giahamdzui
06-17-2020, 08:29 PM
Ăn chặn 50.000 đồng của người nghèo: Không thấy nhục sao?
Tiền hỗ trợ Covid-19 trong thời gian gần đây là một chủ đề nóng trong dự luận, từ chuyện tỉnh Thanh Hoá có nhiều hộ cận nghèo ở nhà tiền tỉ, hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước không đúng đối tượng thì nay dự luận lại xôn xao chuyện mỗi người ở hộ nghèo phải trích 50.000 đồng hỗ trợ COVID-19 để thôn ‘uống nước’ ở Quảng Trị.
Cụ thể, cách đây khoảng chục ngày, anh L. được thôn gọi đi nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ sau dịch bệnh COVID-19 và đến nhà trưởng thôn Hồ Văn Bảy nhận tổng số tiền 6.750.000 đồng tiền hỗ trợ COVID-19 cho 9 khẩu. Mỗi khẩu được hỗ trợ mức 750.000 đồng. Sau đó, cán bộ thôn xin lại mỗi nhân khẩu 50.000 đồng. Anh L. đồng ý và nộp lại cho cán bộ thôn 450.000 đồng.
Anh Hồ Văn H. (46 tuổi, trú thôn Ra Lây) cho biết anh cũng được cán bộ thôn xin lại tổng số 400.000 đồng khi nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ sau dịch bệnh COVID-19.
https://vietnam24h.info/wp-content/uploads/2020/06/41.png
Một hộ nghèo ở xã Ba Nang vừa bị xin lại 50.000 đồng/khẩu khi nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ sau dịch bệnh COVID-19
Lý do những thôn này đưa ra để “xin” các hộ nghèo 50.000 đồng/khẩu là để “uống nước và hỗ trợ những gia đình không thuộc thành phần được hỗ trợ sau dịch bệnh của Chính phủ”. Người dân cho biết chuyện nộp lại tiền này do trưởng thôn “gợi ý” và các hộ phải chấp hành.
“Tiền hay bạc gì cơ bản cũng do một chữ tham.Điều quan trọng là cách suy nghĩ và nhìn nhận của mỗi cá nhân. Với một khoản tiền như nhau, nhưng với người này là it nhưng có người cũng vừa đủ, người ta phải lên kế hoạch sao cho hợp lý với những đồng tiền người ta có. Đừng tham những gì không phải của mình”, một bạn đọc bình luận.
Có thể, 50.000 đồng đối với những người dân thành thị có vẻ không phải số tiền to tát. Nhưng với những người dân nghèo khổ như họ thì quả thực, đó là số tiền có thể tằn tiện chi trả cho cả gia đình ăn trong 1 ngày. Và lúc này, khi dịch bệnh mới tạm thời ổn định, kinh tế còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn thì số tiền này càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Truyền thống “lá lành đùm lá rách” cứ như đã biến khỏi cuộc sống ở một số nơi, một số thời điểm nào đó. Sao ở những vùng thôn quê nghèo đồng đều, nơi trước kia khi khó khăn nghèo đói hơn, họ vẫn còn nhường cơm xẻ áo cho nhau. Còn bây giờ, rất nhiều những trường hợp các quan xã, quan thôn ghi tên gia đình mình, họ hàng mình vào danh sách hộ nghèo để tranh suất tiền hỗ trợ của những người nghèo thật. Họ không đói đến mức phải làm vậy, nhưng họ vẫn làm, họ có điều kiện kinh tế khá giả, nhà cửa khang trang nhưng họ vẫn làm vậy. Họ chỉ đói nhân cách và nghèo liêm sỉ mà thôi.
https://vietnam24h.info/wp-content/uploads/2020/06/42.jpg
Dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam bước đầu đã được khống chế thành công, nhưng nhiều “con virus” khác vẫn chưa khống chế được, đó là những loại virus có tên “lòng tham”, “ăn chặn”, “ăn hớt”… vẫn chưa xử lý được.
Từ vụ việc hộ giả nghèo ở Thanh Hoá đến sự việc này, thiết nghĩ cấp trên cần triệt tận gốc, xử mạnh tay các trường hợp này. Kỳ thực, gói 62 nghìn tỷ đồng mà Chính phủ chủ trương là rất kịp thời, hợp bối cảnh, hợp lòng dân. Song, liên tiếp các biện pháp áp dụng đang có những kẽ hở hoặc bị cố tình bóp méo khiến tiền không đến tay người dân một cách đầy đủ. Cán bộ địa phương thì đang có nhiều quyền lực hơn lúc nào hết. Vì suy cho cùng, số tiền hỗ trợ chỉ là một phần nhỏ giúp người nghèo bớt đi phần nào khó khăn. Cái phần quan trọng nhất là minh bạch, công bằng và liêm chính – những thứ Chính phủ đã thể hiện mạnh mẽ trong đại dịch – mới là điều cần tiếp tục gìn giữ khi dịch qua đi.
Danh dự, lòng tự trọng luôn là điều thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi con người nhất là tầng lớp cán bộ. “Cái còn mãi với thời gian là danh dự, trọng liêm, trọng chính, trọng đức. Còn vật chất chỉ là phù vân” như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh.
Quỳnh Quỳnh
Tiền hỗ trợ Covid-19 trong thời gian gần đây là một chủ đề nóng trong dự luận, từ chuyện tỉnh Thanh Hoá có nhiều hộ cận nghèo ở nhà tiền tỉ, hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước không đúng đối tượng thì nay dự luận lại xôn xao chuyện mỗi người ở hộ nghèo phải trích 50.000 đồng hỗ trợ COVID-19 để thôn ‘uống nước’ ở Quảng Trị.
Cụ thể, cách đây khoảng chục ngày, anh L. được thôn gọi đi nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ sau dịch bệnh COVID-19 và đến nhà trưởng thôn Hồ Văn Bảy nhận tổng số tiền 6.750.000 đồng tiền hỗ trợ COVID-19 cho 9 khẩu. Mỗi khẩu được hỗ trợ mức 750.000 đồng. Sau đó, cán bộ thôn xin lại mỗi nhân khẩu 50.000 đồng. Anh L. đồng ý và nộp lại cho cán bộ thôn 450.000 đồng.
Anh Hồ Văn H. (46 tuổi, trú thôn Ra Lây) cho biết anh cũng được cán bộ thôn xin lại tổng số 400.000 đồng khi nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ sau dịch bệnh COVID-19.
https://vietnam24h.info/wp-content/uploads/2020/06/41.png
Một hộ nghèo ở xã Ba Nang vừa bị xin lại 50.000 đồng/khẩu khi nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ sau dịch bệnh COVID-19
Lý do những thôn này đưa ra để “xin” các hộ nghèo 50.000 đồng/khẩu là để “uống nước và hỗ trợ những gia đình không thuộc thành phần được hỗ trợ sau dịch bệnh của Chính phủ”. Người dân cho biết chuyện nộp lại tiền này do trưởng thôn “gợi ý” và các hộ phải chấp hành.
“Tiền hay bạc gì cơ bản cũng do một chữ tham.Điều quan trọng là cách suy nghĩ và nhìn nhận của mỗi cá nhân. Với một khoản tiền như nhau, nhưng với người này là it nhưng có người cũng vừa đủ, người ta phải lên kế hoạch sao cho hợp lý với những đồng tiền người ta có. Đừng tham những gì không phải của mình”, một bạn đọc bình luận.
Có thể, 50.000 đồng đối với những người dân thành thị có vẻ không phải số tiền to tát. Nhưng với những người dân nghèo khổ như họ thì quả thực, đó là số tiền có thể tằn tiện chi trả cho cả gia đình ăn trong 1 ngày. Và lúc này, khi dịch bệnh mới tạm thời ổn định, kinh tế còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn thì số tiền này càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Truyền thống “lá lành đùm lá rách” cứ như đã biến khỏi cuộc sống ở một số nơi, một số thời điểm nào đó. Sao ở những vùng thôn quê nghèo đồng đều, nơi trước kia khi khó khăn nghèo đói hơn, họ vẫn còn nhường cơm xẻ áo cho nhau. Còn bây giờ, rất nhiều những trường hợp các quan xã, quan thôn ghi tên gia đình mình, họ hàng mình vào danh sách hộ nghèo để tranh suất tiền hỗ trợ của những người nghèo thật. Họ không đói đến mức phải làm vậy, nhưng họ vẫn làm, họ có điều kiện kinh tế khá giả, nhà cửa khang trang nhưng họ vẫn làm vậy. Họ chỉ đói nhân cách và nghèo liêm sỉ mà thôi.
https://vietnam24h.info/wp-content/uploads/2020/06/42.jpg
Dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam bước đầu đã được khống chế thành công, nhưng nhiều “con virus” khác vẫn chưa khống chế được, đó là những loại virus có tên “lòng tham”, “ăn chặn”, “ăn hớt”… vẫn chưa xử lý được.
Từ vụ việc hộ giả nghèo ở Thanh Hoá đến sự việc này, thiết nghĩ cấp trên cần triệt tận gốc, xử mạnh tay các trường hợp này. Kỳ thực, gói 62 nghìn tỷ đồng mà Chính phủ chủ trương là rất kịp thời, hợp bối cảnh, hợp lòng dân. Song, liên tiếp các biện pháp áp dụng đang có những kẽ hở hoặc bị cố tình bóp méo khiến tiền không đến tay người dân một cách đầy đủ. Cán bộ địa phương thì đang có nhiều quyền lực hơn lúc nào hết. Vì suy cho cùng, số tiền hỗ trợ chỉ là một phần nhỏ giúp người nghèo bớt đi phần nào khó khăn. Cái phần quan trọng nhất là minh bạch, công bằng và liêm chính – những thứ Chính phủ đã thể hiện mạnh mẽ trong đại dịch – mới là điều cần tiếp tục gìn giữ khi dịch qua đi.
Danh dự, lòng tự trọng luôn là điều thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi con người nhất là tầng lớp cán bộ. “Cái còn mãi với thời gian là danh dự, trọng liêm, trọng chính, trọng đức. Còn vật chất chỉ là phù vân” như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh.
Quỳnh Quỳnh