duyanh
06-28-2020, 12:51 PM
Quốc Hội Trung Quốc chuẩn bị thông qua luật an ninh Hồng Kông
https://s.rfi.fr/media/display/3e9511dc-123b-11ea-969d-005056bf7c53/w:980/p:16x9/hongkong-politics-extradition_0.webp
Thanh niên Hồng Kông phản đối can thiệp Trung Quốc tại đặc khu, Hồng Kông tháng 6/2019. REUTERS/Tyrone Siu
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc họp tại Bắc Kinh trong ba ngày, kể từ hôm nay, 28/06/2020, để xem xét lần cuối dự thảo chi tiết luật về an ninh Hồng Kông trước khi thông qua. Theo Tân Hoa Xã, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, thì văn bản dự luật đã được ông Trầm Xuân Diệu (Shen Chunyao), lãnh đạo tiểu ban luật pháp, của Quốc Hội trình ra trước cơ quan lập pháp tối cao Trung Quốc.
Theo thông tín viên RFI Liu Zhifan tại Bắc Kinh, luật an ninh liên quan đến Hồng Kông sẽ cho pháp chế độ Bắc Kinh siết chặt hơn nữa quyền kiểm soát đối với đặc khu hành chính, mà trên nguyên tắc, phải được hưởng những quyền tự do tương đối.
"Văn bản chính thức của luật an ninh quốc gia áp đặt trên Hồng Kông chỉ được tiết lộ một khi Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc thông qua và được chủ tịch Tập Cận Bình ban hành.
Sau đó thì lãnh đạo Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga – người từng cho rằng bản thân không biết chi tiết đạo luật này - sẽ có trách nhiệm ban bố, có lẽ ngay vào ngày 01 tháng 07, tức ngày Anh Quốc trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc cách nay 23 năm.
Theo thông lệ, nhân ngày này, sẽ có những cuộc biểu tình đông đảo do phe dân chủ tổ chức, nhưng vào thời điểm dịch Covid-19, các cuộc xuống đường đã bị chính quyền đặc khu nghiêm cấm.
Cuộc biểu tình vào năm ngoái đã tập hợp được hàng trăm ngàn người trong bối cảnh người dân Hồng Kông phản đối ảnh hưởng của Bắc Kinh tại thành phố của mình.
Đối với nhiều người, luật an ninh sắp ban hành sẽ xóa bỏ trên thực tế nguyên tắc một quốc gia, hai chế độ, cho Hồng Kông được hưởng quyền tự do ngôn luận không hề có ở Hoa Lục, cũng như một hệ thống tư pháp và chính trị độc lập.
Với luật an ninh này, Bắc Kinh có thể bố trí ở Hồng Kông những cơ quan được dùng để truy bắt những ai bị tình nghi là thành phần ly khai, khủng bố, cấu kết với các thế lực nước ngoài và muốn lật đổ chính quyền".
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/3e9511dc-123b-11ea-969d-005056bf7c53/w:980/p:16x9/hongkong-politics-extradition_0.webp
Thanh niên Hồng Kông phản đối can thiệp Trung Quốc tại đặc khu, Hồng Kông tháng 6/2019. REUTERS/Tyrone Siu
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc họp tại Bắc Kinh trong ba ngày, kể từ hôm nay, 28/06/2020, để xem xét lần cuối dự thảo chi tiết luật về an ninh Hồng Kông trước khi thông qua. Theo Tân Hoa Xã, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, thì văn bản dự luật đã được ông Trầm Xuân Diệu (Shen Chunyao), lãnh đạo tiểu ban luật pháp, của Quốc Hội trình ra trước cơ quan lập pháp tối cao Trung Quốc.
Theo thông tín viên RFI Liu Zhifan tại Bắc Kinh, luật an ninh liên quan đến Hồng Kông sẽ cho pháp chế độ Bắc Kinh siết chặt hơn nữa quyền kiểm soát đối với đặc khu hành chính, mà trên nguyên tắc, phải được hưởng những quyền tự do tương đối.
"Văn bản chính thức của luật an ninh quốc gia áp đặt trên Hồng Kông chỉ được tiết lộ một khi Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc thông qua và được chủ tịch Tập Cận Bình ban hành.
Sau đó thì lãnh đạo Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga – người từng cho rằng bản thân không biết chi tiết đạo luật này - sẽ có trách nhiệm ban bố, có lẽ ngay vào ngày 01 tháng 07, tức ngày Anh Quốc trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc cách nay 23 năm.
Theo thông lệ, nhân ngày này, sẽ có những cuộc biểu tình đông đảo do phe dân chủ tổ chức, nhưng vào thời điểm dịch Covid-19, các cuộc xuống đường đã bị chính quyền đặc khu nghiêm cấm.
Cuộc biểu tình vào năm ngoái đã tập hợp được hàng trăm ngàn người trong bối cảnh người dân Hồng Kông phản đối ảnh hưởng của Bắc Kinh tại thành phố của mình.
Đối với nhiều người, luật an ninh sắp ban hành sẽ xóa bỏ trên thực tế nguyên tắc một quốc gia, hai chế độ, cho Hồng Kông được hưởng quyền tự do ngôn luận không hề có ở Hoa Lục, cũng như một hệ thống tư pháp và chính trị độc lập.
Với luật an ninh này, Bắc Kinh có thể bố trí ở Hồng Kông những cơ quan được dùng để truy bắt những ai bị tình nghi là thành phần ly khai, khủng bố, cấu kết với các thế lực nước ngoài và muốn lật đổ chính quyền".
RFI