PDA

View Full Version : Hé lộ thủ đoạn “ăn đất” của gương mặt vàng trong làng BĐS ở Bình Dương – đại gia Phạm Thị Hường



duyanh
06-30-2020, 12:29 PM
Hé lộ thủ đoạn “ăn đất” của gương mặt vàng trong làng BĐS ở Bình Dương – đại gia Phạm Thị Hường



Không cần lập dự án, không cần đầu tư cơ sở hạ tầng, vậy mà hơn 10ha đất nông nghiệp và công viên cây xanh, thậm chí là đất mà các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp thuê của nhà nước đều được chính quyền địa phương giúp cho bà Phạm Thị Hường tách thành hàng trăm thửa đất “miễn phí”, phân lô, xây nhà ở rồi rao bán. Vì sao bà Hường lại được cấp đất một cách dễ dàng, trong khi nhiều người xin mãi vẫn không xong như thế?

Theo quy định với đất đã được quy hoạch là công viên cây xanh, thì không được phép tách thửa, phân lô bán nền. Còn với các khu đất nông nghiệp, muốn tách thửa, thì theo Quyết định 49/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương, có 2 trường hợp. Nếu khu đất có diện tích lớn hơn 2.000m2, phải lập dự án nhà ở. Còn nếu khu đất diện tích từ 2.000m2 trở xuống thì lập thủ tục tách thửa, chuyển mục đích sang đất ở; muốn phân lô làm nhà ở phải có phương án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực; khi cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xong và được UBND cấp huyện phê duyệt thì mới được phép tách thửa.
Quy định là thế, nhưng tại với 9 khu đất nông nghiệp, đất quy hoạch công viên cây xanh có tổng diện tích 101.353m2 bị “xẻ thịt” nhằm phân lô bán nền.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/90642a4fb57fccc58fafff3ed43aac73.jpg

Để lách luật bà Phạm Thị Hường cùng chồng Phạm Hữu Đức và hai con Phạm Trọng Khiêm, Phạm Đức Huy tương kế tựu kế. Trước tiên, bà Hường đã làm thủ tục phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thành nhiều khu có diện tích dưới 2000m2. Sau khi tách thành nhiều khu như vậy, vợ chồng bà Hường tiếp tục tặng cho các con và phân chia tài sản, để tách thành nhiều thửa nhỏ diện tích 42,3m2 – 136,2m2. Cứ như vậy, bà Hường không cần lập dự án, không đầu tư cơ sở hạ tầng, không cần UBND thị xã Thuận An phê duyệt như quy định, nhưng 101.353m2 đất được đã được phù phép thành 1.059 lô đất ở có sổ đỏ hẳn hoi, rồi sau đó sang nhượng cho nhiều người.

Điều đáng nói là hàng ngàn quyển sổ đỏ này được tập trung ký trong khoảng hơn 30 ngày. Thậm chí, chỉ trong ngày 17/1/2011, ông Phó Chủ tịch Thuận An – Đặng Văn Ba ký đến 107 sổ đỏ cấp cho gia đình bà Hường. Vì sao ông Ba lại ký hàng loạt sổ đỏ trong thời gian ngắn mà không biết đại gia Hường lách luật? Phải chăng giữa ông Ba và bà Hường có mối quan hệ trong tối?
Riêng đất được thu hồi từ các doanh nghiệp thuê đất công, bà Hường lập 3 công ty để hợp thức hóa giấy tờ đó là Công ty TNHH bất động sản Phú Hồng Thịnh, Công ty TNHH quản lý đầu tư phát triển đô thị Việt Nam, Công ty TNHH TMDV BĐS Phú Phong. Cả ba công ty cùng đăng ký trụ sở lần lượt tại số nhà 18A, 18B, 18C đường Nguyễn Văn Tiết, Khu phố Bình Hòa, (phường Lái Thiêu, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương). Điều đáng nói là số nhà 18C còn là địa chỉ của Công ty CP Phú Gia Khiêm Land.

Khi Bình Dương thực hiện chính sách di dời các nhà máy, xí nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, thì số đất thu về được giao Công ty TNHH Bất động sản Phú Hồng Thịnh của bà Hường. Và cho chuyển đổi mục đích làm dự án nhà ở thương mại, với diện tích lên đến hơn nửa triệu m2, mà không qua đấu thầu. Không chỉ vậy, khi những nhà máy xí nghiệp không nằm trong diện di dời thì bằng thủ đoạn, bà Hường khiến các DN này chuyển nhượng lại đất sản xuất. Ước tính số tiền chênh lệch từ “buôn rẻ bán đắt” của hàng chục dự án phân lô bán nền đất này lên đến cả nghìn tỷ đồng.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/e38105caa265ba989730fb3f52526cf6.jpg

Bà Phạm Thị Hường đã từng khoe hình ảnh sở hữu nhiều sổ đỏ đất nền tại hàng loạt dự án ở Bình Dương.

Không những thế, khi đã hết đất nhà máy xí nghiệp, một số quan chức Bình Dương và bà Phạm Thị Hường bằng mọi cách, thậm chí còn lấy đất nông nghiệp chuyển thẳng sang đất ở đô thị phân lô, bán nền (như dự án Phú Huy) trái pháp luật.

Bằng nhiều thủ đoạn cho đến việc đi đêm, chỉ trong vòng 3 năm bà Hường đã được giao tới 500.000m2 đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở đô thị để làm dự án dưới dạng phân lô bán nền. Riêng năm trung bình cứ một 1,5 tháng vị nữ doanh nhân này lại sở hữu một khu đất làm dự án nhà ở. Thử hỏi có vị đại gia nào được như bà Hường? Nếu so sánh với Vũ nhôm có lẽ bà Hường ăn đứt.

Từ con số 500 ngàn m2 đất xây các khu nhà ở thương mại, được giao trong vòng 3 năm dư luận có quyền đặt câu hỏi: Liệu còn số này có phải là bề nổi của tảng băng chìm hay không? Ai đã tiếp tay cho Phú Hồng Thịnh của bà Phạm Thị Hường thâu tóm hàng nghìn m2 đất công và giúp bà Hường đút túi hàng ngàn tỉ đồng chênh lệch “địa tô”? Vì sao với nhiều thủ đoạn lách luật thâu tóm đất đai của bà Hường hôm nay mới bị sờ gáy? Phải chăng thế lực chống lưng cho bà đã bị lung lay?

Tường Lâm