sophienguyen
07-23-2020, 11:34 PM
Hơn 13 tấn dâu tây Trung Quốc "đổ bộ" Đà Lạt: Chủ hàng không xuất hiện
Đêm ngày 22/7, Công an huyện Đức Trọng đã thu giữ hơn 13 tấn dâu tây nghi có xuất xứ Trung Quốc, được vận chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt.
Trong ngày và đêm 22/7, khoảng hơn 13 tấn dâu tây đã bị thu giữ khi vừa "cập bến" sân bay Liên Khương. Lô hàng này được nghi là có xuất xứ từ Trung Quốc, được vận chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt tiêu thụ.
Lô hàng này được chia làm 2 đợt gồm 3,5 tấn vận chuyển buổi trưa và 10 tấn vận chuyển vào đêm ngày 22/7. Đặc biệt, chủ của những lô hàng bị thu giữ không xuất hiện để nhận hàng mà chỉ có 3 xe tải tới nhận chở dâu lên Đà Lạt cung cấp cho khách du lịch.
https://news-thumb2.ymgstatic.com/YanThumbNews/2167221/202007/4c163013-9f92-409d-808c-2f0d8843bc9a.jpg#force-thumb
Lô hàng bị bắt giữ ở sân bay Liên Khương. (Ảnh: Thanh Niên)
Hơn 13 tấn dâu tây bị thu giữ ở sân bay Liên Khương
Theo thông tin trên báo Thanh Niên, hơn 13 tấn dâu tây nghi xuất xứ từ Trung Quốc đã bị phát hiện và thu giữ trong ngày 22/7 được vận chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt thông qua đường vận chuyển hàng không. Cụ thể, vào trưa ngày 22/7, Công an huyện Đức Trọng đã thu giữ 3,5 tấn dâu tây đang được vận chuyển bằng xe tải từ sân bay Liên Khương lên Đà Lạt.
https://static2.yan.vn/YanNews/2167221/202007/lo-hang-13-tan-dau-tay-trung-quoc-bo-vo-o-san-bay-lien-khuong-9062bf7b.jpg
Chủ hàng không đến nhận hàng. (Ảnh: Thanh Niên)
Cũng trong đêm ngày 22/7, Công an huyện Đức Trọng thu giữ thêm gần 10 tấn dâu tây sau khi túc trực tại sân bay Liên Khương. Lô hàng này được vận chuyển từ Hà Nội và chuẩn bị đưa lên Đà Lạt tiêu thụ, trên thùng đều ghi rõ tên và số điện thoại người nhận hàng.
https://static2.yan.vn/YanNews/2167221/202007/lo-hang-13-tan-dau-tay-trung-quoc-bo-vo-o-san-bay-lien-khuong-9475bd1b.jpg
Chủ hàng không xuất hiện, "bỏ của chạy lấy người"
Theo đó, chuyến hàng trưa 22/7 có 3 xe tải tới nhận và di chuyển lên Đà Lạt để cung cấp cho các cơ sở bán lẻ phục vụ khách du lịch. Xe đang trên đường vận chuyển thì bị bắt giữ và không cung cấp được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa của lô hàng 3,5 tấn dâu tây này.
https://static2.yan.vn/YanNews/2167221/202007/lo-hang-13-tan-dau-tay-trung-quoc-bo-vo-o-san-bay-lien-khuong-45f7b67d.jpg
Dâu tây tươi rói và chuẩn bị được tiêu thụ ở Đà Lạt. (Ảnh: Thanh Niên)
Đặc biệt, vào thời điểm hàng về tới sân bay Liên Khương trong đêm 22/7, không có chủ hàng nào ra nhận dù thông tin gửi từng người ghi rõ trên nắp thùng xốp đã được bọc kín. Hiện tại, công an huyện Đức Trọng đang thu giữ lô hàng và sẽ quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
Công an huyện Đức Trọng tiến hành tiêu hủy lô hàng
Lô hàng hơn 13 tấn dâu tây không rõ nguồn gốc xuất xứ được cho là hàng không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Đồng thời do các chủ hàng không xuất hiện và xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nên số dâu tây này sẽ bị tiêu hủy theo Nghị định 185/2012/NĐ-CP.
https://static2.yan.vn/YanNews/2167221/202007/lo-hang-13-tan-dau-tay-trung-quoc-bo-vo-o-san-bay-lien-khuong-9f7cbd5f.jpg
Lái xe tải chở dâu tây không xuất trình được giấy chứng nhận hàng hóa. (Ảnh: Thanh Niên)
Hình thức tiêu hủy là hình thức xử lý nặng nhất, áp dụng đối với những sản phẩm không phù hợp với hồ sơ đăng ký, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và không thể tái xuất, khắc phục lỗi hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Lô hàng dâu tây này có thể gắn mác dâu tây Đà Lạt gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, đặc biệt là khách du lịch.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về hành vi buôn bán lô hàng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng này? Hãy chia sẻ cùng YAN nhé!
Mức phạt đối với hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và có vi phạm khác
Theo Điều 21 thuộc Nghị định 182/2013/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị phạt tối đa 80 triệu đồng nếu vi phạm vào những quy định sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng đối với một trong các hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1 triệu đồng bao gồm kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, đánh tráo nhãn hàng hóa hoặc sửa chữa thời hạn sử dụng, kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và kinh doanh hàng có thông tin sai sự thật.
- Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1 đến dưới 2 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2 đến dưới 3 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 1- 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3 đến dưới 5 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5 đến dưới 10 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10 đến dưới 20 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20 đến dưới 30 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30 đến dưới 40 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40 đến dưới 50 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 đến dưới 70 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70 đến dưới 100 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm bao gồm lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, chất tẩy rửa, thuốc thú ý, chất kích thích tăng trưởng, danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh...
Thời Báo
Đêm ngày 22/7, Công an huyện Đức Trọng đã thu giữ hơn 13 tấn dâu tây nghi có xuất xứ Trung Quốc, được vận chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt.
Trong ngày và đêm 22/7, khoảng hơn 13 tấn dâu tây đã bị thu giữ khi vừa "cập bến" sân bay Liên Khương. Lô hàng này được nghi là có xuất xứ từ Trung Quốc, được vận chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt tiêu thụ.
Lô hàng này được chia làm 2 đợt gồm 3,5 tấn vận chuyển buổi trưa và 10 tấn vận chuyển vào đêm ngày 22/7. Đặc biệt, chủ của những lô hàng bị thu giữ không xuất hiện để nhận hàng mà chỉ có 3 xe tải tới nhận chở dâu lên Đà Lạt cung cấp cho khách du lịch.
https://news-thumb2.ymgstatic.com/YanThumbNews/2167221/202007/4c163013-9f92-409d-808c-2f0d8843bc9a.jpg#force-thumb
Lô hàng bị bắt giữ ở sân bay Liên Khương. (Ảnh: Thanh Niên)
Hơn 13 tấn dâu tây bị thu giữ ở sân bay Liên Khương
Theo thông tin trên báo Thanh Niên, hơn 13 tấn dâu tây nghi xuất xứ từ Trung Quốc đã bị phát hiện và thu giữ trong ngày 22/7 được vận chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt thông qua đường vận chuyển hàng không. Cụ thể, vào trưa ngày 22/7, Công an huyện Đức Trọng đã thu giữ 3,5 tấn dâu tây đang được vận chuyển bằng xe tải từ sân bay Liên Khương lên Đà Lạt.
https://static2.yan.vn/YanNews/2167221/202007/lo-hang-13-tan-dau-tay-trung-quoc-bo-vo-o-san-bay-lien-khuong-9062bf7b.jpg
Chủ hàng không đến nhận hàng. (Ảnh: Thanh Niên)
Cũng trong đêm ngày 22/7, Công an huyện Đức Trọng thu giữ thêm gần 10 tấn dâu tây sau khi túc trực tại sân bay Liên Khương. Lô hàng này được vận chuyển từ Hà Nội và chuẩn bị đưa lên Đà Lạt tiêu thụ, trên thùng đều ghi rõ tên và số điện thoại người nhận hàng.
https://static2.yan.vn/YanNews/2167221/202007/lo-hang-13-tan-dau-tay-trung-quoc-bo-vo-o-san-bay-lien-khuong-9475bd1b.jpg
Chủ hàng không xuất hiện, "bỏ của chạy lấy người"
Theo đó, chuyến hàng trưa 22/7 có 3 xe tải tới nhận và di chuyển lên Đà Lạt để cung cấp cho các cơ sở bán lẻ phục vụ khách du lịch. Xe đang trên đường vận chuyển thì bị bắt giữ và không cung cấp được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa của lô hàng 3,5 tấn dâu tây này.
https://static2.yan.vn/YanNews/2167221/202007/lo-hang-13-tan-dau-tay-trung-quoc-bo-vo-o-san-bay-lien-khuong-45f7b67d.jpg
Dâu tây tươi rói và chuẩn bị được tiêu thụ ở Đà Lạt. (Ảnh: Thanh Niên)
Đặc biệt, vào thời điểm hàng về tới sân bay Liên Khương trong đêm 22/7, không có chủ hàng nào ra nhận dù thông tin gửi từng người ghi rõ trên nắp thùng xốp đã được bọc kín. Hiện tại, công an huyện Đức Trọng đang thu giữ lô hàng và sẽ quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
Công an huyện Đức Trọng tiến hành tiêu hủy lô hàng
Lô hàng hơn 13 tấn dâu tây không rõ nguồn gốc xuất xứ được cho là hàng không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Đồng thời do các chủ hàng không xuất hiện và xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nên số dâu tây này sẽ bị tiêu hủy theo Nghị định 185/2012/NĐ-CP.
https://static2.yan.vn/YanNews/2167221/202007/lo-hang-13-tan-dau-tay-trung-quoc-bo-vo-o-san-bay-lien-khuong-9f7cbd5f.jpg
Lái xe tải chở dâu tây không xuất trình được giấy chứng nhận hàng hóa. (Ảnh: Thanh Niên)
Hình thức tiêu hủy là hình thức xử lý nặng nhất, áp dụng đối với những sản phẩm không phù hợp với hồ sơ đăng ký, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và không thể tái xuất, khắc phục lỗi hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Lô hàng dâu tây này có thể gắn mác dâu tây Đà Lạt gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, đặc biệt là khách du lịch.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về hành vi buôn bán lô hàng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng này? Hãy chia sẻ cùng YAN nhé!
Mức phạt đối với hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và có vi phạm khác
Theo Điều 21 thuộc Nghị định 182/2013/NĐ-CP, người vi phạm có thể bị phạt tối đa 80 triệu đồng nếu vi phạm vào những quy định sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng đối với một trong các hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1 triệu đồng bao gồm kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, đánh tráo nhãn hàng hóa hoặc sửa chữa thời hạn sử dụng, kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và kinh doanh hàng có thông tin sai sự thật.
- Phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1 đến dưới 2 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2 đến dưới 3 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 1- 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3 đến dưới 5 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5 đến dưới 10 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10 đến dưới 20 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20 đến dưới 30 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30 đến dưới 40 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40 đến dưới 50 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 đến dưới 70 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70 đến dưới 100 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm bao gồm lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, chất tẩy rửa, thuốc thú ý, chất kích thích tăng trưởng, danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh...
Thời Báo