PDA

View Full Version : Nghệ An: Doanh nghiệp ăn tiền, dân nếm “phân”



giahamdzui
06-01-2020, 11:59 AM
Nghệ An: Doanh nghiệp ăn tiền, dân nếm “phân”



TH True Milk – một 3 hãng sữa lớn nhất VN có trang trại chăn nuôi và nhà máy sản xuất sữa đóng tại tỉnh Nghệ An. TH True xuất hiện ở Nghệ An từ những năm 2010 xuyên suốt đến nay cũng hơn 10 năm trường gắn bó. Trái với những hình ảnh đồng cỏ xanh mướt mát được quảng cáo trên Tivi về sữa TH True Milk, tại nơi chăn nuôi bò sữa thuộc huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa, TH True Milk là nỗi khiếp đảm của người dân bản địa.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/248d17747e6d03623f0c9cef5edd0ab4.jpg

Đến nỗi vào năm 2014, có người phụ nữ bệnh ung thư chị ta đinh ninh mình bị ung thư do ngửi phân bò của hãng TH True Milk, người phụ nữ này còn viết hẳn bài miêu tả về sự rùng rợn của mùi phân bò trong không khí. Đó là nói đến người có chữ nghĩa uất ức vì ngửi phân oan của hàng ngàn con bò, chứ còn dân thường thì chỉ mỗi một câu để miêu tả là mùi kinh khủng, buồn nôn. Mà thôi, nôn thì dân cứ nôn đi TH True Milk vẫn quảng cáo, quảng mèo bán sữa um sùm chả sao cả. Chuyện TH True Milk với những xe phân bò thần thánh mình rãnh sẽ kể tiếp, TH True milk là điển hình của doanh nghiệp lớn tại Nghệ An góp phần gây ô nhiễm môi trường.

Còn người nhà cán bộ thì điển hình ưu tú gây ô nhiễm môi trường phải kể đến trang trại nuôi lợn gần 1000 con của ông Nguyễn Văn Nam (em trai của ông Nguyễn Văn Huy, nguyên Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Nghệ An, ông Huy vừa về hưu được tầm 1 năm nay).

Ngày 15/1/2020, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh ký quyết định xử phạt hành chính trang trại của ông Nguyễn Văn Nam (SN 1972, trú tại xóm 5, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) 150 triệu đồng. Lý do, hộ ông Nam đã vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/06/83b67f753643725018f2f57a0983cafd.jpg

Tài tình hơn sau khi bị phạt và yêu cầu ngưng chăn nuôi để khắc phục hậu quả thì hộ ông Nam vẫn xem như không có chuyện gì xảy ra. Bể xả thải của trang trại thật ra là khe nước ngọt tự nhiên bị đổ đất cắt thành từng ô chứa phân. Rồi theo dòng chảy của Khe Chẹt chảy thẳng vào nguồn nước tự nhiên thải ra môi trường. Trang tại ở trên đồi, dân dưới đồi lãnh đủ.

Không biết do trại lợn có lai lịch người nhà cán bộ hay sao mà Nghệ An không có biện pháp cưỡng chế giúp người dân thoát khỏi mùi phân lợn tởm lợm như thế?

Hai doanh nghiệp làm nghề có liên quan đến chăn nuôi, hai doanh nghiệp hưởng lãi, vậy hai doanh nghiệp có thể cho tôi một lý do để người dân xung quanh phải lãnh đủ những tác hại do việc kinh doanh của các vị mang lại hay không? Ruồi bọ, dòi tửa, nguồn nước ô nhiễm, sức khỏe người dân bị ảnh hưởng…..

Cứ nghĩ đơn giản thế này, tiền lời lãi do kinh doanh thì doanh nghiệp hưởng còn mùi phân, nước phân, con ruồi, con muỗi, con bọ có cánh đem phân rải khắp nơi thì dân phải nếm chịu. Kinh doanh trên chén cơm, hơi thở của dân thật là lũ người khốn nạn cần phải bị trừng trị thích đáng.

theo FB Thùy Dương