duyanh
07-08-2020, 12:11 PM
Hết thời, Trung Quốc ‘xuất khẩu siêu đập’ sang các nước ‘khát’ điện
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/07/dap-tam-hiep-700x366.png
Đập Tam Hiệp (ảnh: Wikimedia).
Thời kỳ xây dựng các “siêu đập” ở Trung Quốc đã tới hồi kết khi nước này đã hết chỗ để xây những công trình thủy điện lớn như trước đây và chuyển hướng sang xây siêu đập ở các quốc gia đang “khát” nguồn điện.
Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc vào cuối tháng 6 đã khởi động tổ máy phát điện đầu tiên của siêu đập thủy điện Ô Đông Đức (Wudongde) nằm sâu trong vùng núi cao thuộc tỉnh Vân Nam ở phía tây nam Trung Quốc.
Nhà máy đập thủy điện Ô Đông Đức đặt trên sông Kim Sa (Jinsha) nơi thượng nguồn Trường Giang, tại ranh giới tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam. Khoảng 170 km xuôi về phía hạ nguồn dòng Kim Sa là nơi có đập Bạch Hạc Than (Baihetan), đây là nhà máy cuối cùng của Trung Quốc thuộc thể loại “siêu đập” và dự kiến nó sẽ đi vào hoạt động trong năm tới. Khi vận hành hết công suất, hai nhà máy thủy điện này sẽ sản xuất nhiều điện hơn mọi nhà máy điện ở Philippines cộng lại.
Hai đập thủy điện này được xem là những “siêu đập” cuối trong thời kỳ bùng nổ xây dựng của Trung Quốc đã tồn tại hơn nửa thế kỷ, là một vấn đề ngày càng gây tranh cãi giữa việc đánh đổi lợi ích của năng lượng tái tạo, phòng chống lũ lụt và xã hội cũng như thiệt hại môi trường.
Giờ đây, ngành công nghiệp thủy điện của Trung Quốc đang chuyển hướng sang các dự án nhỏ hơn và thủy điện tích năng (pumped-storage hydroelectricity).
“Chi phí phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng đốt than rất rẻ, tại sao lại phải bơm một khoản tiền khổng lồ để phát triển thủy điện 2.000 km sâu trong cao nguyên Tây Tạng”, Frank Yu, một nhà phân tích tại Wood Mackenzie Ltd. nói. “Tương lai của thủy điện sẽ là thủy điện tích năng và quy mô cũng sẽ ngày nhỏ hơn nữa”.
Thời đại xây dựng đập của Trung Quốc bắt đầu vào những năm 1950, ngay sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc thắng thế, và nó đã đạt cao trào trong hai thập niên qua. Tới khi Bạch Hạc Than đi vào hoạt động và vận hành hết công suất vào cuối năm 2022, Trung Quốc sẽ hoàn thành 5 trong 10 đập thủy điện lớn nhất thế giới chỉ trong 10 năm.
Các đập nước của Trung Quốc trong năm 2017 tạo ra nhiều điện hơn tổng nguồn cung của mọi quốc gia khác trên thế giới, trừ Mỹ và Ấn Độ.
Khai thác thủy điện từ các con sông, từ những nguồn nước chảy từ các đỉnh núi tuyết ở phía tây cho đến các đồng bằng màu mỡ ở phía đông ở Trung Quốc, luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo nước này.
Theo tờ Bloomberg, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lợi dụng trận lụt thảm khốc trong năm 1931 để vin lấy cái cớ đổ lỗi cho chính phủ Quốc Dân đảng, và khi Mao Trạch Đông tiếp quản trong năm 1949, việc xây dựng đập là ưu tiên hàng đầu. Nhưng các công trình và nguồn điện năng thường không được như mong đợi, còn gây ra nhiều thảm họa hơn như vỡ đập Bản Kiều (Banqiao) và Shimantan trong năm 1975 khiến khoảng 240.000 người chết.
Khi Trung Quốc bắt đầu nổi lên trên toàn cầu vào cuối những năm 1990, ngành công nghiệp xây dựng đập thủy điện cũng theo đó mà đi lên.
“Kể từ đầu thế kỷ, quốc gia này đã tăng gấp bốn lần công suất lắp đặt và chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng thủy điện toàn cầu”, Samuel Law, nhà phân tích của Hiệp hội Thủy điện Quốc tế (IHA) cho biết.
Thời kỳ xây dựng các siêu đập hiện đại bắt đầu với dự án dài hơn chặn sông Dương Tử tại vị trí đặt đập Tam Hiệp, nơi có một chuỗi các nhánh hẹp giữa các ngọn núi bao quanh con sông dài nhất của Trung Quốc.
Dự án đã gây tranh cãi ở Trung Quốc. Những người đề xuất ca ngợi lợi ích về năng lượng sạch, cải thiện giao thông đường thủy và cơ hội chế ngự một trong những con sông dễ bị lũ lụt nhất quốc gia. Những người phản đối lại cho rằng việc xây đập sẽ khiến hàng triệu người mất kế sinh nhai và buộc phải di dời từ dải đất màu mỡ dọc theo bờ sông đến những môi trường khắc nghiệt hơn trên vùng đất cao hơn, cùng với việc mất đi các di tích văn hóa và khảo cổ.
Đập Tam Hiệp được khởi công vào năm 1994 và khi máy phát điện cuối cùng được vận hành vào năm 2012, nó đã trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới với công suất 22,5 gigawatt. Thêm hai dự án lớn nữa là Hướng Gia Bá (Xiangjiaba) công suất 6,4 gigawatt và Khê Lạc Độ (Xiluodu) công suất 13,9 gigawatt đã được hoàn thành trong năm 2014 cũng trên sông Kim Sa, nhánh ăn sâu vào sông Dương Tử. Tính cả Ô Đông Đức và Bạch Hạc Than thì chỉ trên đoạn sông dài 1.200 km đã có 5 trong số 10 nhà máy thủy điện lớn nhất trên Trái đất.
Các nhà máy thủy điện lớn đòi hỏi dòng nước như thác đổ xuống từ các địa hình phân tầng ở độ cao nhất định và Trung Quốc đã khai thác hầu hết các địa điểm tốt nhất có thể dễ dàng tiếp cận.
Sau Ô Đông Đức và Bạch Hạc Than, không có con đập nào có công suất lớn hơn 10 gigawatts đang được xây hoặc đang trong kế hoạch, Bloomberg dẫn lời Pavan Vyakaranam, nhà phân tích điện cao cấp tại GlobalData cho biết.
“Mặc dù đất nước này có một hệ thống các đường ống dẫn mạnh từ các siêu đập thủy điện, nhưng nó gần như đã cạn kiệt các vị trí tiềm năng của chính mình”, Vyakaranam nói.
Trung Quốc đã hoàn toàn cạn kiệt không gian cho thủy điện. Nhưng có rất nhiều điểm tiềm năng cho các nhà máy công suất từ 1 đến 3 gigawatt ở các quốc gia khác mà Trung Quốc có thể ký kết dự án.
Hứa hẹn nhất là đập Motuo trên sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng, có thời điểm được xem là một nhà máy thủy điện có tiềm năng sản xuất 38 gigawatt, gần gấp đôi Tam Hiệp. Chính phủ Trung Quốc đang nghiên cứu tính khả thi của địa điểm này, tờ Bloomberg dẫn lời một người quen thuộc về vấn đề này cho biết với điều kiện ẩn danh.
Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, triển khai một dự án như vậy là khó khả thi. Đưa vật liệu và nhân công đến một khu vực hẻo lánh như vậy sẽ rất tốn kém. Và yếu tố địa chính trị đó cũng phần nào gây tác động khi việc xây đập sẽ phá hủy một nhánh dẫn vào con sông lớn ở Ấn Độ, bao gồm sông Brahmaputra.
Những nhà xây đập Trung Quốc đã gói ghém dụng cụ xây dựng ở đất nước mình và đang mang nó ra nước ngoài. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm chính sách phát triển toàn cầu của Đại học Boston cho biết, các ngân hàng phát triển lớn của Trung Quốc đã cấp vốn cho các dự án thủy điện trị giá gần 44 tỷ USD trên toàn cầu kể từ năm 2000.
“Các công ty thủy điện của Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các quốc gia khác ở Nam Á, Đông Nam Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh”, Vyakaranam nói.
Lào là một điển hình, trong nỗ lực trở thành “cục pin” của Đông Nam Á, Lào chấp nhận nhiều khoản vay của Trung Quốc hơn để xây đập thủy điện, khiến quốc gia vốn đang nợ nần này trượt sâu vào túi nợ của Trung Quốc.
Trung Quốc mới đây đã ký hợp đồng 2,5 tỷ USD xây siêu đập cho Pakistan trên phần đất do Pakistan kiểm soát ở Kashmir, nơi mà cả Pakistan và Ấn Độ đang tranh chấp chủ quyền.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/07/dap-tam-hiep-700x366.png
Đập Tam Hiệp (ảnh: Wikimedia).
Thời kỳ xây dựng các “siêu đập” ở Trung Quốc đã tới hồi kết khi nước này đã hết chỗ để xây những công trình thủy điện lớn như trước đây và chuyển hướng sang xây siêu đập ở các quốc gia đang “khát” nguồn điện.
Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc vào cuối tháng 6 đã khởi động tổ máy phát điện đầu tiên của siêu đập thủy điện Ô Đông Đức (Wudongde) nằm sâu trong vùng núi cao thuộc tỉnh Vân Nam ở phía tây nam Trung Quốc.
Nhà máy đập thủy điện Ô Đông Đức đặt trên sông Kim Sa (Jinsha) nơi thượng nguồn Trường Giang, tại ranh giới tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam. Khoảng 170 km xuôi về phía hạ nguồn dòng Kim Sa là nơi có đập Bạch Hạc Than (Baihetan), đây là nhà máy cuối cùng của Trung Quốc thuộc thể loại “siêu đập” và dự kiến nó sẽ đi vào hoạt động trong năm tới. Khi vận hành hết công suất, hai nhà máy thủy điện này sẽ sản xuất nhiều điện hơn mọi nhà máy điện ở Philippines cộng lại.
Hai đập thủy điện này được xem là những “siêu đập” cuối trong thời kỳ bùng nổ xây dựng của Trung Quốc đã tồn tại hơn nửa thế kỷ, là một vấn đề ngày càng gây tranh cãi giữa việc đánh đổi lợi ích của năng lượng tái tạo, phòng chống lũ lụt và xã hội cũng như thiệt hại môi trường.
Giờ đây, ngành công nghiệp thủy điện của Trung Quốc đang chuyển hướng sang các dự án nhỏ hơn và thủy điện tích năng (pumped-storage hydroelectricity).
“Chi phí phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng đốt than rất rẻ, tại sao lại phải bơm một khoản tiền khổng lồ để phát triển thủy điện 2.000 km sâu trong cao nguyên Tây Tạng”, Frank Yu, một nhà phân tích tại Wood Mackenzie Ltd. nói. “Tương lai của thủy điện sẽ là thủy điện tích năng và quy mô cũng sẽ ngày nhỏ hơn nữa”.
Thời đại xây dựng đập của Trung Quốc bắt đầu vào những năm 1950, ngay sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc thắng thế, và nó đã đạt cao trào trong hai thập niên qua. Tới khi Bạch Hạc Than đi vào hoạt động và vận hành hết công suất vào cuối năm 2022, Trung Quốc sẽ hoàn thành 5 trong 10 đập thủy điện lớn nhất thế giới chỉ trong 10 năm.
Các đập nước của Trung Quốc trong năm 2017 tạo ra nhiều điện hơn tổng nguồn cung của mọi quốc gia khác trên thế giới, trừ Mỹ và Ấn Độ.
Khai thác thủy điện từ các con sông, từ những nguồn nước chảy từ các đỉnh núi tuyết ở phía tây cho đến các đồng bằng màu mỡ ở phía đông ở Trung Quốc, luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo nước này.
Theo tờ Bloomberg, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lợi dụng trận lụt thảm khốc trong năm 1931 để vin lấy cái cớ đổ lỗi cho chính phủ Quốc Dân đảng, và khi Mao Trạch Đông tiếp quản trong năm 1949, việc xây dựng đập là ưu tiên hàng đầu. Nhưng các công trình và nguồn điện năng thường không được như mong đợi, còn gây ra nhiều thảm họa hơn như vỡ đập Bản Kiều (Banqiao) và Shimantan trong năm 1975 khiến khoảng 240.000 người chết.
Khi Trung Quốc bắt đầu nổi lên trên toàn cầu vào cuối những năm 1990, ngành công nghiệp xây dựng đập thủy điện cũng theo đó mà đi lên.
“Kể từ đầu thế kỷ, quốc gia này đã tăng gấp bốn lần công suất lắp đặt và chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng thủy điện toàn cầu”, Samuel Law, nhà phân tích của Hiệp hội Thủy điện Quốc tế (IHA) cho biết.
Thời kỳ xây dựng các siêu đập hiện đại bắt đầu với dự án dài hơn chặn sông Dương Tử tại vị trí đặt đập Tam Hiệp, nơi có một chuỗi các nhánh hẹp giữa các ngọn núi bao quanh con sông dài nhất của Trung Quốc.
Dự án đã gây tranh cãi ở Trung Quốc. Những người đề xuất ca ngợi lợi ích về năng lượng sạch, cải thiện giao thông đường thủy và cơ hội chế ngự một trong những con sông dễ bị lũ lụt nhất quốc gia. Những người phản đối lại cho rằng việc xây đập sẽ khiến hàng triệu người mất kế sinh nhai và buộc phải di dời từ dải đất màu mỡ dọc theo bờ sông đến những môi trường khắc nghiệt hơn trên vùng đất cao hơn, cùng với việc mất đi các di tích văn hóa và khảo cổ.
Đập Tam Hiệp được khởi công vào năm 1994 và khi máy phát điện cuối cùng được vận hành vào năm 2012, nó đã trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới với công suất 22,5 gigawatt. Thêm hai dự án lớn nữa là Hướng Gia Bá (Xiangjiaba) công suất 6,4 gigawatt và Khê Lạc Độ (Xiluodu) công suất 13,9 gigawatt đã được hoàn thành trong năm 2014 cũng trên sông Kim Sa, nhánh ăn sâu vào sông Dương Tử. Tính cả Ô Đông Đức và Bạch Hạc Than thì chỉ trên đoạn sông dài 1.200 km đã có 5 trong số 10 nhà máy thủy điện lớn nhất trên Trái đất.
Các nhà máy thủy điện lớn đòi hỏi dòng nước như thác đổ xuống từ các địa hình phân tầng ở độ cao nhất định và Trung Quốc đã khai thác hầu hết các địa điểm tốt nhất có thể dễ dàng tiếp cận.
Sau Ô Đông Đức và Bạch Hạc Than, không có con đập nào có công suất lớn hơn 10 gigawatts đang được xây hoặc đang trong kế hoạch, Bloomberg dẫn lời Pavan Vyakaranam, nhà phân tích điện cao cấp tại GlobalData cho biết.
“Mặc dù đất nước này có một hệ thống các đường ống dẫn mạnh từ các siêu đập thủy điện, nhưng nó gần như đã cạn kiệt các vị trí tiềm năng của chính mình”, Vyakaranam nói.
Trung Quốc đã hoàn toàn cạn kiệt không gian cho thủy điện. Nhưng có rất nhiều điểm tiềm năng cho các nhà máy công suất từ 1 đến 3 gigawatt ở các quốc gia khác mà Trung Quốc có thể ký kết dự án.
Hứa hẹn nhất là đập Motuo trên sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng, có thời điểm được xem là một nhà máy thủy điện có tiềm năng sản xuất 38 gigawatt, gần gấp đôi Tam Hiệp. Chính phủ Trung Quốc đang nghiên cứu tính khả thi của địa điểm này, tờ Bloomberg dẫn lời một người quen thuộc về vấn đề này cho biết với điều kiện ẩn danh.
Nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, triển khai một dự án như vậy là khó khả thi. Đưa vật liệu và nhân công đến một khu vực hẻo lánh như vậy sẽ rất tốn kém. Và yếu tố địa chính trị đó cũng phần nào gây tác động khi việc xây đập sẽ phá hủy một nhánh dẫn vào con sông lớn ở Ấn Độ, bao gồm sông Brahmaputra.
Những nhà xây đập Trung Quốc đã gói ghém dụng cụ xây dựng ở đất nước mình và đang mang nó ra nước ngoài. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm chính sách phát triển toàn cầu của Đại học Boston cho biết, các ngân hàng phát triển lớn của Trung Quốc đã cấp vốn cho các dự án thủy điện trị giá gần 44 tỷ USD trên toàn cầu kể từ năm 2000.
“Các công ty thủy điện của Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các quốc gia khác ở Nam Á, Đông Nam Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh”, Vyakaranam nói.
Lào là một điển hình, trong nỗ lực trở thành “cục pin” của Đông Nam Á, Lào chấp nhận nhiều khoản vay của Trung Quốc hơn để xây đập thủy điện, khiến quốc gia vốn đang nợ nần này trượt sâu vào túi nợ của Trung Quốc.
Trung Quốc mới đây đã ký hợp đồng 2,5 tỷ USD xây siêu đập cho Pakistan trên phần đất do Pakistan kiểm soát ở Kashmir, nơi mà cả Pakistan và Ấn Độ đang tranh chấp chủ quyền.
DKN