duyanh
06-29-2020, 12:36 PM
TQ tăng 20 huấn luyện viên võ thuật đào tạo dân binh biên giới Trung – Ấn
Gần đây, trong cuộc xung đột đổ máu giữa Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra ở vùng biên giới, quân của cả hai nước đều chịu thương vong. Hiện có thông tin cho biết, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã huy động 20 huấn luyện viên của Câu lạc bộ chiến đấu Enbo (Enbo Fight Club) nổi tiếng ở Tứ Xuyên đóng trú tại Lhasa – Tây Tạng, sẵn sàng tập trung huấn luyện binh lính.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/06/quan-doi-an-do-_shutterstock_1759201844.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/06/quan-doi-an-do-_shutterstock_1759201844.jpg)
Sau sự kiện xung đột bạo lực tại khu vực tranh chấp biên giới Trung – Ấn, một đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc Srinagar-Ladakh vào thứ Tư, ngày 17/6/2020. (Ảnh: Faizan Mir/Shutterstock).
Hãng tin BBC (Anh) đưa tin, theo thỏa thuận được ký kết giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 1996 thì hai bên không được sử dụng súng hoặc đạn pháo tại khu vực phạm vi 2 cây số đường biên giới kiểm soát thực, vì vậy trong một thời gian dài cả hai bên đã chỉ xung đột chân tay và gạch đá. Trước thực trạng, quân đội ĐCSTQ đã mời các huấn luyện viên võ thuật mới của Trung Quốc (võ thuật chiến đấu Enbo) để giúp binh lính mới huy động về biên giới có thể thành thạo các kỹ thuật chiến đấu.
Về vấn đề này, nhiều cơ quan truyền thông cũng xác nhận rằng 20 huấn luyện viên của Câu lạc bộ Võ thuật Chiến đấu Enbo sẽ ở lại Lhasa để huấn luyện quân đội biên giới.
Được biết, câu lạc bộ võ thuật chiến đấu Enbo được thành lập vào năm 2014 bởi Enbo người Tây Tạng, được đặt tại Thành Đô – Tứ Xuyên. Nhiều siêu sao UFC Trung Quốc như Tống Á Đông (Song Yadong), Lưu Bình Nguyên (Liu Pingyuan), Tô Mộc Đạt Nhĩ Cơ (Su Mudaerji)… đã được đào tạo bởi Câu lạc bộ chiến đấu Enbo.
Trước đây từng có tranh luận sôi nổi từ video lưu hành trên Internet quay cảnh những đứa trẻ mồ côi chiến đấu. Theo thông tin đó là những đứa trẻ được Câu lạc bộ chiến đấu Enbo nhận nuôi, trong đó nhiều trẻ đến từ vùng núi Đại Lương tỉnh Tứ Xuyên. Những đứa trẻ thất học này được Câu lạc bộ Enbo cung cấp cho chúng các bữa ăn và chỗ ở miễn phí, nhưng hàng ngày chúng phải tham gia huấn luyện chiến đấu chuyên nghiệp. Sau khi vụ việc bị phơi bày, chính quyền địa phương đã can thiệp vào cuộc điều tra và đưa một số trẻ trở về quê nhà, nhưng nhiều trẻ không muốn rời đi, một số trẻ buộc phải bấm dấu vân tay vào các tài liệu liên quan trước khi bị cơ quan chức năng bắt đi.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/06/Screen-Shot-2020-06-29-at-3.38.00-PM.png
Ảnh chụp màn hình bài viết trên Tân Hoa Xã.
Thực tế trong thời gian dài ĐCSTQ đã tích cực tổ chức xây dựng lực lượng binh sĩ dân sự phối hợp với quân đội để thực hiện nhiệm vụ ở biên giới. Theo truyền thông Trung Quốc, trên đường biên giới dài hơn 1500 cây số ở Shigatse Tây Tạng được bố trí hàng chục đội binh sĩ khẩn cấp hoạt động quanh năm.
Trong một chương trình vào tháng Tư năm nay, CCTV cũng tiết lộ về hoạt động tuần tra vũ trang liên hợp nhiều lực lượng trên tuyến đầu của một con đèo tại Tây Tạng ở độ cao hơn 5.200 mét so với mực nước biển, trong đó ngoài những lực lượng chính quy còn có cả dân quân.
Mới đây ngày 15/6 đã diễn ra hoạt động trao cờ của tư lệnh quân khu Tây Tạng cho 5 chi đội dân quân, thông tin cho biết đây chính là các thành viên của câu lạc bộ chiến đấu Enbo, hiện nay làm nhiệm vụ huấn luyện dân binh chiến đấu phục vụ hoạt động biên phòng.
Vào ngày diễn ra hoạt động trao tặng cờ này, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra cuộc xung đột đổ máu nghiêm trọng nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 tại khu vực biên giới của Thung lũng Galvan ở Ladakh. Mặc dù không bên nào nổ súng, nhưng xung đột tay chân khốc liệt làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và hơn 70 binh sĩ Ấn Độ bị thương tích. Còn phía Trung Quốc từ chối tiết lộ thương vong của binh lính Trung Quốc. Sau đó có tin Ấn Độ đã triển khai hơn 36.000 binh lính tới địa bàn biên giới chạy dọc theo dãy Himalaya tiếp giáp với Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, nguồn tin vào ngày 27/6 từ “Ấn Độ ngày nay” cho biết, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ có thể đã đồng ý “tránh tiếp xúc” ở Ladakh. Mục đích của cái gọi là “tránh tiếp xúc” là giảm thiểu sức mạnh quân đội, pháo binh và áo giáp, sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn.
Thông tin cũng chỉ ra rằng, trước đó trong cuộc gặp giữa hai bên vào ngày 22/6, phía Trung Quốc nhấn mạnh quân Trung Quốc giữ khoảng cách 800 mét cách đường ranh giới phía Trung Quốc của Thung lũng Galwan. Ngoài ra, Trung Quốc khẳng định rằng họ chỉ tiến lên 100 đến 150 mét tại điểm tuần tra 14 ở Thung lũng Galwan. Nhưng nhận định cho rằng khoảng cách 800 mét rất gần với đường kiểm soát thực tế (LAC), điều đó có nghĩa là các hành động của quân đội Trung Quốc trong khu vực này đã phát triển rất nhanh, cũng xem như là nỗ lực thay đổi tình trạng của quân Trung Quốc tại thung lũng Galwan.
Có phân tích, kết luận trong đối thoại giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào ngày 22/6 cũng tương tự như đối thoại trước đó vào ngày 6/6, hai bên đã tạm ngừng đối đầu và cho rút quân cách xa nhau, nhưng kéo dài được bao lâu vẫn chưa thể đoán trước được.
Y Bình
Gần đây, trong cuộc xung đột đổ máu giữa Trung Quốc và Ấn Độ nổ ra ở vùng biên giới, quân của cả hai nước đều chịu thương vong. Hiện có thông tin cho biết, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã huy động 20 huấn luyện viên của Câu lạc bộ chiến đấu Enbo (Enbo Fight Club) nổi tiếng ở Tứ Xuyên đóng trú tại Lhasa – Tây Tạng, sẵn sàng tập trung huấn luyện binh lính.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/06/quan-doi-an-do-_shutterstock_1759201844.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/06/quan-doi-an-do-_shutterstock_1759201844.jpg)
Sau sự kiện xung đột bạo lực tại khu vực tranh chấp biên giới Trung – Ấn, một đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc Srinagar-Ladakh vào thứ Tư, ngày 17/6/2020. (Ảnh: Faizan Mir/Shutterstock).
Hãng tin BBC (Anh) đưa tin, theo thỏa thuận được ký kết giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 1996 thì hai bên không được sử dụng súng hoặc đạn pháo tại khu vực phạm vi 2 cây số đường biên giới kiểm soát thực, vì vậy trong một thời gian dài cả hai bên đã chỉ xung đột chân tay và gạch đá. Trước thực trạng, quân đội ĐCSTQ đã mời các huấn luyện viên võ thuật mới của Trung Quốc (võ thuật chiến đấu Enbo) để giúp binh lính mới huy động về biên giới có thể thành thạo các kỹ thuật chiến đấu.
Về vấn đề này, nhiều cơ quan truyền thông cũng xác nhận rằng 20 huấn luyện viên của Câu lạc bộ Võ thuật Chiến đấu Enbo sẽ ở lại Lhasa để huấn luyện quân đội biên giới.
Được biết, câu lạc bộ võ thuật chiến đấu Enbo được thành lập vào năm 2014 bởi Enbo người Tây Tạng, được đặt tại Thành Đô – Tứ Xuyên. Nhiều siêu sao UFC Trung Quốc như Tống Á Đông (Song Yadong), Lưu Bình Nguyên (Liu Pingyuan), Tô Mộc Đạt Nhĩ Cơ (Su Mudaerji)… đã được đào tạo bởi Câu lạc bộ chiến đấu Enbo.
Trước đây từng có tranh luận sôi nổi từ video lưu hành trên Internet quay cảnh những đứa trẻ mồ côi chiến đấu. Theo thông tin đó là những đứa trẻ được Câu lạc bộ chiến đấu Enbo nhận nuôi, trong đó nhiều trẻ đến từ vùng núi Đại Lương tỉnh Tứ Xuyên. Những đứa trẻ thất học này được Câu lạc bộ Enbo cung cấp cho chúng các bữa ăn và chỗ ở miễn phí, nhưng hàng ngày chúng phải tham gia huấn luyện chiến đấu chuyên nghiệp. Sau khi vụ việc bị phơi bày, chính quyền địa phương đã can thiệp vào cuộc điều tra và đưa một số trẻ trở về quê nhà, nhưng nhiều trẻ không muốn rời đi, một số trẻ buộc phải bấm dấu vân tay vào các tài liệu liên quan trước khi bị cơ quan chức năng bắt đi.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/06/Screen-Shot-2020-06-29-at-3.38.00-PM.png
Ảnh chụp màn hình bài viết trên Tân Hoa Xã.
Thực tế trong thời gian dài ĐCSTQ đã tích cực tổ chức xây dựng lực lượng binh sĩ dân sự phối hợp với quân đội để thực hiện nhiệm vụ ở biên giới. Theo truyền thông Trung Quốc, trên đường biên giới dài hơn 1500 cây số ở Shigatse Tây Tạng được bố trí hàng chục đội binh sĩ khẩn cấp hoạt động quanh năm.
Trong một chương trình vào tháng Tư năm nay, CCTV cũng tiết lộ về hoạt động tuần tra vũ trang liên hợp nhiều lực lượng trên tuyến đầu của một con đèo tại Tây Tạng ở độ cao hơn 5.200 mét so với mực nước biển, trong đó ngoài những lực lượng chính quy còn có cả dân quân.
Mới đây ngày 15/6 đã diễn ra hoạt động trao cờ của tư lệnh quân khu Tây Tạng cho 5 chi đội dân quân, thông tin cho biết đây chính là các thành viên của câu lạc bộ chiến đấu Enbo, hiện nay làm nhiệm vụ huấn luyện dân binh chiến đấu phục vụ hoạt động biên phòng.
Vào ngày diễn ra hoạt động trao tặng cờ này, binh lính Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra cuộc xung đột đổ máu nghiêm trọng nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 tại khu vực biên giới của Thung lũng Galvan ở Ladakh. Mặc dù không bên nào nổ súng, nhưng xung đột tay chân khốc liệt làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và hơn 70 binh sĩ Ấn Độ bị thương tích. Còn phía Trung Quốc từ chối tiết lộ thương vong của binh lính Trung Quốc. Sau đó có tin Ấn Độ đã triển khai hơn 36.000 binh lính tới địa bàn biên giới chạy dọc theo dãy Himalaya tiếp giáp với Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, nguồn tin vào ngày 27/6 từ “Ấn Độ ngày nay” cho biết, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ có thể đã đồng ý “tránh tiếp xúc” ở Ladakh. Mục đích của cái gọi là “tránh tiếp xúc” là giảm thiểu sức mạnh quân đội, pháo binh và áo giáp, sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn.
Thông tin cũng chỉ ra rằng, trước đó trong cuộc gặp giữa hai bên vào ngày 22/6, phía Trung Quốc nhấn mạnh quân Trung Quốc giữ khoảng cách 800 mét cách đường ranh giới phía Trung Quốc của Thung lũng Galwan. Ngoài ra, Trung Quốc khẳng định rằng họ chỉ tiến lên 100 đến 150 mét tại điểm tuần tra 14 ở Thung lũng Galwan. Nhưng nhận định cho rằng khoảng cách 800 mét rất gần với đường kiểm soát thực tế (LAC), điều đó có nghĩa là các hành động của quân đội Trung Quốc trong khu vực này đã phát triển rất nhanh, cũng xem như là nỗ lực thay đổi tình trạng của quân Trung Quốc tại thung lũng Galwan.
Có phân tích, kết luận trong đối thoại giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào ngày 22/6 cũng tương tự như đối thoại trước đó vào ngày 6/6, hai bên đã tạm ngừng đối đầu và cho rút quân cách xa nhau, nhưng kéo dài được bao lâu vẫn chưa thể đoán trước được.
Y Bình