duyanh
07-20-2020, 12:28 PM
Ai ‘bảo kê’ để bà Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa trốn sang Pháp?
Làm sao để Việt Nam ngăn quan lớn tham nhũng, tội phạm bỏ trốn? Vụ việc cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa (bị khởi tố vì đồng lõa với cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trong nhiều sai phạm) bỏ trốn sang Pháp và bị Bộ Công an truy nã theo nhiều chuyên gia, vốn đã có tính toán, kế hoạch, sắp xếp từ trước.
Giống như trường hợp của Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Bùi Quang Huy (Nhật Cường Mobile), câu hỏi làm sao để ngăn tội phạm, nhất là quan lớn tham nhũng bỏ trốn vẫn làm đau đầu các nhà chức trách Việt Nam.
Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, việc người phạm tội bỏ trốn làm khó cho các cơ quan tố tụng, khiến người dân đặt ra nghi ngờ liệu có ai tiếp tay cho các đối tượng bỏ trốn không. Việc này cũng dễ trở thành cớ để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, làm hạ uy tín của Đảng, Nhà nước.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/5182aaf6f1dd3292dedab0284a7e39eb.png
Lẽ ra phải rút kinh nghiệm từ vụ Trịnh Xuân Thanh
Chia sẻ về các trường hợp tội phạm ở các lĩnh vực tham nhũng kinh tế, công nghệ cao, buôn lậu, rửa tiền, ma túy đã bỏ trốn trước khi bị khởi tố và bị Bộ Công an ban lệnh truy nã, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cho biết, lẽ ra, những vụ như của Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức phải được rút kinh nghiệm và áp dụng đối với các trường hợp sau này.
“Trước đây nổi lên vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn. Sau Trịnh Xuân Thanh, đáng lẽ cần rút ra kinh nghiệm nhưng rồi chúng ta lại tiếp tục để tội phạm trốn ra nước ngoài, như Vũ Đình Duy, Bùi Quang Huy, và giờ là Hồ Thị Kim Thoa”, thiếu tướng Lê Văn Cương nêu quan điểm.
Ngày 13/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương do có hành vi sai phạm trong thời gian dài, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước.
Trước đó, theo thông báo của Bộ Công an, ngày 10/7/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp tố tụng ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và Lệnh khám xét về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015, đối với cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng (sinh năm 1953), nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa (sinh năm 1960) và nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Phan Chí Dũng (sinh năm 1957).
“Đến nay bị can Hồ Thị Kim Thoa bỏ trốn, thời hạn điều tra vụ án đã hết, do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bị can Hồ Thị Kim Thoa, khi nào bắt được bị can sẽ tiến hành phục hồi điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật”, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam cho biết.
Trước đó, liên quan đến những sai phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa, tháng 10/2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách về mặt Đảng với bà Hồ Thị Kim Thoa do vi phạm liên quan công tác cán bộ của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Bà Thoa bị miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công thương từ tháng 8/2017.
Như vậy, sai phạm của bà Thoa diễn ra trong một thời gian dài, cơ quan chức năng cũng nắm rất rõ sai phạm của nữ lãnh đạo này nhưng vẫn để bị cáo kịp bỏ trốn.
Theo thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ trên Zing, việc tội phạm bỏ trốn là vấn đề cần khắc phục ngay nếu muốn công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam hiệu quả và triệt để.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/2ece9c52cfce9f2df028a17e8c1c8b22.png
Có người tiếp tay cho bà Hồ Thị Kim Thoa và các đối tượng bỏ trốn không?
Thiếu tướng Lê Văn Cương hoan nghênh tinh thần chống tham nhũng không vùng cấm, không ngoại lệ khi hàng loạt cán bộ cấp cao tiếp tục bị khởi tố để điều tra sai phạm. Việc đó cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng là không lùi bước trong chống tham nhũng. Đây cũng là nỗ lực và tinh thần mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn sâu sát trong suốt thời gian qua.
“Đây là việc tích cực, nên ủng hộ Đảng làm quyết liệt hơn nữa và làm đến cùng, cũng không sợ xử lý nhiều cán bộ thì không có người làm việc, vì Việt Nam rất nhiều người tài”, tướng Cương nhấn mạnh.
Nhưng nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cũng bày tỏ sự lo ngại trước thực trạng cán bộ vi phạm bỏ trốn, từ vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, đến ông chủ Nhật Cường là Bùi Quang Huy và nay là cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa.
“Việc người phạm tội bỏ trốn làm khó cho các cơ quan tố tụng, khiến người dân đặt ra nghi ngờ liệu có ai tiếp tay cho các đối tượng bỏ trốn không. Việc này cũng dễ trở thành cớ để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, làm hạ uy tín của Đảng, Nhà nước”, tướng Cương cảnh báo nhiều hậu quả.
Ông nhấn mạnh chuyện những người phạm tội bỏ trốn không phải chỉ ở Việt Nam mà các nước đều có. Song, để xảy ra, chắc chắn có sơ hở trong hệ thống quản lý Nhà nước vì “có sơ hở mới trốn được”.
Vì thế, từ các trường hợp trên, những cơ quan liên quan nên có cuộc họp liên bộ, bàn sâu, bàn kỹ, không né tránh, họp không phải để phê phán ai, mà để tìm kẽ hở, xem khâu nào sơ hở nhất. Sau đó tìm cách khắc phục triệt để, không để lặp lại.
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng cũng cho rằng việc để người phạm tội bỏ trốn là do quản lý có sơ hở, nhất là khi nhiều vụ liên tiếp xảy ra.
“Chúng ta có cả hệ thống chính trị và các cơ quan chuyên trách về việc này, tại sao lại để bỏ trốn? Đó là thiếu sót trong quản lý, có thể vì chủ quan, mất cảnh giác, nhưng cũng không ngoại trừ có trường hợp ‘vẽ đường cho hươu chạy’. Nếu thế phải xử lý nghiêm”, ông Hùng nhận định.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội chia sẻ về vấn đề này cũng cho rằng những người phạm tội bỏ trốn đều có sự chuẩn bị, tính toán trước.
“Đây là vấn đề nhiều lần được đưa ra bàn tại hội trường Quốc hội”, ông Hồng cho hay.
Theo vị ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh, các đối tượng phạm tội đều nhận thức được nguy cơ bị đưa ra xử lý bằng hình thức cao nhất nên có sự chuẩn bị về nơi trốn tránh, chuyển tài sản ra nước ngoài, tìm cách ra nước ngoài với nhiều lý do khác nhau.
“Đây là vấn đề rất khó trong quản lý công dân nói chung và cán bộ công chức, viên chức nói riêng”, ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng nói.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng cho biết theo quy định của luật, cơ quan Nhà nước chỉ được cấm xuất cảnh trong một vài trường hợp nhất định, nếu không nằm trong trường hợp đó thì không thể cấm quyền xuất cảnh của công dân.
Tuy nhiên, ở góc độ quản lý cán bộ, đảng viên, ông Hồng đánh giá việc này còn thiếu chặt chẽ, cần phải sớm xem xét, đánh giá và rút ra bài học trong thời gian tới. Để trả lời cho câu hỏi, “Ai bảo kê cho bà Thoa trốn sang Pháp?, ông Trịnh Xuân Thanh trốn ở Đức?” cần rất nhiều thời gian và sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc phải làm sao hạn chế tối đa sơ hở, tránh để tội phạm bị khởi tố, bắt tạm giam nhưng lại kịp “đào thoát” sẽ là việc lực lượng chức năng cần nhìn nhận tổng thể và xem xét nghiêm túc trong thời gian tới.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/481f9656ed0222ca1803e3cda49a80a4.jpg
Chưa bao giờ niềm tin vào chống tham nhũng cao như lúc này
Tuy nhiên, có thể nói, những trường hợp Việt Nam kỷ luật, khởi tố, xét xử hàng loạt cựu cán bộ lãnh đạo từ cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, nhiều quan chức Công an, quốc phòng, quân đội, kinh tế…người dân Việt Nam vẫn có chung cảm nhận rằng công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện rất “nóng, quyết liệt và có nhiều tiến triển.
Việc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an liên tiếp khởi tố nhiều cán bộ cấp cao như cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Phó chủ tịch TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến… một lần nữa cho thấy công cuộc phòng chống tham nhũng vẫn được thực hiện với quyết tâm cao, không để ai, dù ở chức vụ nào có thể “hạ cánh an toàn”.
Cần nhấn mạnh thêm rằng, trong bối cảnh Đại hội Đảng XIII sắp tới, việc làm trong sạch đội ngũ của Đảng và bộ máy quản lý nhà nước càng trở nên có ý nghĩa.
“Chưa bao giờ niềm tin vào chống tham nhũng cao như lúc này”, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Vũ Quốc Hùng phát biểu.
Đánh giá về công cuộc chống tham nhũng, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng nhận định dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng – Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, cùng sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, đã có rất nhiều cán bộ trung và cao cấp từ địa phương tới Trung ương bị xử lý kỷ luật, thậm chí xử lý hình sự.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh kết quả này trong các lĩnh vực “nhạy cảm” như sử dụng, quản lý đất đai, quản lý ngân sách Nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp.
“Qua tiếp xúc, cử tri cũng đánh giá cao quyết tâm, hiệu quả của công cuộc phòng chống tham nhũng thời gian qua. Việc này đã lấy lại niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời có tác dụng phòng ngừa và tính răn đe rất cao”, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh.
Theo vị Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh, việc quyết liệt trong phòng trong bối cảnh Đại hội Đảng XIII đang đến gần đã thể hiện đúng tinh thần không để lọt vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ địa phương đến Trung ương, đặc biệt là lãnh đạo cấp chiến lược, những người cơ hội, không đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức.
Mặc dù vậy, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng kỳ vọng việc chống tham nhũng không chỉ quyết liệt, mà phải triệt để. Tức là khi xử lý cán bộ sai phạm, phải xem xét đến trách nhiệm của người quản lý, kiểm tra, theo dõi, giới thiệu cán bộ vào vị trí đó. Quan trọng hơn, phải thu hồi được tài sản tham nhũng về cho Nhà nước, tìm ra được nguyên nhân của yếu kém và đưa ra giải pháp khắc phục.
Phát biểu về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp, cũng có đồng quan điểm rằng, công tác chống tham nhũng ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, tích cực.
Tuy nhiên, theo ông Kim, quyết tâm chống tham nhũng mới chỉ ở Trung ương, còn địa phương nhiều nơi chưa tích cực.
“Nhưng người dân không kỳ vọng chống tham nhũng là nay bắt ông này, mai bắt ông kia. Chống tham nhũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là phải xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tức là xây đi đôi với chống”, ĐBQH Vũ Trọng Kim thẳng thắn.
Vị ĐBQH phân tích, Đảng là hạt nhân lãnh đạo, phải tạo được niềm tin cho người dân chống tham nhũng, vì niềm tin về chống tham nhũng mạnh mẽ thì niềm tin vào các chính sách khác mới tăng lên.
Từng là lãnh đạo cơ quan thanh, kiểm tra kết luận sai phạm và chứng kiến việc xây dựng chỉnh đốn Đảng từ Hội nghị Trung ương 6 lần 2, khóa VIII, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng cho rằng xử lý cán bộ sai phạm là cần thiết, đúng quy luật, cho thấy Đảng nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có chuyện hạ cánh an toàn.
“Xử lý nhiều lãnh đạo cấp cao chắc chắn cũng khiến dân băn khoăn, nhưng đã sai phải sửa, không thể né tránh. Vì nếu để người không đủ đức, đủ tài lãnh đạo sẽ tai hại cho dân, cho nước”, ông Hùng bày tỏ.
“Cuộc chiến chống giặc nội xâm sẽ gây nhiều vết thương trên cơ thể, nhưng thà chấp nhận đau đớn để sau này cơ thể khỏe mạnh lại, còn hơn để những sai phạm hủy hoại dần cơ thể đến lúc không thể cứu vãn”, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng khẳng định.
Theo Sputnik
Làm sao để Việt Nam ngăn quan lớn tham nhũng, tội phạm bỏ trốn? Vụ việc cựu Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa (bị khởi tố vì đồng lõa với cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trong nhiều sai phạm) bỏ trốn sang Pháp và bị Bộ Công an truy nã theo nhiều chuyên gia, vốn đã có tính toán, kế hoạch, sắp xếp từ trước.
Giống như trường hợp của Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Bùi Quang Huy (Nhật Cường Mobile), câu hỏi làm sao để ngăn tội phạm, nhất là quan lớn tham nhũng bỏ trốn vẫn làm đau đầu các nhà chức trách Việt Nam.
Theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, việc người phạm tội bỏ trốn làm khó cho các cơ quan tố tụng, khiến người dân đặt ra nghi ngờ liệu có ai tiếp tay cho các đối tượng bỏ trốn không. Việc này cũng dễ trở thành cớ để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, làm hạ uy tín của Đảng, Nhà nước.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/5182aaf6f1dd3292dedab0284a7e39eb.png
Lẽ ra phải rút kinh nghiệm từ vụ Trịnh Xuân Thanh
Chia sẻ về các trường hợp tội phạm ở các lĩnh vực tham nhũng kinh tế, công nghệ cao, buôn lậu, rửa tiền, ma túy đã bỏ trốn trước khi bị khởi tố và bị Bộ Công an ban lệnh truy nã, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cho biết, lẽ ra, những vụ như của Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức phải được rút kinh nghiệm và áp dụng đối với các trường hợp sau này.
“Trước đây nổi lên vụ Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn. Sau Trịnh Xuân Thanh, đáng lẽ cần rút ra kinh nghiệm nhưng rồi chúng ta lại tiếp tục để tội phạm trốn ra nước ngoài, như Vũ Đình Duy, Bùi Quang Huy, và giờ là Hồ Thị Kim Thoa”, thiếu tướng Lê Văn Cương nêu quan điểm.
Ngày 13/7, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương do có hành vi sai phạm trong thời gian dài, cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước.
Trước đó, theo thông báo của Bộ Công an, ngày 10/7/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp tố tụng ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và Lệnh khám xét về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015, đối với cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng (sinh năm 1953), nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa (sinh năm 1960) và nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Phan Chí Dũng (sinh năm 1957).
“Đến nay bị can Hồ Thị Kim Thoa bỏ trốn, thời hạn điều tra vụ án đã hết, do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bị can Hồ Thị Kim Thoa, khi nào bắt được bị can sẽ tiến hành phục hồi điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật”, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam cho biết.
Trước đó, liên quan đến những sai phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa, tháng 10/2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật khiển trách về mặt Đảng với bà Hồ Thị Kim Thoa do vi phạm liên quan công tác cán bộ của Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016. Bà Thoa bị miễn nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công thương từ tháng 8/2017.
Như vậy, sai phạm của bà Thoa diễn ra trong một thời gian dài, cơ quan chức năng cũng nắm rất rõ sai phạm của nữ lãnh đạo này nhưng vẫn để bị cáo kịp bỏ trốn.
Theo thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ trên Zing, việc tội phạm bỏ trốn là vấn đề cần khắc phục ngay nếu muốn công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam hiệu quả và triệt để.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/2ece9c52cfce9f2df028a17e8c1c8b22.png
Có người tiếp tay cho bà Hồ Thị Kim Thoa và các đối tượng bỏ trốn không?
Thiếu tướng Lê Văn Cương hoan nghênh tinh thần chống tham nhũng không vùng cấm, không ngoại lệ khi hàng loạt cán bộ cấp cao tiếp tục bị khởi tố để điều tra sai phạm. Việc đó cho thấy quyết tâm chính trị của Đảng là không lùi bước trong chống tham nhũng. Đây cũng là nỗ lực và tinh thần mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng luôn sâu sát trong suốt thời gian qua.
“Đây là việc tích cực, nên ủng hộ Đảng làm quyết liệt hơn nữa và làm đến cùng, cũng không sợ xử lý nhiều cán bộ thì không có người làm việc, vì Việt Nam rất nhiều người tài”, tướng Cương nhấn mạnh.
Nhưng nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cũng bày tỏ sự lo ngại trước thực trạng cán bộ vi phạm bỏ trốn, từ vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, đến ông chủ Nhật Cường là Bùi Quang Huy và nay là cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa.
“Việc người phạm tội bỏ trốn làm khó cho các cơ quan tố tụng, khiến người dân đặt ra nghi ngờ liệu có ai tiếp tay cho các đối tượng bỏ trốn không. Việc này cũng dễ trở thành cớ để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, làm hạ uy tín của Đảng, Nhà nước”, tướng Cương cảnh báo nhiều hậu quả.
Ông nhấn mạnh chuyện những người phạm tội bỏ trốn không phải chỉ ở Việt Nam mà các nước đều có. Song, để xảy ra, chắc chắn có sơ hở trong hệ thống quản lý Nhà nước vì “có sơ hở mới trốn được”.
Vì thế, từ các trường hợp trên, những cơ quan liên quan nên có cuộc họp liên bộ, bàn sâu, bàn kỹ, không né tránh, họp không phải để phê phán ai, mà để tìm kẽ hở, xem khâu nào sơ hở nhất. Sau đó tìm cách khắc phục triệt để, không để lặp lại.
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng cũng cho rằng việc để người phạm tội bỏ trốn là do quản lý có sơ hở, nhất là khi nhiều vụ liên tiếp xảy ra.
“Chúng ta có cả hệ thống chính trị và các cơ quan chuyên trách về việc này, tại sao lại để bỏ trốn? Đó là thiếu sót trong quản lý, có thể vì chủ quan, mất cảnh giác, nhưng cũng không ngoại trừ có trường hợp ‘vẽ đường cho hươu chạy’. Nếu thế phải xử lý nghiêm”, ông Hùng nhận định.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội chia sẻ về vấn đề này cũng cho rằng những người phạm tội bỏ trốn đều có sự chuẩn bị, tính toán trước.
“Đây là vấn đề nhiều lần được đưa ra bàn tại hội trường Quốc hội”, ông Hồng cho hay.
Theo vị ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh, các đối tượng phạm tội đều nhận thức được nguy cơ bị đưa ra xử lý bằng hình thức cao nhất nên có sự chuẩn bị về nơi trốn tránh, chuyển tài sản ra nước ngoài, tìm cách ra nước ngoài với nhiều lý do khác nhau.
“Đây là vấn đề rất khó trong quản lý công dân nói chung và cán bộ công chức, viên chức nói riêng”, ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng nói.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng cho biết theo quy định của luật, cơ quan Nhà nước chỉ được cấm xuất cảnh trong một vài trường hợp nhất định, nếu không nằm trong trường hợp đó thì không thể cấm quyền xuất cảnh của công dân.
Tuy nhiên, ở góc độ quản lý cán bộ, đảng viên, ông Hồng đánh giá việc này còn thiếu chặt chẽ, cần phải sớm xem xét, đánh giá và rút ra bài học trong thời gian tới. Để trả lời cho câu hỏi, “Ai bảo kê cho bà Thoa trốn sang Pháp?, ông Trịnh Xuân Thanh trốn ở Đức?” cần rất nhiều thời gian và sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc phải làm sao hạn chế tối đa sơ hở, tránh để tội phạm bị khởi tố, bắt tạm giam nhưng lại kịp “đào thoát” sẽ là việc lực lượng chức năng cần nhìn nhận tổng thể và xem xét nghiêm túc trong thời gian tới.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/481f9656ed0222ca1803e3cda49a80a4.jpg
Chưa bao giờ niềm tin vào chống tham nhũng cao như lúc này
Tuy nhiên, có thể nói, những trường hợp Việt Nam kỷ luật, khởi tố, xét xử hàng loạt cựu cán bộ lãnh đạo từ cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, nhiều quan chức Công an, quốc phòng, quân đội, kinh tế…người dân Việt Nam vẫn có chung cảm nhận rằng công cuộc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện rất “nóng, quyết liệt và có nhiều tiến triển.
Việc cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an liên tiếp khởi tố nhiều cán bộ cấp cao như cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Phó chủ tịch TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến… một lần nữa cho thấy công cuộc phòng chống tham nhũng vẫn được thực hiện với quyết tâm cao, không để ai, dù ở chức vụ nào có thể “hạ cánh an toàn”.
Cần nhấn mạnh thêm rằng, trong bối cảnh Đại hội Đảng XIII sắp tới, việc làm trong sạch đội ngũ của Đảng và bộ máy quản lý nhà nước càng trở nên có ý nghĩa.
“Chưa bao giờ niềm tin vào chống tham nhũng cao như lúc này”, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Vũ Quốc Hùng phát biểu.
Đánh giá về công cuộc chống tham nhũng, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng nhận định dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng – Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, cùng sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, đã có rất nhiều cán bộ trung và cao cấp từ địa phương tới Trung ương bị xử lý kỷ luật, thậm chí xử lý hình sự.
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh kết quả này trong các lĩnh vực “nhạy cảm” như sử dụng, quản lý đất đai, quản lý ngân sách Nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp.
“Qua tiếp xúc, cử tri cũng đánh giá cao quyết tâm, hiệu quả của công cuộc phòng chống tham nhũng thời gian qua. Việc này đã lấy lại niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và các cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời có tác dụng phòng ngừa và tính răn đe rất cao”, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng nhấn mạnh.
Theo vị Ủy viên Ủy ban Quốc phòng An ninh, việc quyết liệt trong phòng trong bối cảnh Đại hội Đảng XIII đang đến gần đã thể hiện đúng tinh thần không để lọt vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ địa phương đến Trung ương, đặc biệt là lãnh đạo cấp chiến lược, những người cơ hội, không đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức.
Mặc dù vậy, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng kỳ vọng việc chống tham nhũng không chỉ quyết liệt, mà phải triệt để. Tức là khi xử lý cán bộ sai phạm, phải xem xét đến trách nhiệm của người quản lý, kiểm tra, theo dõi, giới thiệu cán bộ vào vị trí đó. Quan trọng hơn, phải thu hồi được tài sản tham nhũng về cho Nhà nước, tìm ra được nguyên nhân của yếu kém và đưa ra giải pháp khắc phục.
Phát biểu về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp, cũng có đồng quan điểm rằng, công tác chống tham nhũng ở Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, tích cực.
Tuy nhiên, theo ông Kim, quyết tâm chống tham nhũng mới chỉ ở Trung ương, còn địa phương nhiều nơi chưa tích cực.
“Nhưng người dân không kỳ vọng chống tham nhũng là nay bắt ông này, mai bắt ông kia. Chống tham nhũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn nữa là phải xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tức là xây đi đôi với chống”, ĐBQH Vũ Trọng Kim thẳng thắn.
Vị ĐBQH phân tích, Đảng là hạt nhân lãnh đạo, phải tạo được niềm tin cho người dân chống tham nhũng, vì niềm tin về chống tham nhũng mạnh mẽ thì niềm tin vào các chính sách khác mới tăng lên.
Từng là lãnh đạo cơ quan thanh, kiểm tra kết luận sai phạm và chứng kiến việc xây dựng chỉnh đốn Đảng từ Hội nghị Trung ương 6 lần 2, khóa VIII, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng cho rằng xử lý cán bộ sai phạm là cần thiết, đúng quy luật, cho thấy Đảng nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có chuyện hạ cánh an toàn.
“Xử lý nhiều lãnh đạo cấp cao chắc chắn cũng khiến dân băn khoăn, nhưng đã sai phải sửa, không thể né tránh. Vì nếu để người không đủ đức, đủ tài lãnh đạo sẽ tai hại cho dân, cho nước”, ông Hùng bày tỏ.
“Cuộc chiến chống giặc nội xâm sẽ gây nhiều vết thương trên cơ thể, nhưng thà chấp nhận đau đớn để sau này cơ thể khỏe mạnh lại, còn hơn để những sai phạm hủy hoại dần cơ thể đến lúc không thể cứu vãn”, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng khẳng định.
Theo Sputnik