duyanh
06-18-2020, 11:33 AM
Đà Nẵng có Vũ Nhôm thì nữ đại gia Bình Dương Phạm Thị Hường cũng chẳng hề kém cạnh: Đất vàng gom hết vào tay
Nếu như ở Đà Nẵng, Vũ nhôm nổi tiếng với hàng loạt thương vụ “thâu tóm” đất công, thì ở Bình Dương, nữ đại gia Phạm Thị Hường cũng vô cùng “khét tiếng” trong giới đầu tư bất động sản
Chuyên “thôn tính” đất nhà máy, xí nghiệp…?
Giới đầu tư bất động sản đều biết hầu hết dự án do doanh nghiệp (DN) của bà Phạm Thị Hường làm chủ ở tỉnh Bình Dương (Công ty TNHH BĐS Phú Hồng Thịnh, Công ty TNHH Quản lý Đầu tư & Phát triển Đô thị Việt Nam) thường có nguồn gốc đất là đất nhà máy, xí nghiệp. Theo thông kê, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp của bà Hường là các DN “thôn tính” đất nhà máy, xí nghiệp nhiều nhất ở Bình Dương.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/1c6765d5d1dbea3c4d409c612e23b7c5.jpg
Theo phản ánh từ giới đầu tư, tất cả các dự án của bà Hường đều là dự án nhà ở thương mại, được xác định ngay từ cái tên “Khu nhà ở thương mại”. Thế nhưng, chính quyền Bình Dương và DN của bà Phạm Thị Hường đã cố tình “trốn” khâu đấu giá đất? Vì 100% dự án phân lô bán nền này ban đầu đều không có, hoặc chỉ có rất ít đất ở (đất thổ cư) hợp pháp (điển hình trong dự án Phú Hồng Khang của bà Hường chỉ có 810m2 đất ở trong tổng 33.600 m2). Mà khi đối chiếu Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014, những diện tích đất không phải là đất ở (đất thổ cư), muốn làm dự án xây nhà thương mại, đều phải tổ chức đấu giá.
Hơn thế nữa, lợi dụng việc Bình Dương xưa nay nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp thuê đất Nhà nước, bà Phạm Thị Hường đã bằng cách nào đó để những DN này chuyển nhượng lại đất sản xuất (hoặc tài sản gắn liền trên đất thuê hàng năm)? Sau đó, tỉnh Bình Dương lập tức giao đất thuê trên cho bà Hường, đồng thời chuyển mục đích sử dụng sang đất ở đô thị, cho phép phân lô, bán nền?
Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất dọc các trục đường lớn như ĐT743, ở hai địa phương Thuận An và Dĩ An vừa được nâng cấp từ thị xã lên Thành phố thuộc tỉnh đều đã bị bà Hường tổ chức phân lô, bán nền.
Theo đó, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp đã bị bà Phạm Thị Hường “thôn tính” như: Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Lộc Phát, Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Thương mại Thiên Phát (dự án Phú Hồng Đạt); Công ty TNHH sứ kỹ thuật Minh Long (dự án Phú Hồng Phát); Công ty TNHH Tấn Thành; Công ty TNHH Tấn Tài (dự án Phú Gia Huy); Công ty Sản xuất Thương mại Dịch vụ Trúc Lâm (dự án Phú Hồng Khang); Công ty CP trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát (dự án Phú Hồng Thịnh IX); Công ty CP Cơ khí Xây dựng Công trình 623 (dự án Phú Hồng Thịnh VI); Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Mỹ Ý (dự án Phú Hồng Thịnh VIII); Công ty CP Cơ khí Xây dựng Công trình 624 (dự án Phú Hồng Thịnh X)…
Không những thế, khi đã hết đất nhà máy xí nghiệp, chính quyền tỉnh Bình Dương và bà Phạm Thị Hường bằng mọi cách, thậm chí còn lấy đất nông nghiệp chuyển thẳng sang đất ở đô thị phân lô, bán nền (như dự án Phú Huy) trái pháp luật?
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/2d57deae268408dc251407676c9c80a9.jpg
Khu đô thị Phú Hồng Khang – Phú Hồng Đạt có nguồn đốc đất là đất phi nông nghiệp, đất công nghiệp đã được đổi thành đất ở đô thị trái quy định
Ngân sách Nhà nước đã thất thoát bao nhiêu tiền?
Với các chiêu thức tương tự, thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần tại nhiều các dự án, các DN của bà Phạm Thị Hường đã “thâu tóm” được rất nhiều đất công một cách bất hợp pháp, thu lợi cá nhân bất chính, làm ngân sách Nhà nước thất thoát hàng tỷ tỷ đồng, điển hình:
Tại dự ánPhú Hồng Đạt, chủ đầu tư – DN của bà Hường không có nổi một m2 đất ở.Dự ánđược tạo thành từ 4 khu đất thuê của Nhà nước, đất trồng cây lâu năm, đất công… tổngdiện tích 29.556,6m2 (sau này trong văn bản gửi cơ quan chức năng Trung ương, UBND tỉnh Bình Dương lại báo cáo tổng diện tích dự án là 30.400m2; chưa rõ hơn 840m2 dôi ra “mọc” từ đâu)?
Để có khu đất này, đầu tiên, ngày 30/05/2018, bà Hường nhận chuyển nhượng của Công ty Thiên Phát 7000m2 đất thuê Nhà nước từ năm 2002 (loại đất xây dựng công trình công nghiệp).
Chỉ một tuần sau đó, dù mới có 7000m2 đất thuê của Nhà nước, bà Hường đã được UBND Bình Dương chấp thuận cho làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại tại Công văn 2497/UBND-KTN ngày 07/06/2018. Do vậy, dư luận tỉnh Bình Dương băn khoăn, lo lắng đặt câu hỏi: Phải chăng vì lợi ích nhóm nào đó, mà UBND tỉnh Bình Dương ban hành văn bản chấp thuận cho phép chủ đầu tư thực hiện dự án trái pháp luật như vậy?
Tiếp đó, ngày 03/07/2018, bà Hường tiếp tục nhận chuyển nhượng của Công ty Lộc Phát mảnh đất bên cạnh có diện tích hơn 21.000m2 thuê của Nhà nước (trong đó 4.989m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh Nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm; 16.811m2 đất xây dựng công trình công nghiệp Nhà nước cho thuê từ 2008).
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/f6d50afd30abf23fa7c1fe0d00164aa3.jpg
Dự án Phú Hồng Đạt được giao đất, không cần thông qua đấu giá theo quy định
Căn cứ Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014, những diện tích đất trên không phải là đất ở (đất thổ cư), muốn làm dự án xây nhà thương mại, phải tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, chỉ 10 ngày sau đó, ngày 13/07/2018, UBND tỉnh Bình Dương vẫn có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại Công văn 3155/UBND-KTN?
Mặt khác, cố tình bỏ qua khâu đấu giá đất, ngày 25/07/2018, Phó Chủ tịch thường trực tỉnh Bình Dương – ông Mai Hùng Dũng đã ký Quyết định số 2029/QĐ-UBND, giao đất và cho DN của bà Phạm Thị Hường chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ diện tích đất trên.
Không chỉ vậy, diện tích dự án còn tiếp tục mở rộng, “phình to” lên, khi ba ngày sau đó, vào ngày 16/07/2018, bà Hường nhận chuyển nhượng đất từ cá nhân bà Hà Thị Hồng 113m2 đất trồng cây lâu năm và sáp nhập vào khu đất trên, nghiễm nhiên thành đất dự án?
Đồng thời, cũng trong ngày 16/07/2018, UBND tỉnh Bình Dương lại có “Văn bản xác nhận” giao 576,1m2 đất công cho DN của bà Phạm Thị Hường một cách trái pháp luật, vì cũng không hề tổ chức đấu giá, khi muốn giao đất công cho DN chuyển đổi mục đích sử dụng (theo quy định của Luật Đất đai và Luật Quản lý tài sản công).
Ngoài ra, đến tháng 09/2018, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Phú Hồng Thình cho 301 lô đất xây nhà liên kế.
Như vậy, hơn 30.000m2 đất thuê Nhà nước, đất trồng cây, đất công… đã được UBND tỉnh Bình Dương và bà Phạm Thị Hường hoàn thành việc chuyển đổi, hợp thức hóa sang loại nhà đất phân lô, bán nền chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng một cách trái pháp luật?
Hiện nay, theo thông tin quảng cáo trên các sàn giao dịch, các lô đất này được rao bán với giá trung bình 25 triệu đồng/m2. Nếu nhân với con số hơn 19.139,7m2 đất được phép xây dựng nhà ở trong dự án, sẽ ra con số hơn 478 tỷ đồng.
Với phương thức “thâu tóm” đất trái pháp luật như vậy, tất cả các dự án khác của các DN do bà Phạm Thị Hường làm chủ đều có dấu hiệu sai phạm tương tự. Vậy, Ngân sách Nhà nước đã thất thoát bao nhiêu tiền khi chính quyền tỉnh Bình Dương và bà Hường cố tình “trốn” đấu giá cho nửa triệu m2 đất trong gần 20 dự án nhà ở thương mại do bà Hường thực hiện?
Người lao động, dư luận tỉnh Bình Dương vô cùng bức xúc, lo lắng khi ngày càng nhiều dự án có tên “Phú” mọc lên (là cái tên đặc trưng của các dự án do bà Phạm Thị Hường làm chủ) là lúc đất công càng bị thất thoát, nguồn Ngân sách Nhà nước bị thất thu, bất công giàu nghèo trong xã hội ngày càng bị khoét sâu… Vì trên thực tế hàng trăm ngàn người lao động tại Bình Dương không có “chốn dung thân”, không có những dự án nhà ở xã hội cho người lao động nghèo trên địa bàn tỉnh, trong khi rất nhiều khu đất lớn thuộc sở hữu toàn dân lại được giao sai luật cho cá nhân để tạo dựng khối tài sản cá nhân khổng lồ, bất minh, thu lợi “cá nhân”, lợi ích nhóm bất chính?
Dư luận và người lao động tỉnh Bình Dương mong mỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng vi phạm trong buông lỏng công tác quản lý, sử dụng đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng trái pháp luật, tùy tiện điều chỉnh quy hoạch, cấp phép, giao đất sai quy định, thực hiện dự án…để thu hồi, bảo vệ đất đai, tài sản công, tránh thất thoát nguồn ngân sách nhà nước, để sử dụng đất công đúng mục đích, đúng pháp luật, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/815cd8f73d934776ecbd69678ab45b58.jpg
Siêu dự án Phú Hồng Thịnh 10 được đăng tải quảng cáo rầm rộ trên Internet
Trong một ngày, DN của bà Phạm Thị Hường được chuyển đổi mục đích sử dụng 64 ngàn m2 đất trái pháp luật:
Dự án Phú Hồng Khang (phường Bình Chuẩn, Tx. Thuận An, tỉnh Bình Dương) cũng là một dự án điển hình có những dấu hiệu sai phạm:
Trùng mốc thời gian như ở dự án Phú Hồng Đạt, cùng trong một ngày 30/05/2018, bà Hường đồng thời nhận chuyển nhượng đất của hai đơn vị: 1. Công ty Thiên Phát hơn 22 ngàn m2 (8166m2 đất xây dựng công trình công nghiệp thuê của Nhà nước; 12.980m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh); 2. Công ty Trúc Lâm (4583m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh).
Ngày 03/07/2018, bà Hường ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 204m2 đất trồng cây của ông Nguyễn Văn Thành.
Ngày 16/07/2018, bà Hường cùng nhận chuyển nhượng của bà Hà Thị Hồng (3900m2 đất trồng cây); ông Nguyễn Văn Mía và bà Nguyễn Thị Sấm (1859m2 đất trồng cây lâu năm; 1000m2 đất trồng cây hàng năm).
Đồng thời trong ngày 16/07/2018 này, Bình Dương có “văn bản xác nhận” giao 100,8m2 đất công do UBND phường Bình Chuẩn quản lý cho DN của bà Hường.
Như vậy, tổng số đất bà Phạm Thị Hường nhận thông qua 08 hợp đồng chuyển nhượng và “văn bản giao đất” là 33.604,9m2 (sau này diện tích “nở” ra thành 34.500m2. Chưa rõ gần 900m2 “dôi ra” đến từ đâu?).
Theo Báo Tầm nhìn
Nếu như ở Đà Nẵng, Vũ nhôm nổi tiếng với hàng loạt thương vụ “thâu tóm” đất công, thì ở Bình Dương, nữ đại gia Phạm Thị Hường cũng vô cùng “khét tiếng” trong giới đầu tư bất động sản
Chuyên “thôn tính” đất nhà máy, xí nghiệp…?
Giới đầu tư bất động sản đều biết hầu hết dự án do doanh nghiệp (DN) của bà Phạm Thị Hường làm chủ ở tỉnh Bình Dương (Công ty TNHH BĐS Phú Hồng Thịnh, Công ty TNHH Quản lý Đầu tư & Phát triển Đô thị Việt Nam) thường có nguồn gốc đất là đất nhà máy, xí nghiệp. Theo thông kê, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp của bà Hường là các DN “thôn tính” đất nhà máy, xí nghiệp nhiều nhất ở Bình Dương.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/1c6765d5d1dbea3c4d409c612e23b7c5.jpg
Theo phản ánh từ giới đầu tư, tất cả các dự án của bà Hường đều là dự án nhà ở thương mại, được xác định ngay từ cái tên “Khu nhà ở thương mại”. Thế nhưng, chính quyền Bình Dương và DN của bà Phạm Thị Hường đã cố tình “trốn” khâu đấu giá đất? Vì 100% dự án phân lô bán nền này ban đầu đều không có, hoặc chỉ có rất ít đất ở (đất thổ cư) hợp pháp (điển hình trong dự án Phú Hồng Khang của bà Hường chỉ có 810m2 đất ở trong tổng 33.600 m2). Mà khi đối chiếu Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014, những diện tích đất không phải là đất ở (đất thổ cư), muốn làm dự án xây nhà thương mại, đều phải tổ chức đấu giá.
Hơn thế nữa, lợi dụng việc Bình Dương xưa nay nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp thuê đất Nhà nước, bà Phạm Thị Hường đã bằng cách nào đó để những DN này chuyển nhượng lại đất sản xuất (hoặc tài sản gắn liền trên đất thuê hàng năm)? Sau đó, tỉnh Bình Dương lập tức giao đất thuê trên cho bà Hường, đồng thời chuyển mục đích sử dụng sang đất ở đô thị, cho phép phân lô, bán nền?
Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất dọc các trục đường lớn như ĐT743, ở hai địa phương Thuận An và Dĩ An vừa được nâng cấp từ thị xã lên Thành phố thuộc tỉnh đều đã bị bà Hường tổ chức phân lô, bán nền.
Theo đó, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp đã bị bà Phạm Thị Hường “thôn tính” như: Công ty TNHH Sản xuất Dịch vụ Thương mại Lộc Phát, Công ty TNHH Sản xuất Kinh doanh Dịch vụ Thương mại Thiên Phát (dự án Phú Hồng Đạt); Công ty TNHH sứ kỹ thuật Minh Long (dự án Phú Hồng Phát); Công ty TNHH Tấn Thành; Công ty TNHH Tấn Tài (dự án Phú Gia Huy); Công ty Sản xuất Thương mại Dịch vụ Trúc Lâm (dự án Phú Hồng Khang); Công ty CP trang trí nội thất Hiệp Hòa Phát (dự án Phú Hồng Thịnh IX); Công ty CP Cơ khí Xây dựng Công trình 623 (dự án Phú Hồng Thịnh VI); Công ty TNHH Vật liệu Xây dựng Mỹ Ý (dự án Phú Hồng Thịnh VIII); Công ty CP Cơ khí Xây dựng Công trình 624 (dự án Phú Hồng Thịnh X)…
Không những thế, khi đã hết đất nhà máy xí nghiệp, chính quyền tỉnh Bình Dương và bà Phạm Thị Hường bằng mọi cách, thậm chí còn lấy đất nông nghiệp chuyển thẳng sang đất ở đô thị phân lô, bán nền (như dự án Phú Huy) trái pháp luật?
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/2d57deae268408dc251407676c9c80a9.jpg
Khu đô thị Phú Hồng Khang – Phú Hồng Đạt có nguồn đốc đất là đất phi nông nghiệp, đất công nghiệp đã được đổi thành đất ở đô thị trái quy định
Ngân sách Nhà nước đã thất thoát bao nhiêu tiền?
Với các chiêu thức tương tự, thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần tại nhiều các dự án, các DN của bà Phạm Thị Hường đã “thâu tóm” được rất nhiều đất công một cách bất hợp pháp, thu lợi cá nhân bất chính, làm ngân sách Nhà nước thất thoát hàng tỷ tỷ đồng, điển hình:
Tại dự ánPhú Hồng Đạt, chủ đầu tư – DN của bà Hường không có nổi một m2 đất ở.Dự ánđược tạo thành từ 4 khu đất thuê của Nhà nước, đất trồng cây lâu năm, đất công… tổngdiện tích 29.556,6m2 (sau này trong văn bản gửi cơ quan chức năng Trung ương, UBND tỉnh Bình Dương lại báo cáo tổng diện tích dự án là 30.400m2; chưa rõ hơn 840m2 dôi ra “mọc” từ đâu)?
Để có khu đất này, đầu tiên, ngày 30/05/2018, bà Hường nhận chuyển nhượng của Công ty Thiên Phát 7000m2 đất thuê Nhà nước từ năm 2002 (loại đất xây dựng công trình công nghiệp).
Chỉ một tuần sau đó, dù mới có 7000m2 đất thuê của Nhà nước, bà Hường đã được UBND Bình Dương chấp thuận cho làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại tại Công văn 2497/UBND-KTN ngày 07/06/2018. Do vậy, dư luận tỉnh Bình Dương băn khoăn, lo lắng đặt câu hỏi: Phải chăng vì lợi ích nhóm nào đó, mà UBND tỉnh Bình Dương ban hành văn bản chấp thuận cho phép chủ đầu tư thực hiện dự án trái pháp luật như vậy?
Tiếp đó, ngày 03/07/2018, bà Hường tiếp tục nhận chuyển nhượng của Công ty Lộc Phát mảnh đất bên cạnh có diện tích hơn 21.000m2 thuê của Nhà nước (trong đó 4.989m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh Nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm; 16.811m2 đất xây dựng công trình công nghiệp Nhà nước cho thuê từ 2008).
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/f6d50afd30abf23fa7c1fe0d00164aa3.jpg
Dự án Phú Hồng Đạt được giao đất, không cần thông qua đấu giá theo quy định
Căn cứ Luật Đất đai 2013 và Luật Nhà ở 2014, những diện tích đất trên không phải là đất ở (đất thổ cư), muốn làm dự án xây nhà thương mại, phải tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, chỉ 10 ngày sau đó, ngày 13/07/2018, UBND tỉnh Bình Dương vẫn có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại Công văn 3155/UBND-KTN?
Mặt khác, cố tình bỏ qua khâu đấu giá đất, ngày 25/07/2018, Phó Chủ tịch thường trực tỉnh Bình Dương – ông Mai Hùng Dũng đã ký Quyết định số 2029/QĐ-UBND, giao đất và cho DN của bà Phạm Thị Hường chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ diện tích đất trên.
Không chỉ vậy, diện tích dự án còn tiếp tục mở rộng, “phình to” lên, khi ba ngày sau đó, vào ngày 16/07/2018, bà Hường nhận chuyển nhượng đất từ cá nhân bà Hà Thị Hồng 113m2 đất trồng cây lâu năm và sáp nhập vào khu đất trên, nghiễm nhiên thành đất dự án?
Đồng thời, cũng trong ngày 16/07/2018, UBND tỉnh Bình Dương lại có “Văn bản xác nhận” giao 576,1m2 đất công cho DN của bà Phạm Thị Hường một cách trái pháp luật, vì cũng không hề tổ chức đấu giá, khi muốn giao đất công cho DN chuyển đổi mục đích sử dụng (theo quy định của Luật Đất đai và Luật Quản lý tài sản công).
Ngoài ra, đến tháng 09/2018, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Phú Hồng Thình cho 301 lô đất xây nhà liên kế.
Như vậy, hơn 30.000m2 đất thuê Nhà nước, đất trồng cây, đất công… đã được UBND tỉnh Bình Dương và bà Phạm Thị Hường hoàn thành việc chuyển đổi, hợp thức hóa sang loại nhà đất phân lô, bán nền chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng một cách trái pháp luật?
Hiện nay, theo thông tin quảng cáo trên các sàn giao dịch, các lô đất này được rao bán với giá trung bình 25 triệu đồng/m2. Nếu nhân với con số hơn 19.139,7m2 đất được phép xây dựng nhà ở trong dự án, sẽ ra con số hơn 478 tỷ đồng.
Với phương thức “thâu tóm” đất trái pháp luật như vậy, tất cả các dự án khác của các DN do bà Phạm Thị Hường làm chủ đều có dấu hiệu sai phạm tương tự. Vậy, Ngân sách Nhà nước đã thất thoát bao nhiêu tiền khi chính quyền tỉnh Bình Dương và bà Hường cố tình “trốn” đấu giá cho nửa triệu m2 đất trong gần 20 dự án nhà ở thương mại do bà Hường thực hiện?
Người lao động, dư luận tỉnh Bình Dương vô cùng bức xúc, lo lắng khi ngày càng nhiều dự án có tên “Phú” mọc lên (là cái tên đặc trưng của các dự án do bà Phạm Thị Hường làm chủ) là lúc đất công càng bị thất thoát, nguồn Ngân sách Nhà nước bị thất thu, bất công giàu nghèo trong xã hội ngày càng bị khoét sâu… Vì trên thực tế hàng trăm ngàn người lao động tại Bình Dương không có “chốn dung thân”, không có những dự án nhà ở xã hội cho người lao động nghèo trên địa bàn tỉnh, trong khi rất nhiều khu đất lớn thuộc sở hữu toàn dân lại được giao sai luật cho cá nhân để tạo dựng khối tài sản cá nhân khổng lồ, bất minh, thu lợi “cá nhân”, lợi ích nhóm bất chính?
Dư luận và người lao động tỉnh Bình Dương mong mỏi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhằm chấm dứt hoàn toàn tình trạng vi phạm trong buông lỏng công tác quản lý, sử dụng đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng trái pháp luật, tùy tiện điều chỉnh quy hoạch, cấp phép, giao đất sai quy định, thực hiện dự án…để thu hồi, bảo vệ đất đai, tài sản công, tránh thất thoát nguồn ngân sách nhà nước, để sử dụng đất công đúng mục đích, đúng pháp luật, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/815cd8f73d934776ecbd69678ab45b58.jpg
Siêu dự án Phú Hồng Thịnh 10 được đăng tải quảng cáo rầm rộ trên Internet
Trong một ngày, DN của bà Phạm Thị Hường được chuyển đổi mục đích sử dụng 64 ngàn m2 đất trái pháp luật:
Dự án Phú Hồng Khang (phường Bình Chuẩn, Tx. Thuận An, tỉnh Bình Dương) cũng là một dự án điển hình có những dấu hiệu sai phạm:
Trùng mốc thời gian như ở dự án Phú Hồng Đạt, cùng trong một ngày 30/05/2018, bà Hường đồng thời nhận chuyển nhượng đất của hai đơn vị: 1. Công ty Thiên Phát hơn 22 ngàn m2 (8166m2 đất xây dựng công trình công nghiệp thuê của Nhà nước; 12.980m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh); 2. Công ty Trúc Lâm (4583m2 đất cơ sở sản xuất kinh doanh).
Ngày 03/07/2018, bà Hường ký hợp đồng nhận chuyển nhượng 204m2 đất trồng cây của ông Nguyễn Văn Thành.
Ngày 16/07/2018, bà Hường cùng nhận chuyển nhượng của bà Hà Thị Hồng (3900m2 đất trồng cây); ông Nguyễn Văn Mía và bà Nguyễn Thị Sấm (1859m2 đất trồng cây lâu năm; 1000m2 đất trồng cây hàng năm).
Đồng thời trong ngày 16/07/2018 này, Bình Dương có “văn bản xác nhận” giao 100,8m2 đất công do UBND phường Bình Chuẩn quản lý cho DN của bà Hường.
Như vậy, tổng số đất bà Phạm Thị Hường nhận thông qua 08 hợp đồng chuyển nhượng và “văn bản giao đất” là 33.604,9m2 (sau này diện tích “nở” ra thành 34.500m2. Chưa rõ gần 900m2 “dôi ra” đến từ đâu?).
Theo Báo Tầm nhìn