duyanh
06-18-2020, 11:49 AM
Vụ án Hồ Duy Hải: Đề nghị xem xét ‘tính đúng đắn’ quyết định giám đốc thẩm
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/06/hai-duy-700x366.jpg
Bị cáo Hồ Duy Hải tại một phiên tòa (ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ).
Sáng 16/6 nhiều thành viên Ủy ban Tư pháp đã đề nghị xem xét “tính đúng đắn” của quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.
Đây là cuộc họp nội bộ với sự tham dự của các thành viên Ủy ban.
Cuộc họp nhằm xem xét tính đúng đắn về quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán vừa qua. Khi xem xét quyết định giám đốc thẩm cũng đồng nghĩa với việc xem xét tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm, theo VnExpress.
Ủy ban sẽ phát phiếu lấy ý kiến với tất cả 39 thành viên, dự kiến ngày mai có kết quả. Từ đây, Ủy ban sẽ nêu quan điểm để báo cáo cấp có thẩm quyền.
Phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp được tổ chức do có kiến nghị của gia đình Hồ Duy Hải; cùng đề nghị của ba đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Trương Trọng Nghĩa và đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng.
Hôm 15/6, giải trình trước Quốc hội lý do phiên giám đốc thẩm không hủy án để điều tra lại như kháng nghị của VKSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình chỉ loanh quanh các lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải.
Quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao trong phiên giám đốc thẩm hôm 8/5 đã không được VKSND Tối cao đồng tình. Cuối tháng 5, báo cáo Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, VKSND Tối cao cho rằng vụ án còn nhiều vấn đề mâu thuẫn chưa được làm rõ; đề nghị chỉ đạo, xem xét lại.
Các lời khai nhận tội của Hải có chữ ký của ông Võ Thành Quyết
Ngoài kết quả giám định dấu vân tay (kết luận dấu vân tay tại hiện trường không trùng khớp với vân tay của Hồ Duy Hải), một số biên bản ghi lời khai, hỏi cung có sửa chữa nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai…
Luật Sư Hồng Phong nói tất cả những chứng cứ dữ liệu mới trình ra đều được đại diện VKSNDTC quan tâm, chấp nhận, xem là có giá trị, nhưng đều bị Hội Đồng Thẩm Phán bác bỏ.
Tòa chỉ chăm chăm vào các lời khai nhận tội của Hải có chữ ký của ông Võ Thành Quyết, luật sư do công an chỉ định bào chữa cho Hồ Duy Hải ngay từ giai đoan điều tra.
Khi tham dự phiên tòa lần thứ hai, Luât Sư Phong đã trình chứng cứ mới về sự thiếu khách quan, gây bất lợi cho Hồ Duy Hải. Đó là đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Rưỡi, dì Hồ Duy Hải.
Theo đơn thì khi ra tòa sơ thẩm, Hồ Duy Hải kêu oan, ông Quyết bào chữa theo hướng xin giảm án. Khi gia đình nhờ kháng cáo kêu oan thì ông Quyết không làm, ép ngược gia đình phải làm đơn xin giảm án. VKSNDTC chấp nhận tài liệu này nhưng Hội Đồng Thẩm Phán lại bác bỏ.
Nếu nghiêm túc thẩm định tài liệu này biết đâu được sẽ cho ra kết quả những lời khai nhận tội của Hải không phải là bằng chứng nhận tội mà là bằng chứng dụ cung, ép cung.
Cán bộ cấp cao đã về hưu: Chưa bao giờ thấy niềm tin nền tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ
“Rất đau lòng! Là người làm công tác pháp luật mấy chục năm nay, từng tham mưu cho công tác cải cách tư pháp, mấy ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của các đồng chí, kể cả những đồng chí cán bộ rất cao cấp của Đảng, Nhà nước đã về hưu. Họ nói chưa từng bao giờ thấy niềm tin đối với nền tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ”, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện nói, theo Zing.
Vị đại biểu cho biết vừa qua, ông ngồi cả đêm để đọc, xem xét từng bản ảnh của vụ án Hồ Duy Hải và phát hiện ra một số điều liên quan đến công tác tố tụng, song vì không có thời gian nên ông không nói đến ở đây. Những sai lầm của tố tụng, của tư pháp đừng đổ lỗi cho những người ĐBQH ‘làm rối’.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng nói rằng, ông biết rất nhiều chuyện, trong đó còn có việc chặn một số nguồn thông tin tới đại biểu và cá nhân ông.
Trước đó một Luật sư nhân quyền từ CHLB Đức nói với BBC rằng “Khi một vụ án được tuyên là vô tội, oan sai, cụ thể như vụ án của Hồ Duy Hải, nếu như sau ba ngày Hội đồng thẩm phán của Tòa án Tối cao tuyên án Hồ Duy Hải vô tội, thì chắc chắn một loạt quan chức của ngành công an, viện kiểm sát, tòa án từ hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm sẽ phải chịu tội, bởi vì họ đã kết án oan một người.
Hồ Duy Hải bị cáo buộc, tối 13/1/2008 đến Bưu điện Cầu Voi chơi – nơi chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và em họ tên Vân (21 tuổi) làm việc. Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với chị Hồng nhưng không thực hiện được nên sát hại cô và người em.
TAND tỉnh Long An và Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo mức án tử hình. Sau nhiều năm Hải không được chấp nhận đơn xin giảm án và ân xá, gia đình anh này đi kêu oan.
Ngày 22/11/2019, VKSND Tối cao kháng nghị, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao giám đốc thẩm vụ án theo hướng huỷ cả hai bản án. Hôm 8/5, Hội đồng giám đốc thẩm TAND Tối cao đã bác kháng nghị này.
DKN
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/06/hai-duy-700x366.jpg
Bị cáo Hồ Duy Hải tại một phiên tòa (ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ).
Sáng 16/6 nhiều thành viên Ủy ban Tư pháp đã đề nghị xem xét “tính đúng đắn” của quyết định giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.
Đây là cuộc họp nội bộ với sự tham dự của các thành viên Ủy ban.
Cuộc họp nhằm xem xét tính đúng đắn về quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán vừa qua. Khi xem xét quyết định giám đốc thẩm cũng đồng nghĩa với việc xem xét tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm, theo VnExpress.
Ủy ban sẽ phát phiếu lấy ý kiến với tất cả 39 thành viên, dự kiến ngày mai có kết quả. Từ đây, Ủy ban sẽ nêu quan điểm để báo cáo cấp có thẩm quyền.
Phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp được tổ chức do có kiến nghị của gia đình Hồ Duy Hải; cùng đề nghị của ba đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Trương Trọng Nghĩa và đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng.
Hôm 15/6, giải trình trước Quốc hội lý do phiên giám đốc thẩm không hủy án để điều tra lại như kháng nghị của VKSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình chỉ loanh quanh các lời khai nhận tội của Hồ Duy Hải.
Quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao trong phiên giám đốc thẩm hôm 8/5 đã không được VKSND Tối cao đồng tình. Cuối tháng 5, báo cáo Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, VKSND Tối cao cho rằng vụ án còn nhiều vấn đề mâu thuẫn chưa được làm rõ; đề nghị chỉ đạo, xem xét lại.
Các lời khai nhận tội của Hải có chữ ký của ông Võ Thành Quyết
Ngoài kết quả giám định dấu vân tay (kết luận dấu vân tay tại hiện trường không trùng khớp với vân tay của Hồ Duy Hải), một số biên bản ghi lời khai, hỏi cung có sửa chữa nhưng không có chữ ký xác nhận của người khai…
Luật Sư Hồng Phong nói tất cả những chứng cứ dữ liệu mới trình ra đều được đại diện VKSNDTC quan tâm, chấp nhận, xem là có giá trị, nhưng đều bị Hội Đồng Thẩm Phán bác bỏ.
Tòa chỉ chăm chăm vào các lời khai nhận tội của Hải có chữ ký của ông Võ Thành Quyết, luật sư do công an chỉ định bào chữa cho Hồ Duy Hải ngay từ giai đoan điều tra.
Khi tham dự phiên tòa lần thứ hai, Luât Sư Phong đã trình chứng cứ mới về sự thiếu khách quan, gây bất lợi cho Hồ Duy Hải. Đó là đơn khiếu nại của bà Nguyễn Thị Rưỡi, dì Hồ Duy Hải.
Theo đơn thì khi ra tòa sơ thẩm, Hồ Duy Hải kêu oan, ông Quyết bào chữa theo hướng xin giảm án. Khi gia đình nhờ kháng cáo kêu oan thì ông Quyết không làm, ép ngược gia đình phải làm đơn xin giảm án. VKSNDTC chấp nhận tài liệu này nhưng Hội Đồng Thẩm Phán lại bác bỏ.
Nếu nghiêm túc thẩm định tài liệu này biết đâu được sẽ cho ra kết quả những lời khai nhận tội của Hải không phải là bằng chứng nhận tội mà là bằng chứng dụ cung, ép cung.
Cán bộ cấp cao đã về hưu: Chưa bao giờ thấy niềm tin nền tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ
“Rất đau lòng! Là người làm công tác pháp luật mấy chục năm nay, từng tham mưu cho công tác cải cách tư pháp, mấy ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của các đồng chí, kể cả những đồng chí cán bộ rất cao cấp của Đảng, Nhà nước đã về hưu. Họ nói chưa từng bao giờ thấy niềm tin đối với nền tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ”, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện nói, theo Zing.
Vị đại biểu cho biết vừa qua, ông ngồi cả đêm để đọc, xem xét từng bản ảnh của vụ án Hồ Duy Hải và phát hiện ra một số điều liên quan đến công tác tố tụng, song vì không có thời gian nên ông không nói đến ở đây. Những sai lầm của tố tụng, của tư pháp đừng đổ lỗi cho những người ĐBQH ‘làm rối’.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng nói rằng, ông biết rất nhiều chuyện, trong đó còn có việc chặn một số nguồn thông tin tới đại biểu và cá nhân ông.
Trước đó một Luật sư nhân quyền từ CHLB Đức nói với BBC rằng “Khi một vụ án được tuyên là vô tội, oan sai, cụ thể như vụ án của Hồ Duy Hải, nếu như sau ba ngày Hội đồng thẩm phán của Tòa án Tối cao tuyên án Hồ Duy Hải vô tội, thì chắc chắn một loạt quan chức của ngành công an, viện kiểm sát, tòa án từ hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm sẽ phải chịu tội, bởi vì họ đã kết án oan một người.
Hồ Duy Hải bị cáo buộc, tối 13/1/2008 đến Bưu điện Cầu Voi chơi – nơi chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (23 tuổi) và em họ tên Vân (21 tuổi) làm việc. Hải nảy sinh ý định quan hệ tình dục với chị Hồng nhưng không thực hiện được nên sát hại cô và người em.
TAND tỉnh Long An và Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo mức án tử hình. Sau nhiều năm Hải không được chấp nhận đơn xin giảm án và ân xá, gia đình anh này đi kêu oan.
Ngày 22/11/2019, VKSND Tối cao kháng nghị, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao giám đốc thẩm vụ án theo hướng huỷ cả hai bản án. Hôm 8/5, Hội đồng giám đốc thẩm TAND Tối cao đã bác kháng nghị này.
DKN