duyanh
06-26-2020, 12:34 PM
Trung Quốc phủ nhận mối nguy đối với đập Tam Hiệp
Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ hôm 22/6 đã dẫn lời một số chuyên gia trong nước bác bỏ tin đồn rằng đập Tam Hiệp – dự án thuỷ điện lớn nhất thế giới có nguy cơ bị vỡ, nhấn mạnh rằng con đập vẫn nguyên vẹn và có khả năng dự phòng để dung nạp lượng nước đổ vào hiện tại sau khi các vùng phía nam Trung Quốc trải qua đợt mưa lũ kỷ lục.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/09/Nuoc-tu-huyet-Trung-Quoc-01.jpg
Trung Quốc có nhiều đập hơn bất kỳ quốc gia nào khác cũng như có đập lớn nhất thế giới, đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam). | WANG GANG – IMAGINECHINA.
Kể từ khi Trung Quốc bước vào mùa lũ từ tháng 6, các khu vực phía nam và phía đông của nước này đã hứng chịu lượng mưa lớn trên phạm vi rộng, gây ảnh hưởng tới hơn 2 triệu người và gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ NDT. Thành phố Trùng Khánh lần đầu tiên sau 80 năm phải đưa ra cảnh báo về trận “siêu lụt lịch sử”, hơn 40.000 người đã phải sơ tán.
Hôm 20/6, mực nước trong hồ chứa Tam Hiệp đạt tới 147 mét, cao hơn 2 mét so với vạch cảnh báo lũ. Trong khi đó, dòng chảy tăng từ 20.500 m3/giây lên 26.500 m3/giây.
Mực nước dâng đáng báo động đã làm dấy lên tin đồn rằng con đập đang chịu áp lực lớn, có nguy cơ bị vỡ và người dân gần đó nên sơ tán.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng những dự đoán của phương tiện truyền thông phương Tây đã “thổi phồng” sự thật về con đập và đưa tin không trung thực. Tờ báo dẫn lời ông Guo Xun, một nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học Kỹ thuật thuộc Cục Quản lý Động đất Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói rằng con đập có khả năng chứa nước lớn hơn nhiều so với những gì được thấy trong hiện tại.
Theo lời ông Guo, đập Tam Hiệp được thiết kế để chịu được mực nước kỷ lục “nghìn năm có một” là 175 mét hoặc chịu được dòng chảy lên tới 70.000 m3/giây. Do vậy, mực nước hiện tại ở mức 147 mét và 26.500 m3/giây hoàn toàn nằm trong ngưỡng an toàn mà con đập có thể chịu được.
Ông Guo lưu ý rằng mực nước vượt quá 2m so với cảnh báo lũ chỉ có nghĩa là nước trong hồ chứa cần phải được xả để cân bằng dòng chảy và ngăn mực nước tiếp tục tăng lên. Ông Guo nói đây là quy trình thông thường trong mùa mưa và không phải là một thách thức đối với hồ chứa.
> Đập Tam Hiệp là “Quỷ Môn Quan”, ông Tập không dỡ thì ai dỡ?
Suy đoán rằng đập Tam Hiệp sắp xảy ra thảm hoạ từ lâu đã được đồn đoán trong và ngoài nước Trung Quốc.
Vào tháng 7 năm 2019, một hình ảnh vệ tinh của Google Maps xuất hiện trên mạng cho thấy đập Tam Hiệp bị méo, làm dấy lên mối lo ngại rằng nó có thể sắp vỡ.
Tuy nhiên, công ty điều hành đập Tam Hiệp CTGC đã phủ nhận điều này, khẳng định đập Tam Hiệp vẫn hoạt động bình thường, an toàn và đáng tin cậy. Công ty này cho hay việc biến dạng nhỏ xảy ra là điều bình thường và nó sẽ không ảnh hưởng tới an toàn của đập miễn là nó nằm trong phạm vi đàn hồi cho phép.
Ông Guo nói thêm rằng con đập được trang bị một “hệ thống theo dõi sức khỏe” đa kênh và sẽ đưa ra cảnh báo ngay khi có sự bất thường như biến dạng từ rất lâu trước khi có thể nhìn thấy sự thay đổi bằng mắt thường.
Trước đó, Taiwan News dẫn lời chuyên gia thủy học Wang Weiluo cảnh báo đập Tam Hiệp có thể vỡ “bất cứ lúc nào” do những vết nứt và kết cấu bê tông không đạt tiêu chuẩn được phát hiện trong quá trình xây dựng. Ông Wang cũng chỉ ra việc thiết kế, xây dựng và kiểm tra chất lượng con đập đều được thực hiện bởi cùng 1 nhóm người, nên sẽ không đảm bảo.
Chuyên gia này cảnh báo một khi đập vỡ, hậu quả sẽ rất khôn lường đối với người dân sinh sống ở vùng hạ lưu sông Trường Giang và nói việc sơ tán nên diễn ra càng sớm càng tốt. Ông cũng chỉ trích chính phủ và truyền thông nhà nước Trung Quốc vì không thừa nhận mối nguy tiềm tàng từ hồ chứa công trình.
Theo kênh tin tức China in Focus, tính mạng của 400 triệu người có thể bị đe dọa nếu đập Tam Hiệp xảy ra sự cố, bao gồm người dân ở các đô thị lớn như Vũ Hán, Nam Kinh, và Thượng Hải.
Xuân Lan (t/h)
Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ hôm 22/6 đã dẫn lời một số chuyên gia trong nước bác bỏ tin đồn rằng đập Tam Hiệp – dự án thuỷ điện lớn nhất thế giới có nguy cơ bị vỡ, nhấn mạnh rằng con đập vẫn nguyên vẹn và có khả năng dự phòng để dung nạp lượng nước đổ vào hiện tại sau khi các vùng phía nam Trung Quốc trải qua đợt mưa lũ kỷ lục.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2019/09/Nuoc-tu-huyet-Trung-Quoc-01.jpg
Trung Quốc có nhiều đập hơn bất kỳ quốc gia nào khác cũng như có đập lớn nhất thế giới, đập Tam Hiệp (Three Gorges Dam). | WANG GANG – IMAGINECHINA.
Kể từ khi Trung Quốc bước vào mùa lũ từ tháng 6, các khu vực phía nam và phía đông của nước này đã hứng chịu lượng mưa lớn trên phạm vi rộng, gây ảnh hưởng tới hơn 2 triệu người và gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ NDT. Thành phố Trùng Khánh lần đầu tiên sau 80 năm phải đưa ra cảnh báo về trận “siêu lụt lịch sử”, hơn 40.000 người đã phải sơ tán.
Hôm 20/6, mực nước trong hồ chứa Tam Hiệp đạt tới 147 mét, cao hơn 2 mét so với vạch cảnh báo lũ. Trong khi đó, dòng chảy tăng từ 20.500 m3/giây lên 26.500 m3/giây.
Mực nước dâng đáng báo động đã làm dấy lên tin đồn rằng con đập đang chịu áp lực lớn, có nguy cơ bị vỡ và người dân gần đó nên sơ tán.
Thời báo Hoàn Cầu cho rằng những dự đoán của phương tiện truyền thông phương Tây đã “thổi phồng” sự thật về con đập và đưa tin không trung thực. Tờ báo dẫn lời ông Guo Xun, một nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học Kỹ thuật thuộc Cục Quản lý Động đất Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói rằng con đập có khả năng chứa nước lớn hơn nhiều so với những gì được thấy trong hiện tại.
Theo lời ông Guo, đập Tam Hiệp được thiết kế để chịu được mực nước kỷ lục “nghìn năm có một” là 175 mét hoặc chịu được dòng chảy lên tới 70.000 m3/giây. Do vậy, mực nước hiện tại ở mức 147 mét và 26.500 m3/giây hoàn toàn nằm trong ngưỡng an toàn mà con đập có thể chịu được.
Ông Guo lưu ý rằng mực nước vượt quá 2m so với cảnh báo lũ chỉ có nghĩa là nước trong hồ chứa cần phải được xả để cân bằng dòng chảy và ngăn mực nước tiếp tục tăng lên. Ông Guo nói đây là quy trình thông thường trong mùa mưa và không phải là một thách thức đối với hồ chứa.
> Đập Tam Hiệp là “Quỷ Môn Quan”, ông Tập không dỡ thì ai dỡ?
Suy đoán rằng đập Tam Hiệp sắp xảy ra thảm hoạ từ lâu đã được đồn đoán trong và ngoài nước Trung Quốc.
Vào tháng 7 năm 2019, một hình ảnh vệ tinh của Google Maps xuất hiện trên mạng cho thấy đập Tam Hiệp bị méo, làm dấy lên mối lo ngại rằng nó có thể sắp vỡ.
Tuy nhiên, công ty điều hành đập Tam Hiệp CTGC đã phủ nhận điều này, khẳng định đập Tam Hiệp vẫn hoạt động bình thường, an toàn và đáng tin cậy. Công ty này cho hay việc biến dạng nhỏ xảy ra là điều bình thường và nó sẽ không ảnh hưởng tới an toàn của đập miễn là nó nằm trong phạm vi đàn hồi cho phép.
Ông Guo nói thêm rằng con đập được trang bị một “hệ thống theo dõi sức khỏe” đa kênh và sẽ đưa ra cảnh báo ngay khi có sự bất thường như biến dạng từ rất lâu trước khi có thể nhìn thấy sự thay đổi bằng mắt thường.
Trước đó, Taiwan News dẫn lời chuyên gia thủy học Wang Weiluo cảnh báo đập Tam Hiệp có thể vỡ “bất cứ lúc nào” do những vết nứt và kết cấu bê tông không đạt tiêu chuẩn được phát hiện trong quá trình xây dựng. Ông Wang cũng chỉ ra việc thiết kế, xây dựng và kiểm tra chất lượng con đập đều được thực hiện bởi cùng 1 nhóm người, nên sẽ không đảm bảo.
Chuyên gia này cảnh báo một khi đập vỡ, hậu quả sẽ rất khôn lường đối với người dân sinh sống ở vùng hạ lưu sông Trường Giang và nói việc sơ tán nên diễn ra càng sớm càng tốt. Ông cũng chỉ trích chính phủ và truyền thông nhà nước Trung Quốc vì không thừa nhận mối nguy tiềm tàng từ hồ chứa công trình.
Theo kênh tin tức China in Focus, tính mạng của 400 triệu người có thể bị đe dọa nếu đập Tam Hiệp xảy ra sự cố, bao gồm người dân ở các đô thị lớn như Vũ Hán, Nam Kinh, và Thượng Hải.
Xuân Lan (t/h)