PDA

View Full Version : Vẻ mê hoặc của các công trình Hồi giáo



sophienguyen
07-20-2020, 11:47 PM
Vẻ mê hoặc của các công trình Hồi giáo




Bộ ảnh về các lăng tẩm, cung điện, nhà thờ ở Iran là kết quả của nhiếp ảnh gia Christopher Wilton-Steer khi đi theo Con đường tơ lụa từ London đến Bắc Kinh.


https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/07/5745-1594104882.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=36I9vJ_mXMb1M-oWb6ScRQ

Đền thờ Fatima Masumeh ở thành phố Qom là một trong những điểm tôn giáo quan trọng nhất ở Iran. Công trình này được xây dựng trên phần mộ của Fatima đã qua đời vào thế kỷ 9 nhưng về sau được tô điểm và sửa sang thêm qua nhiều thế kỷ.

https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/09/3-Ceiling-details-from-the-Shrine-of-Fatima-Masumeh-Qom.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GUd1we2BDz9e6QmuwQNesQ

Theo văn hóa của người Hồi giáo Shia, phụ nữ thường được tôn thờ như các vị thánh nếu họ có các mối quan hệ khăng khít với một trong 12 hậu duệ của nhà tiên tri Muhammad (Imams). Trong đó Fatima Masumeh là chị em của hậu duệ thứ 8.


https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/07/6000-1594104898.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xDdBjr7k2oTZyQZBtQpPGQ

Thánh đường Shah ở thành phố Isfahan. Năm 1587, Shah Abbas là vua thứ 5 của vương triều Safavid (1501 - 1736) ở Ba Tư, đã biến Isfahan trở thành thủ đô của ông bằng cách xây dựng vô số cung điện, vườn lớn và các khu chợ. Vương triều Safavid còn đem hàng trăm nghệ nhân Trung Hoa tới Isfahan để xây dựng các công trình kiến trúc, trong đó có thánh đường Shah.


https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/09/1-1594294902.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=l9g_itXX_6eUvj1dIfI6bA

Họa tiết trần của cung điện Ali Qapu, nơi ở chính thức của các quốc vương Ba Tư thời Safavid. Cung điện còn là nơi để Shah Abbas đón tiếp và tổ chức tiệc đãi khách qúy tộc cũng như những nhà ngoại giao.

https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/09/3.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JULp0LxTmJUXpnDylf7B9g

Xây dựng vào giữa thời kỳ Shah Abbas cai trị, thánh đường Sheikh Lotfollah ở Isfahan được hoàn thành vào năm 1619 và chỉ để phục vụ gia đình hoàng tộc.

https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/07/6000-1-1594105601.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eX3Boe44F7O2f1NQjJctEg

Các lớp hoa văn cực kỳ tinh xảo và chi tiết trên trần cùa thánh đường Sheikh Lotfollah.

https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/09/6000-4.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9deZxxhFQLO0KsbUg3r3pw

Nhà thờ Hồi giáo Nasir al-Mulk ở Shiraz được xây dựng vào thời Qajar và hoàn thiện vào năm 1888.

https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/07/6000-3-1594105678.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LINDgffjK9KjvkrHqBVAbA

Nasir al-Mulk còn được gọi là "thánh đường hồng" vì sử dụng phần lớn là gạch lát màu hồng.

https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/07/3747-1594105821.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JgKM3ZGlIbJ0q6a9HcA3EQ

Những tòa tháp Yazd của nhà thờ Jameh là các tháp cao nhất Iran (52 m). Thánh đường Jameh này có từ thế kỷ 12 và đã được tôn tạo rất nhiều vào khoảng năm 1324 - 1365.

https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/07/6000-5-1594105679.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=f45BL5OzP8b8EEWYPxlIHg

Họa tiết trang trí trần trong lăng Olijaytu ở thành phố Soltaniyeh. Công trình này được xây từ năm 1312 và có mái vòm màu xanh ngọc cùng những dấu tích chữ Kufic cách điệu rất điển hình của khu vực Trung Á.

https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/09/2-1594294663.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7qiAUlebTPQRDUFKs-gb1A

Bên trong thánh đường Màu Xanh (Blue Mosque) ở Tabriz.

https://vcdn1-dulich.vnecdn.net/2020/07/09/15-1594294758.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7qkRhy_nY1V2c9YUD0YpMA

Trần của một mái vòm trong vườn Fin, thành phố Kashan.



theo Guardian