duyanh
06-26-2020, 12:29 PM
Cũng là dự án đường sắt dài gấp 3 nhưng vì sao lại rẻ hơn Cát Linh- Hà Đông gấp 5,5 lần?
Không chỉ đắt hơn gần chục lần mà Cát Linh – Hà Đông còn đội vốn chậm tiến độ hàng chục năm mà chưa thể về đích. Vì sao lại có chuyện lạ đời như thế?
Lẽ ra dự án Cát Linh – Hà Đông phải hoàn tất từ 2013 song đến giờ vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Kéo dài hàng chục năm trời, công trình này không những không đem lại bất kỳ lợi ích nào về kinh tế – xã hội mà còn phát sinh đủ loại nợ cả gốc lẫn lãi. Tuy chưa bàn giao dự án, nhưng mỗi năm VN vẫn phải trả lãi cho TQ khoảng 650 tỷ đồng, tính ra mỗi tháng gần 60 tỷ.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/643efbdd6debb2900b066a051ddf2911.jpg
Việt Nam đã xin Trung Quốc cho vay thêm 340 triệu, khiến tổng vốn đầu tư dự án tăng từ 550 triệu USD lên 890 triệu. Lý giải việc vay thêm tiền chủ đầu tư dự án cho rằng, để động viên nhà thầu Trung Quốc hoàn tất dự án, vậy mà nay tuyến Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa thể vận hành! Mặc dù trả lãi hàng tỷ đồng nhưng vẫn không khiến phía TQ hài lòng, cách đây không lâu phía nhà thầu TQ lại đòi VN 50 triệu USD. Nhưng do áp luật từ phía dư luận, VN nhất quyết không chi, và cuối cùng một vị lãnh đạo đã tuyên bố “hai bên đã hiểu nhau” nên không cần chi tiền nữa.
Bây giờ chi hay không thì cũng không thể làm cho dự án đưa vào sử dụng được, bởi sau nhiều năm chậm tiến độ Cát Linh – Hà Đông giờ như một phế phẩm không hơn không kém. Chính vì thế, nên chưa có nơi nào dám xác nhận dự án này hội đủ tiêu chuẩn an toàn để có thể vận hành. Cách nay nửa năm, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng từng tiết lộ: Dự án có nhiều thứ không đồng bộ! Hồ sơ dự án không đầy đủ và… không thể bổ sung đầy đủ! Có nghĩa là không có cơ sở để xác nhận an toàn.
Thế thì làm sao có thể sử dụng! Cứ đà này trong tương lai giá trị suất đầu tư vào dự án sẽ sớm vượt xa mức một tỉ USD vì lãi chồng lãi! VN phải trả lãi vì dự án tỷ đô mà không sử dụng, phía TQ không thấy hổ thẹn mà đứng giữa lòng thủ đô dõng dạc tuyên bố “đường sắt Cát Linh – Hà Đông không chỉ là dự án thương mại đơn thuần, mà còn là biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc”. Nếu lấy đứa con hàng chục năm thai nghén mà chưa chào đời làm biểu tượng cho tình hữu nghị hai nước thế này, thì chắc có bền lâu?
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/58369f343a84408b0810dad34b364937.jpg
Lẽ ra, nhà thầu Trung Quốc vi phạm tiến độ thi công, thời hạn hoàn thành công trình, VN phải xem xét trách nhiệm, kiện – đòi bồi thường. Thế nhưng không, vì chúng ta đã ký những thoã thuận ràng buộc như lời ông lãnh đạo bộ tiết lộ.
Cát Linh – Hà Đông giờ không chỉ là biểu tượng cho tình hữu nghị Việt – Trung, mà có lẽ nó cũng là siêu phẩm đắt nhất hành tinh. Bởi cũng cùng dự án, nhưng ở Ethiopia thì rẻ hơn VN rất nhiều.
Theo như ông Nguyễn Quang Khai – cựu Đại sứ Việt Nam tại khu vực Trung Đông kể, quốc gia ở vùng Sừng Châu Phi này thuê nhà thầu Trung Quốc thực hiện một dự án metro ở Addis Ababa – thủ đô Ethiopia. Họ thuê nhà thầu Trung Quốc thiết kế – thi công – sử dụng toàn bộ thiết bị, công nghệ Trung Quốc trong dự án metro ở Addis Ababa sau Việt Nam vài năm. Tuy chiều dài của dự án metro ở Addis Ababa gấp ba lần chiều dài của dự án metro Cát Linh – Hà Đông (31 cây số/13 cây số) nhưng tổng vốn đầu tư chỉ có 475 triệu USD, rẻ hơn tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án metro Cát Linh – Hà Đông khoảng… ba lần. Còn nếu tính thêm khoản vốn mà Việt Nam phải vay thêm Trung Quốc để… bổ sung cho dự án thì gấp khoảng… 5,5 lần! Chỉ trong vòng 38 tháng dự án đã hoàn thành, Ethiopia ước tính, dự án đem lại khoản lãi chín triệu USD và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/0def077fae71e922b94b555dbd024cd1.jpg
Ethiopia vay tiền Trung Quốc làm đường sắt.
Như vậy cũng đầu tư dự án đương sắt, cũng là thầu TQ, thiết bị, công nghệ cũng Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại trả cho Trung Quốc khoản tiền cao hơn khoản tiền mà Ethiopia trả tối thiểu là 5,5 lần, chưa tính những khoản lãi mà VN đã và đang trả. Phải chăng VN đã không cân nhắc nên bị TQ đưa vào tròng?
Nói thật, thầu TQ không hề kém cỏi, hãy sang TQ mà xem chỉ một tỉnh của họ trong vòng 3 năm mà đã làm 2.000km cao tốc, thậm chí trong vòng một thập niên cả nước có đến 35.000 km đường sắt cao tốc. Nói không ngoa, TQ là vua trong việc làm đường, nhưng vì sao ở VN lại ì ạch như thế? Phải chăng Trung Quốc dường như đa diện, tốt – xấu tùy… đối tác, “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”?
T.L
Không chỉ đắt hơn gần chục lần mà Cát Linh – Hà Đông còn đội vốn chậm tiến độ hàng chục năm mà chưa thể về đích. Vì sao lại có chuyện lạ đời như thế?
Lẽ ra dự án Cát Linh – Hà Đông phải hoàn tất từ 2013 song đến giờ vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Kéo dài hàng chục năm trời, công trình này không những không đem lại bất kỳ lợi ích nào về kinh tế – xã hội mà còn phát sinh đủ loại nợ cả gốc lẫn lãi. Tuy chưa bàn giao dự án, nhưng mỗi năm VN vẫn phải trả lãi cho TQ khoảng 650 tỷ đồng, tính ra mỗi tháng gần 60 tỷ.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/643efbdd6debb2900b066a051ddf2911.jpg
Việt Nam đã xin Trung Quốc cho vay thêm 340 triệu, khiến tổng vốn đầu tư dự án tăng từ 550 triệu USD lên 890 triệu. Lý giải việc vay thêm tiền chủ đầu tư dự án cho rằng, để động viên nhà thầu Trung Quốc hoàn tất dự án, vậy mà nay tuyến Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa thể vận hành! Mặc dù trả lãi hàng tỷ đồng nhưng vẫn không khiến phía TQ hài lòng, cách đây không lâu phía nhà thầu TQ lại đòi VN 50 triệu USD. Nhưng do áp luật từ phía dư luận, VN nhất quyết không chi, và cuối cùng một vị lãnh đạo đã tuyên bố “hai bên đã hiểu nhau” nên không cần chi tiền nữa.
Bây giờ chi hay không thì cũng không thể làm cho dự án đưa vào sử dụng được, bởi sau nhiều năm chậm tiến độ Cát Linh – Hà Đông giờ như một phế phẩm không hơn không kém. Chính vì thế, nên chưa có nơi nào dám xác nhận dự án này hội đủ tiêu chuẩn an toàn để có thể vận hành. Cách nay nửa năm, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng từng tiết lộ: Dự án có nhiều thứ không đồng bộ! Hồ sơ dự án không đầy đủ và… không thể bổ sung đầy đủ! Có nghĩa là không có cơ sở để xác nhận an toàn.
Thế thì làm sao có thể sử dụng! Cứ đà này trong tương lai giá trị suất đầu tư vào dự án sẽ sớm vượt xa mức một tỉ USD vì lãi chồng lãi! VN phải trả lãi vì dự án tỷ đô mà không sử dụng, phía TQ không thấy hổ thẹn mà đứng giữa lòng thủ đô dõng dạc tuyên bố “đường sắt Cát Linh – Hà Đông không chỉ là dự án thương mại đơn thuần, mà còn là biểu trưng cho tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc”. Nếu lấy đứa con hàng chục năm thai nghén mà chưa chào đời làm biểu tượng cho tình hữu nghị hai nước thế này, thì chắc có bền lâu?
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/58369f343a84408b0810dad34b364937.jpg
Lẽ ra, nhà thầu Trung Quốc vi phạm tiến độ thi công, thời hạn hoàn thành công trình, VN phải xem xét trách nhiệm, kiện – đòi bồi thường. Thế nhưng không, vì chúng ta đã ký những thoã thuận ràng buộc như lời ông lãnh đạo bộ tiết lộ.
Cát Linh – Hà Đông giờ không chỉ là biểu tượng cho tình hữu nghị Việt – Trung, mà có lẽ nó cũng là siêu phẩm đắt nhất hành tinh. Bởi cũng cùng dự án, nhưng ở Ethiopia thì rẻ hơn VN rất nhiều.
Theo như ông Nguyễn Quang Khai – cựu Đại sứ Việt Nam tại khu vực Trung Đông kể, quốc gia ở vùng Sừng Châu Phi này thuê nhà thầu Trung Quốc thực hiện một dự án metro ở Addis Ababa – thủ đô Ethiopia. Họ thuê nhà thầu Trung Quốc thiết kế – thi công – sử dụng toàn bộ thiết bị, công nghệ Trung Quốc trong dự án metro ở Addis Ababa sau Việt Nam vài năm. Tuy chiều dài của dự án metro ở Addis Ababa gấp ba lần chiều dài của dự án metro Cát Linh – Hà Đông (31 cây số/13 cây số) nhưng tổng vốn đầu tư chỉ có 475 triệu USD, rẻ hơn tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án metro Cát Linh – Hà Đông khoảng… ba lần. Còn nếu tính thêm khoản vốn mà Việt Nam phải vay thêm Trung Quốc để… bổ sung cho dự án thì gấp khoảng… 5,5 lần! Chỉ trong vòng 38 tháng dự án đã hoàn thành, Ethiopia ước tính, dự án đem lại khoản lãi chín triệu USD và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/0def077fae71e922b94b555dbd024cd1.jpg
Ethiopia vay tiền Trung Quốc làm đường sắt.
Như vậy cũng đầu tư dự án đương sắt, cũng là thầu TQ, thiết bị, công nghệ cũng Trung Quốc, nhưng Việt Nam lại trả cho Trung Quốc khoản tiền cao hơn khoản tiền mà Ethiopia trả tối thiểu là 5,5 lần, chưa tính những khoản lãi mà VN đã và đang trả. Phải chăng VN đã không cân nhắc nên bị TQ đưa vào tròng?
Nói thật, thầu TQ không hề kém cỏi, hãy sang TQ mà xem chỉ một tỉnh của họ trong vòng 3 năm mà đã làm 2.000km cao tốc, thậm chí trong vòng một thập niên cả nước có đến 35.000 km đường sắt cao tốc. Nói không ngoa, TQ là vua trong việc làm đường, nhưng vì sao ở VN lại ì ạch như thế? Phải chăng Trung Quốc dường như đa diện, tốt – xấu tùy… đối tác, “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”?
T.L