duyanh
07-08-2020, 11:51 AM
Mỹ chính thức thông báo với LHQ về việc rút khỏi WHO
Chính quyền Trump đã chính thức khởi động tiến trình rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Washington đã gửi thông báo tới Liên Hiệp Quốc để có thể rút khỏi WHO vào năm tới.
https://media.gettyimages.com/photos/world-health-organization-directorgeneral-tedros-adhanom-ghebreyesus-picture-id1197627018?s=2048x2048
Theo tờ The Epoch Times, một phát ngôn viên của WHO đã nói: “Chúng tôi đã nhận được các thông tin cho biết Mỹ đã chuyển thông báo chính thức tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc rằng [Washington] sẽ rút khỏi WHO từ ngày 6/7/2021”.
“Chúng tôi chưa có thông tin thêm về vấn đề này trong giai đoạn này”, vị phát ngôn viên WHO viết trong thư gửi The Epoch Times.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hồi tháng Năm đã nói với báo giới rằng ông hy vọng Mỹ sẽ không cắt đứt mối quan hệ với cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc.
Ông Tedros đã gọi Mỹ là “người bạn lâu năm và hào phóng của WHO”, và nói thêm rằng: “Chúng tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục là như vậy”.
Mỹ trước nay là nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, đều đặn hàng năm rót hàng trăm triệu USD vào ngân sách cơ bản của tổ chức điều phối hoạt động y tế toàn cầu này.
Tổng thống Donald Trump hồi tháng Năm đã loan báo rằng Mỹ sẽ chính thức chấm dứt mối quan hệ với WHO.
“Chúng tôi đã thông tin chi tiết về các cải cách mà [WHO] phải thực hiện và [chúng tôi] đã liên lạc trực tiếp với họ nhưng họ đã từ chối hành động. Bởi vì họ đã không thực hiện những cải cách theo yêu cầu và rất cần thiết này, nên hôm nay chúng tôi sẽ chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới và điều chuyển ngân sách sang những nhu cầu y tế toàn cầu rộng lớn, khẩn cấp và xứng đáng nhận”, ông Trump nói hồi tháng Năm.
The Epoch Times dẫn lời một quan chức chính quyền Trump giấu tên cho biết các nhóm khác có thể nhận được tiền tài trợ của Mỹ bao gồm Hội chữ Thập đỏ và tổ chức Bác sĩ không Biên giới.
Tổng thống Trump giữa tháng trước đã nhắc lại rằng ông sẽ không xem xét lại quyết định chấm dứt quan hệ với WHO và gọi tổ chức này là “thảm họa”.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Washington sẽ tiếp tục tìm cách cải cách WHO. Nhưng khi được hỏi liệu chính quyền Mỹ có thể thay đổi lập trường về việc rút khỏi tổ chức y tế thế giới hay không, thì vị phát ngôn viên này đã đề cập tới phản hồi của Tổng thống Trump vào giữa tháng Sáu.
Chính quyền Trump loan báo chính thức kích hoạt tiến trình rút lui khỏi WHO chỉ một ngày sau khi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc này thừa nhận các quan chức chế độ Trung Quốc đã không báo cáo tình huống khẩn cấp liên quan tới virus mới từ Trung Quốc cho các quan chức WHO trong giai đoạn đầu dịch mới xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc.
Theo báo cáo của nhiều hãng truyền thông quốc tế, WHO đã sửa đổi thời biểu đại dịch virus corona và đăng lại trên trang web của cơ quan này vào ngày 29/6. Sửa đổi này cho thấy rằng lãnh đạo Trung Quốc đã cố tình che giấu dịch bệnh virus corona trong giai đoạn đầu.
Nội dung thời biểu sửa đổi tiếp tục giữ lại thông tin rằng vào ngày 31/12/2019 “Văn phòng WHO tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thu thập một thông cáo báo chí do Ủy ban Y tế Đô thị Vũ Hán phát hành trên trang web của ủy ban này về các trường hợp ‘viêm phổi virus’ tại Vũ Hán, Trung Quốc”, nhưng bổ sung thông tin rằng “nền tảng thông tin nguồn mở của WHO cũng lấy một báo cáo tin tức bằng tiếng Trung từ hãng tin Finance Sina về cùng một ổ dịch viêm phổi virus tại Vũ Hán, được cho là ‘bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân’”.
Trong hai ngày tiếp sau đó (ngày 1/1 và 2/1), WHO đều đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin về dịch bệnh, nhưng họ chỉ nhận được một phản hồi từ Trung Quốc vào ngày 3/1, theo Business Insider.
Trước đó, khi công bố thời biểu virus corona vào tháng Tư, WHO đã nói rằng hiểu biết đầu tiên của họ về virus corona là nhờ vào một cảnh báo do Ủy ban Y tế Đô thị Vũ Hán phát hành và không nêu chi tiết họ được thông báo về cảnh báo đó như thế nào và từ đâu, theo AFP. Tuy nhiên, bản thời biểu sửa đổi mới nhất đã làm rõ rằng WHO nhận được thông báo đầu tiên về virus corona từ Văn phòng WHO tại Bắc Kinh chứ không phải từ giới chức Trung Quốc.
Đảng Dân chủ và một số thành viên Đảng Cộng hòa đã lên tiếng phản đối chính quyền Trump kích hoạt tiến trình rút lui khỏi WHO.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lamar Alexander, Chủ tịch Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu trí Thượng viện cho hay: “Tôi không đồng ý với quyết định của tổng thống. Chắc chắn, có sự cần thiết phải xem xét kỹ lưỡng những sai lầm mà Tổ chức Y tế Thế giới có thể mắc phải liên quan tới virus corona, nhưng thời điểm để đánh giá phải là sau khi cuộc khủng hoảng này được giải quyết, chứ không phải là trong thời điểm giữa khủng hoảng”.
Việc rút lui này có thể gây cản trở đối với công tác xét nghiệm lâm sàng trong tiến trình bào chế vắc-xin virus corona, ông Lamar Alexander nói thêm.
Mặc dù Ủy ban Đối ngoại Hạ viện hồi tháng Sáu đã công bố báo cáo kết luận rằng WHO “đã giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc che giấu [dịch bệnh] bằng cách không điều tra và không công bố các báo cáo có nội dung mâu thuẫn với thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời [WHO] khi đó còn ca ngợi phản ứng đối phó bệnh dịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, nhưng Dân biểu Cộng hòa Michael McCaul, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện lại đưa ra lập luận phản đối việc rút nước Mỹ khỏi WHO. Ông McCaul nói rằng “khi là thành viên, thì Mỹ có thể gây ảnh hưởng nhiều hơn để thay đổi tổ chức này”.
Dân biểu Dân chủ Bob Menendez, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ phát đi tuyên bố trên mạng xã hội cho biết: “Điều này sẽ không bảo vệ mạng sống hay lợi ích của Mỹ. Nó khiến người Mỹ ốm bệnh và nước Mỹ cô đơn”.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng: “Trong khi hàng triệu mạng sống đang gặp rủi ro, thì tổng thống lại đang làm tê liệt nỗ lực quốc tế nhằm đánh bại virus này”.
Nhưng quyết định rút khỏi WHO của ông Trump cũng nhận được sự ủng hộ của những người có quan điểm bảo thủ.
Dân biểu Cộng hòa Rick Crawford cho hay: “Nếu một tổ chức sẽ che giấu và lừa dối về sự che giấu và lừa dối của một nước khác, thì tại sao chúng ta phải là thành viên của sự hủ bại như vậy? Rút khỏi WHO là một hành động quan trọng trong việc có trách nhiệm với đất nước ta và có trách nhiệm với tất cả các quốc gia đã và đang hứng chịu hậu quả do COVID”.
Tiến trình Mỹ rút lui khỏi WHO phải mất một năm và việc Washington có chính thức rời khỏi WHO vào tháng Bảy năm sau hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11/2020.
Đối thủ của ông Trump, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden đã phản ứng với thông tin Mỹ chính thức thông báo với Liên Hiệp Quốc về việc rút khỏi WHO bằng tuyên bố: “Vào ngày đầu tiên làm Tổng thống, tôi sẽ tái nhập WHO và khôi phục sự lãnh đạo của chúng ta trên trường quốc tế”.
Xuân Thành (T/h)
Chính quyền Trump đã chính thức khởi động tiến trình rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Washington đã gửi thông báo tới Liên Hiệp Quốc để có thể rút khỏi WHO vào năm tới.
https://media.gettyimages.com/photos/world-health-organization-directorgeneral-tedros-adhanom-ghebreyesus-picture-id1197627018?s=2048x2048
Theo tờ The Epoch Times, một phát ngôn viên của WHO đã nói: “Chúng tôi đã nhận được các thông tin cho biết Mỹ đã chuyển thông báo chính thức tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc rằng [Washington] sẽ rút khỏi WHO từ ngày 6/7/2021”.
“Chúng tôi chưa có thông tin thêm về vấn đề này trong giai đoạn này”, vị phát ngôn viên WHO viết trong thư gửi The Epoch Times.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hồi tháng Năm đã nói với báo giới rằng ông hy vọng Mỹ sẽ không cắt đứt mối quan hệ với cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc.
Ông Tedros đã gọi Mỹ là “người bạn lâu năm và hào phóng của WHO”, và nói thêm rằng: “Chúng tôi hy vọng họ sẽ tiếp tục là như vậy”.
Mỹ trước nay là nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho WHO, đều đặn hàng năm rót hàng trăm triệu USD vào ngân sách cơ bản của tổ chức điều phối hoạt động y tế toàn cầu này.
Tổng thống Donald Trump hồi tháng Năm đã loan báo rằng Mỹ sẽ chính thức chấm dứt mối quan hệ với WHO.
“Chúng tôi đã thông tin chi tiết về các cải cách mà [WHO] phải thực hiện và [chúng tôi] đã liên lạc trực tiếp với họ nhưng họ đã từ chối hành động. Bởi vì họ đã không thực hiện những cải cách theo yêu cầu và rất cần thiết này, nên hôm nay chúng tôi sẽ chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới và điều chuyển ngân sách sang những nhu cầu y tế toàn cầu rộng lớn, khẩn cấp và xứng đáng nhận”, ông Trump nói hồi tháng Năm.
The Epoch Times dẫn lời một quan chức chính quyền Trump giấu tên cho biết các nhóm khác có thể nhận được tiền tài trợ của Mỹ bao gồm Hội chữ Thập đỏ và tổ chức Bác sĩ không Biên giới.
Tổng thống Trump giữa tháng trước đã nhắc lại rằng ông sẽ không xem xét lại quyết định chấm dứt quan hệ với WHO và gọi tổ chức này là “thảm họa”.
Trả lời phỏng vấn hãng tin AP, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng Washington sẽ tiếp tục tìm cách cải cách WHO. Nhưng khi được hỏi liệu chính quyền Mỹ có thể thay đổi lập trường về việc rút khỏi tổ chức y tế thế giới hay không, thì vị phát ngôn viên này đã đề cập tới phản hồi của Tổng thống Trump vào giữa tháng Sáu.
Chính quyền Trump loan báo chính thức kích hoạt tiến trình rút lui khỏi WHO chỉ một ngày sau khi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc này thừa nhận các quan chức chế độ Trung Quốc đã không báo cáo tình huống khẩn cấp liên quan tới virus mới từ Trung Quốc cho các quan chức WHO trong giai đoạn đầu dịch mới xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc.
Theo báo cáo của nhiều hãng truyền thông quốc tế, WHO đã sửa đổi thời biểu đại dịch virus corona và đăng lại trên trang web của cơ quan này vào ngày 29/6. Sửa đổi này cho thấy rằng lãnh đạo Trung Quốc đã cố tình che giấu dịch bệnh virus corona trong giai đoạn đầu.
Nội dung thời biểu sửa đổi tiếp tục giữ lại thông tin rằng vào ngày 31/12/2019 “Văn phòng WHO tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thu thập một thông cáo báo chí do Ủy ban Y tế Đô thị Vũ Hán phát hành trên trang web của ủy ban này về các trường hợp ‘viêm phổi virus’ tại Vũ Hán, Trung Quốc”, nhưng bổ sung thông tin rằng “nền tảng thông tin nguồn mở của WHO cũng lấy một báo cáo tin tức bằng tiếng Trung từ hãng tin Finance Sina về cùng một ổ dịch viêm phổi virus tại Vũ Hán, được cho là ‘bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân’”.
Trong hai ngày tiếp sau đó (ngày 1/1 và 2/1), WHO đều đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin về dịch bệnh, nhưng họ chỉ nhận được một phản hồi từ Trung Quốc vào ngày 3/1, theo Business Insider.
Trước đó, khi công bố thời biểu virus corona vào tháng Tư, WHO đã nói rằng hiểu biết đầu tiên của họ về virus corona là nhờ vào một cảnh báo do Ủy ban Y tế Đô thị Vũ Hán phát hành và không nêu chi tiết họ được thông báo về cảnh báo đó như thế nào và từ đâu, theo AFP. Tuy nhiên, bản thời biểu sửa đổi mới nhất đã làm rõ rằng WHO nhận được thông báo đầu tiên về virus corona từ Văn phòng WHO tại Bắc Kinh chứ không phải từ giới chức Trung Quốc.
Đảng Dân chủ và một số thành viên Đảng Cộng hòa đã lên tiếng phản đối chính quyền Trump kích hoạt tiến trình rút lui khỏi WHO.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lamar Alexander, Chủ tịch Ủy ban Y tế, Giáo dục, Lao động và Hưu trí Thượng viện cho hay: “Tôi không đồng ý với quyết định của tổng thống. Chắc chắn, có sự cần thiết phải xem xét kỹ lưỡng những sai lầm mà Tổ chức Y tế Thế giới có thể mắc phải liên quan tới virus corona, nhưng thời điểm để đánh giá phải là sau khi cuộc khủng hoảng này được giải quyết, chứ không phải là trong thời điểm giữa khủng hoảng”.
Việc rút lui này có thể gây cản trở đối với công tác xét nghiệm lâm sàng trong tiến trình bào chế vắc-xin virus corona, ông Lamar Alexander nói thêm.
Mặc dù Ủy ban Đối ngoại Hạ viện hồi tháng Sáu đã công bố báo cáo kết luận rằng WHO “đã giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc che giấu [dịch bệnh] bằng cách không điều tra và không công bố các báo cáo có nội dung mâu thuẫn với thông tin chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời [WHO] khi đó còn ca ngợi phản ứng đối phó bệnh dịch của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, nhưng Dân biểu Cộng hòa Michael McCaul, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện lại đưa ra lập luận phản đối việc rút nước Mỹ khỏi WHO. Ông McCaul nói rằng “khi là thành viên, thì Mỹ có thể gây ảnh hưởng nhiều hơn để thay đổi tổ chức này”.
Dân biểu Dân chủ Bob Menendez, thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ phát đi tuyên bố trên mạng xã hội cho biết: “Điều này sẽ không bảo vệ mạng sống hay lợi ích của Mỹ. Nó khiến người Mỹ ốm bệnh và nước Mỹ cô đơn”.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng: “Trong khi hàng triệu mạng sống đang gặp rủi ro, thì tổng thống lại đang làm tê liệt nỗ lực quốc tế nhằm đánh bại virus này”.
Nhưng quyết định rút khỏi WHO của ông Trump cũng nhận được sự ủng hộ của những người có quan điểm bảo thủ.
Dân biểu Cộng hòa Rick Crawford cho hay: “Nếu một tổ chức sẽ che giấu và lừa dối về sự che giấu và lừa dối của một nước khác, thì tại sao chúng ta phải là thành viên của sự hủ bại như vậy? Rút khỏi WHO là một hành động quan trọng trong việc có trách nhiệm với đất nước ta và có trách nhiệm với tất cả các quốc gia đã và đang hứng chịu hậu quả do COVID”.
Tiến trình Mỹ rút lui khỏi WHO phải mất một năm và việc Washington có chính thức rời khỏi WHO vào tháng Bảy năm sau hay không phụ thuộc nhiều vào kết quả cuộc bầu cử vào tháng 11/2020.
Đối thủ của ông Trump, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Joe Biden đã phản ứng với thông tin Mỹ chính thức thông báo với Liên Hiệp Quốc về việc rút khỏi WHO bằng tuyên bố: “Vào ngày đầu tiên làm Tổng thống, tôi sẽ tái nhập WHO và khôi phục sự lãnh đạo của chúng ta trên trường quốc tế”.
Xuân Thành (T/h)