh Cà Mau), hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM (tài xế Grab), cho hay: Vào ngày 4/11/2016, anh có vay tín chấp – gói vay Khách hàng đại chúng của ngân hàng OCB số tiền 10.350.000 đồng, bao gồm cả bảo hiểm khoản vay.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/8a034c588177dbe21e2fb8256bc9cdb0.jpg

Ông Lâm Chí Cường và chị gái là Lâm Huỳnh Như và bạn facebook Thanh Hiền bị rêu rao trên Facebook là đối tượng lừa đảo và bao che đối tượng lừa đảo

Theo lời ông Cường, mỗi tháng ông góp 1.066.000 đồng và vẫn đóng tiền đều đặn. Ngày 8/12/2017, ông đến phòng giao dịch (PGD) OCB Quận 8 (TP.HCM) để đóng tiền và nhờ kiểm tra xem khoản vay còn nợ bao nhiêu kỳ thì nhận được câu trả lời từ giao dịch viên là khoản vay này là bên khối Khách hàng đại chúng nên không kiểm tra được.

Sau đó, đến kỳ tiếp theo, ông cũng ra đóng tiền ở PGD của OCB trên đường Lũy Bán Bích (Q. Tân Phú) và cũng nhờ kiểm tra khoản vay thì cũng nhận được câu trả lời như trên.

“Các nhân viên cũng không hướng dẫn tôi cách để kiểm tra khoản vay. Vì vậy tôi không biết khoản vay của mình đã đóng hoàn thành chưa hay còn thiếu nên tôi tạm thời không đóng nữa”, ông Cường nói.

Bẵng đi một thời gian dài, khoảng 12 giờ trưa 15/7/2020, ông Cường có nhận được một cuộc gọi từ số máy 09024009xx gọi đến và nói tên là Duy, gọi từ phòng thu hồi nợ Ngân hàng OCB, cho biết ông Cường còn thiếu số tiền 5.235.000 đồng, lãi suất 1.153.000 đồng và phí phạt lên đến hơn 10 triệu đồng nhưng không nêu rõ số tiền là bao nhiêu.

“Nhân viên tên Duy nói tôi đã hơn 3 năm không thanh toán, ngày hết hạn hợp đồng của tôi là tháng 2/2018. Người đó nói, nếu tôi đưa ra phương án tất toán thì sẽ giảm cho tôi 10 mấy triệu phí phạt, chỉ thu khoảng 6,3 triệu đồng hoặc 6,4 triệu đồng là sẽ kết thúc hồ sơ này nhưng với điều kiện phải thanh toán trước ngày 18/7 (có nghĩa là trong thời hạn 2 ngày)”, ông Cường trình bày.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/3fc0b537160a822916826607db306e86.jpg

Đơn cầu cứu anh Cường gửi báo Dân Việt

Theo chia sẻ của ông Cường: “Tôi nhận thấy thông tin anh ta cung cấp không đáng tin vì lúc đầu anh ta nói tôi trễ 3 năm mấy sau đó lại nói trễ hai năm mấy nên tôi nói với anh ta là tôi sẽ lên hội sở để hỏi rõ về khoản vay và tìm hướng giải quyết”.

Cũng theo ông Cường, trong lúc đang xin cuộc hẹn từ phía nhân viên ngân hàng để làm việc thì đến ngày hôm sau (16/7) người nhà của ông gửi cho tấm hình nhận được từ Facebook với nickname Yến Nguyễn.

“Trong tấm hình đó có tôi, chị tôi là Lâm Huỳnh Như và bạn tôi trên FB – Thanh Hiền kèm theo nội dung bôi nhọ danh dự tôi và 2 người kia. Liên tục sau đó gia đình tôi và những người bạn tôi nhận rất nhiều tin nhắn và cuộc gọi hăm dọa từ FB Yến Nguyễn và từ những số máy lạ gọi làm phiền, nói là bên Phòng Xử lý nợ Ngân hàng OCB”.

Ông Cường cho biết sau đó, có các số điện thoại lạ liên tục gọi điện thoại khủng bố người thân của ông bất kể sáng, trưa, chiều, tối thậm chí kể cả khi đi ngủ.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/764934f987d40fef935ce78e948bc94a.jpg

https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/08/23417d79b6aa6ed272b6994bb8c11e3c.jpg

Nhật ký hàng trăm cuộc gọi từ “bên thứ ba” bất kể ngày đêm đến ông Cường và người nhà để đòi nợ

Đặc biệt, trong file ghi âm cuộc gọi mà ông Cường lưu giữ, có người tự xưng là nhân viên Ngân hàng OCB thông báo rằng số tiền anh nợ ngân hàng đã lên hơn 70 triệu đồng. Trong một số file ghi âm cuộc gọi (mà ông Cường cung cấp), những người “nhắc nợ” này còn nói sẵn sàng bỏ không cần thu lại số tiền mà sẽ quấy rối cuộc sống của ông Cường và người nhà cho… bõ tức.

“Do muốn giải quyết nhanh chóng, không muốn phiền phức, ngày 20/7 người nhà tôi đã lên trụ sở Ngân hàng OCB tại số 45 Lê Duẩn, Q.1,TP.HCM để hỏi thông tin và giải quyết vụ việc. Tại đây, nhân viên ngân hàng không đưa ra chứng từ gì chứng minh tôi còn nợ ngân hàng bao nhiêu. Do không có căn cứ rõ ràng nên người nhà của tôi không thể làm thủ tục liên quan để giải quyết kết thúc vụ việc.

Sau khi người nhà tôi về thì từ buổi chiều đến tận khuya 20/7 nhân viên ngân hàng (?) tiếp tục điện thoại khủng bố đến hơn 60 cuộc, đến gần 24 giờ khuya vẫn còn gọi”, ông Cường mệt mỏi cho hay.

Liên quan đến vụ việc, ngày 31/7, đại diện Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) gồm bà Đỗ Thị Phượng, phó phòng Truyền thông; ông Bùi Quang Hiền, phòng Kiểm soát Chất lượng; bà Võ Thị Thu Thảo, bộ phận Dịch vụ Khách hàng, đã có giải đáp những vấn đề mà ông Lâm Chí Cường trình bày.

Theo bà Đỗ Thị Phượng, đầu tiên OCB xác nhận giữa ông Lâm Chí Cường và ngân hàng có một khoản vay từ cuối năm 2016, bao gồm phí bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm tai nạn. Còn vay bao nhiêu thì “OCB không thể cung cấp vì đây là bí mật khách hàng, trừ khi có khách hàng yêu cầu”.

Thứ hai, về tiến độ thanh toán, theo hệ thống ghi nhận đến thời điểm hiện nay khách hàng Lâm Chí Cường mới chỉ thanh toán một kỳ duy nhất vào tháng 1/2017, theo bà Phượng.

“Trong hợp đồng tín dụng với khách hàng, với khoản vay này thì khách hàng sẽ thanh toán trong 15 kỳ, nhưng hệ thống chỉ ghi nhận có 1 kỳ duy nhất, chứ không phải là thanh toán đều đặn như theo phản ánh của khách hàng”, bà Phượng khẳng định.

Cũng theo bà Phượng: “Về việc khách hàng phản ánh OCB đòi nợ kiểu xã hội đen, chúng tôi xin khẳng định: OCB không đòi nợ và đe dọa khách hàng kiểu xã hội đen. OCB không ký với đối tác thứ 3 trong việc thu hồi nợ, mà chỉ ký với đối tác trong việc ‘nhắc nhở’ các khoản nợ”.

Giải thích về điều này, bà Phượng cho biết, ngay tại hợp đồng ký giữa khối Khách hàng đại chúng với khách hàng đã quy định rõ: Trong quá trình các khoản nợ của khách hàng chưa thành khoản nợ xấu thì OCB sẽ chịu trách nhiệm về việc nhắc nợ khách hàng. Việc nhắc nợ này OCB cam đoan là theo đúng quy chuẩn về đạo đức, quy định của pháp luật và NHNN.

Về thông tin ngày 20/7, người nhà ông Lâm Chí Cường đã lên Hội sở Ngân hàng OCB (số 45 Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM) để hỏi thông tin và giải quyết vụ việc, bà Phượng cho rằng, theo quy định bảo mật khách hàng thì OCB không được phép cung cấp thông tin gì nếu không có giấy ủy quyền của khách hàng; và nếu khi có giấy ủy quyền của khách hàng thì cũng phải có đầy đủ hồ sơ liên quan khách hàng đó thì OCB mới có thể cung cấp vì nó liên quan đến bảo mật chung theo quy định của NHNN.

Ngoài ra, theo chia sẻ của phía OCB, theo tìm hiểu của ngân hàng thì phía ông Lâm Chí Cường cũng đang mượn tiền rất nhiều nơi, nên có thể những cuộc gọi đó không chỉ là đối tác của OCB mà còn là của các tổ chức tín dụng hoặc công ty tài chính khác.

Bên “thứ 3” là ai?

Theo đại diện OCB, khi ngân hàng ký kết với đối tác, OCB bắt buộc đối tác phải cam kết với OCB khi nhắc nhợ khách hàng không được vi phạm về đạo đức và pháp luật.

“Nếu trường hợp OCB nhận được khiếu nại của khách hàng rằng phía đối tác đe dọa, vu khống… thì ngân hàng sẽ phải làm việc lại với phía đối tác. Riêng với trường hợp ông Lâm Chí Cường tố, OCB đang làm việc với bộ phận pháp lý để làm việc với đối tác, rà soát lại hồ sơ vì trên nguyên tắc phải kiểm tra lại hệ thống ghi âm, cách thức nhắc nợ có phù hợp hay không. Nếu có kết quả sẽ có hướng xử lý”, bà Đỗ Thị Phượng – phó phòng Truyền thông OCB, cho hay.

Khi Dân Việt đặt câu hỏi bên thứ 3 (đối tác) là ai, phía đại diện OCB từ chối cho biết thông tin này.

Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi: Vì sao phía “đối tác” lại có số điện thoại của cả những người thân, người bạn của khách hàng? Trả lời việc này, đại diện OCB thừa nhận, tất cả thông tin trên hợp đồng tín dụng ban đầu được chuyển cho bên “thứ 3” để nhờ hỗ trợ nhắc nợ.

Dân Việt cũng đặt câu hỏi, người tên Duy và người có Facebook Yến Nguyễn có phải là người của OCB? Tuy nhiên, câu hỏi này không nhận được câu trả lời từ phía OCB.

Quốc Hải