PDA

View Full Version : Trung Quốc ngang ngược đòi thu hồi Trường Sa và Hoàng Sa: Việt Nam bác bỏ, tuyên bố “vô giá trị”



duyanh
07-17-2020, 11:50 AM
Trung Quốc ngang ngược đòi thu hồi Trường Sa và Hoàng Sa: Việt Nam bác bỏ, tuyên bố “vô giá trị”




Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã đưa ra bình luận về những nội dung đăng tải trên Twitter của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh liên quan vấn đề Biển Đông, chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước việc Trung Quốc ngụy biện về chủ quyền và lợi ích của Bắc Kinh ở Biển Đông, cụ thể là việc người phát ngôn Hoa Xuân Oánh cho rằng, chính quyền Trung Quốc thu hồi Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa) do bị Nhật chiếm đóng, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, Việt Nam cho rằng tất cả các nước đều phải có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng luật pháp quốc tế.

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng với tuyên bố về Biển Đông của bà Hoa Xuân Oánh

Chiều 16/7, trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng bình luận về những tuyên bố được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nêu ra trong bài đăng trên Twitter liên quan đến căng thẳng Biển Đông và chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa.

“Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”, bà Lê Thị Thu Hằng – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 16/7, bình luận về loạt tweet của bà Hoa Xuân Oánh với nhiều thông tin bịa đặt về Biển Đông.

Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam luôn nhất quán lập trường rằng tất cả các quốc gia đều có nghĩa vụ và lợi ích chung trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/f1043af751435bd6b7fff2ad03c4985f.jpg

Trước đó, ngày 14/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đăng tải lên Twitter một loạt các ý kiến về vấn đề Biển Đông. Bà Hoa Xuân Oánh cũng không quên phê phán những động thái mới đây của Mỹ. Đặc biệt, điều này diễn ra chỉ một ngày sau tuyên bố cứng rắn của Ngoại trưởng Mike Pompeo về Biển Đông.

Trong nội dung những bài viết của mình, bà Hoa Xuân Oánh đưa ra thông tin bịa đặt rằng các quyền liên quan của Trung Quốc ở Biển Đông đã được thiết lập từ lịch sử, vì lý do Trung Quốc đã hoạt động tại khu vực cách đây 2.000 năm.

Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn trắng trợn nói rằng Bắc Kinh “thu hồi Nam Sa và Tây Sa do bị Nhật chiếm đóng”. Đây là cách gọi của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Trên thực tế, cả hai quần đảo này đều thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam từ lâu. Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ 1974 còn quần đảo Trường Sa cũng bị Bắc Kinh chiếm và xây dựng trái phép trên một số điểm đảo. Hải chiến Hoàng Sa là sự kiện lịch sử ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc.

Trong loạt tuyên bố trước đây, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của mình cũng như luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng, mọi hoạt động của các bên tại các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nếu không có sự cho phép của Hà Nội, đều vô giá trị.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/07/02af6427a502ddeeaea2327f5eedd188.jpg

Việt Nam cũng như các quốc gia có chung tranh chấp khác ở Biển Đông đều nhiều lần đề nghị Bắc Kinh không có các hành vi gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực cũng như nỗ lực của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế

Ngày 15/7, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã lên tiếng về lập trường của Hoa Kỳ đối với các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, Việt Nam hoan nghênh lập trường các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp luật pháp quốc tế.

“Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Bà Hằng cho biết, Việt Nam lấy Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 làm khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

“Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hoà bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng bày tỏ.

Bão Lửa