PDA

View Full Version : Hành khách tố VietJet Air xâm phạm quyền về đời sống riêng tư



duyanh
07-24-2020, 12:41 PM
Hành khách tố VietJet Air xâm phạm quyền về đời sống riêng tư



Đơn tố cáo của ông Ngô Nguyên Đồng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) gửi tới Tạp chí điện tử Cuocsongantoan.vn, nêu rõ: “VietJet có hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân vì mục đích thương mại khi chưa có sự cho phép của cá nhân tôi”.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/9a4b810fb4eaf8ed90649e50b0e619ae.jpg


Ông Ngô Nguyên Đồng trong buổi làm việc với PV Cuộc sống an toàn

Lịch trình bay của khách hàng VietJet bị rò rỉ chính xác đến từng phút

Trong đơn tố cáo, ông Ngô Nguyên Đồng (công tác trong ngành Điện lực) cho biết, vào ngày 14/3/2020, ông có đặt vé máy bay cho vợ, em gái, con trai cho lộ trình bay từ Hà Nội – TP. HCM trên ứng dụng VietJet Air của Công ty Cổ phần Hàng không VietJet và được xác nhận thông tin về: Trạng thái đặt chỗ; ngày đặt; họ tên; số điện thoại liên lạc; email; số vé; chuyến bay; ngày bay (19/3); loại vé; giờ khởi hành; giờ đến.

Điều đáng nói, từ ngày 17/3 đến trước giờ bay ngày 19/3, điện thoại di dộng (số máy đăng ký trong thông tin đặt vé) của ông Đồng thường xuyên bị làm phiền bởi hàng chục tin nhắn, cuộc gọi từ các số máy lạ, nhất là thời điểm gần tới giờ khởi hành. Nội dung tin nhắn, cuộc gọi chủ yếu là mời chào dịch vụ xe đưa đón lên sân bay Nội Bài.

“Họ liên tục nhắn tin, gọi điện, bất kể giờ giấc và cũng chẳng cần biết tôi có nhu cầu hay không. Có khi tôi đang lái xe, đang họp, hoặc đang trong giờ nghỉ trưa, rồi cả buổi tối cũng bị nhắn tin, gọi điện như “dội bom”. Điều này khiến tôi cảm thấy rất ức chế bởi nó ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của cá nhân”, ông Đồng chia sẻ.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/70ab4d06df0263594d671c56fbfc631c.jpg

Trước mỗi chuyến bay, tin nhắn mời chào dịch vụ xe đưa đón liên tục gửi tới điện thoại cá nhân của ông Đồng

Trước ngày 22/3/2020, khi gia đình ông Đồng từ TP. HCM trở về Hà Nội trên chuyến bay VJ194/Airbus 321 (đổi từ chuyến bay VJ162/Airbus 319 do trễ chuyến), ông cũng nhận được hơn 10 tin nhắn của các đơn vị kinh doanh dịch vụ xe đưa đón.

Ông Đồng cho biết: “Bên mua thông tin cá nhân của khách hàng còn biết chính xác về ngày, giờ, số lượng người đi lại thuộc hành trình du lịch đã đặt. Thậm chí họ biết được mình hạ cánh xuống sân bay vào lúc nào, đến mức khi máy bay vừa hạ cánh, bật điện thoại lên đã có tin nhắn gửi về mời chào đi xe”.

“VietJet phải chịu trách nhiệm như thế nào cho việc lộ bí mật thông tin này? Tôi và các khách hàng khác của VietJet đã trả tiền cho dịch vụ mình sử dụng nhưng các “thượng đế” vẫn bị VietJet khinh thường khi họ lại một lần nữa “kinh doanh” các thông tin riêng như tên, email, số điện thoại… Tình trạng mua bán những thông tin cá nhân của VietJet hẳn đã diễn ra nhiều tháng và có thể ngày càng gia tăng. Đi cùng với đó luôn có một câu hỏi được đặt ra là tại sao khách hàng lại có thể bị lộ, lọt thông tin cá nhân?”, ông Đồng nêu trong đơn.

Có hay không việc VietJet Air trục lợi thông tin hành khách?

Ngày 30/3/2020, ông Đồng gửi thư điện tử tới Hãng hàng không VietJet Air yêu cầu dừng việc bán thông tin của khách hàng (số điện thoại di động) cho các dịch vụ vận chuyển và bày tỏ quan điểm rằng hãng VietJet “đang vi phạm trắng trợn quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được quy định tại Điều 21, Hiến pháp 2013”.

Sau đó, ông Đồng nhận được thư phúc đáp qua email của đại diện VietJet. Cụ thể, trong thư phúc đáp của bộ phận dịch vụ khách hàng VietJet ngày 15/4/2020 khẳng định: “Đối với tình huống của anh, Hãng thực sự rất tiếc, tuy nhiên chúng tôi một lần nữa khẳng định VietJet cam kết tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối thông tin cá nhân của khách hàng… Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ sự việc, trong trường hợp cần phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, VietJet luôn sẵn sàng hợp tác để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ”.

Tuy nhiên, khi sự việc chưa được giải quyết, “VietJet lại một lần nữa sử dụng thông tin cá nhân của tôi để bán cho bên thứ 3 mà không có sự đồng ý của tôi, xâm phạm đến quyền cá nhân được pháp luật bảo vệ”, ông Đồng viết trong đơn tố cáo.

Cụ thể, ngày 2/5/2020, ông Đồng đặt vé khứ hồi của Hãng VietJet cho lộ trình Hà Nội – TP. HCM, khởi hành vào tối 8/5 và bay trở lại vào sáng 12/5. Lần này, điện thoại của ông lại tiếp nhận hơn chục tin nhắn và cuộc gọi mời chào dịch vụ xe đưa đón sân bay Nội Bài.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/4abebf35f287462c1ece2df10a68d737.jpg

Danh sách tin nhắn mời dịch vụ xe sân bay Nội Bài

Trước những phiền toái nêu trên, ông Đồng mong muốn Công ty Cổ phần Hàng không VietJet làm rõ vụ việc, phối hợp với cơ quan chức năng đề điều tra cá nhân, phòng/ ban nào đã bán thông tin khách hàng cho bên thứ 3 và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về kế hoạch, chi tiết với thời gian cụ thể của việc điều tra. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người, phòng/ban nào bán thông tin bí mật của khách hàng để xử lý, xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Được biết, ngày 2/7/2020, ông Đồng gửi đơn tố cáo lên Cục Hàng không Việt Nam với nội dung tố cáo VietJet có hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân vì mục đích thương mại khi chưa có sự cho phép. Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, ngày 3/7/2020, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam chuyển đơn đến Công ty Cổ phần Hàng không VietJet để xác minh giải quyết theo quy định. Công văn số 104/TTHK ngày 3/7/2020 về việc chuyển đơn tố cáo nêu rõ: “Kết quả giải quyết đề nghị báo cáo Cục Hàng không Việt Nam”.

Cuocsongantoan