duyanh
05-31-2020, 11:29 AM
Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức lại bị tố cáo thôn tính đất, phá rừng ở Cambodia
Tin từ Phnom Penh: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam bị tố cáo thôn tính nhiều mảnh đất của người dân Campuchia ở tỉnh Ratanakiri để thực hiện các dự án lâm nghiệp và nông nghiệp.
Theo hai tổ chức phi chính phủ Equitable Campuchia và Inclusive Development International (IDI), Hoàng Anh Gia Lai đã san ủi hai ngọn đồi, một vùng đất ngập nước, một khu vực săn bắn truyền thống và khu chôn cất người chết để trồng cây cao su và cây ăn quả với mục đích xuất cảng. Tập đoàn này đã phá hủy rừng già và gây ra tác hại không thể khắc phục đối với vùng đất có giá trị tinh thần vô giá đối với cộng đồng người Campuchia.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/9d177ed3fbbd66223af92ae2674a1ba4.jpg
Theo hai tổ chức trên thì khu đất rộng 742 hecta đã được trao cho tập đoàn dưới sự nhượng quyền của chính phủ Campuchia cho dù có sự phản đối bởi chính quyền địa phương.
Vào tháng 3 năm ngoái, thống đốc Ratanakiri đã yêu cầu chính phủ Campuchia chính thức ra lệnh cho Hoàng Gia Gia Lai trả lại đất cho một số địa phương của tỉnh này. Hoàng Anh Gia Lai có trụ sở chính tại thành phố Pleiku, cách Ratanakiri khoảng 160 km. Tập đoàn này đã nhận được khoản vay từ VP Bank và TP Bank, tổ chức tài chính tư nhân Việt Nam mà Tập đoàn tài chính quốc tế World Bank (IFC) đã đầu tư.
Tuy nhiên, IFC cho biết họ không có tiếp xúc tài chính trực tiếp với Hoàng Anh Gia Lai, còn VP Bank không thực hiện bất kỳ khoản đầu tư mới nào vào tập đoàn này kể từ khi nhận được tài trợ của IFC, trong khi TP Bank nói họ chỉ giới hạn tài trợ cho hoạt động của tập đoàn tại Việt Nam. Hoàng Anh Gia Lai từng bị tố cáo phá rừng ở Lào và Việt Nam.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/87f2b7224a558da3676ba6cb81328443.jpg
Trước đó năm 2013, tổ chức hoạt động vì môi trường Global Witness (GW) công bố báo cáo mang tên “Các Ông trùm cao su: Cách thức các công ty Việt Nam và các nhà tài phiệt quốc tế đang tiến hành cuộc khủng hoảng chiếm đất tại Campuchia và Lào”, cáo buộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) “có liên quan đến việc chặt đốn khu rừng nguyên vẹn trong và ngoài phạm vi ranh giới nhượng quyền, trái với các quy định của pháp luật”.
Trưởng nhóm Chiến dịch Tài nguyên đất của GW – Megan MacInnes khẳng định những thông tin và kết luận trong báo cáo được xây dựng dựa trên ba nguồn khác nhau. Đặc biệt, GW công bố bản điều tra ý kiến người dân địa phương sống gần khu đất trồng cao su, thuộc các chi nhánh của HAGL hoặc công ty liên quan tại Campuchia và Lào. Bên cạnh đó, ảnh chụp vệ tinh cho thấy trước khi HAGL được phân đất, nơi này vẫn là khu rừng được pháp luật Campuchia và Lào bảo vệ. Phần rừng sau đó đã biến mất.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/44bd867968022496c332cc568f42e10d.jpg
Phía Global Witness cung cấp cho 3 lý do khiến tổ chức này kết luận Hoàng Anh Gia Lai phạm luật tại Lào, Campuchia. Trong khi đó, Bầu Đức vẫn cương quyết khẳng định đây là những cáo buộc vô căn cứ.
Tổng hợp
Tin từ Phnom Penh: Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của Việt Nam bị tố cáo thôn tính nhiều mảnh đất của người dân Campuchia ở tỉnh Ratanakiri để thực hiện các dự án lâm nghiệp và nông nghiệp.
Theo hai tổ chức phi chính phủ Equitable Campuchia và Inclusive Development International (IDI), Hoàng Anh Gia Lai đã san ủi hai ngọn đồi, một vùng đất ngập nước, một khu vực săn bắn truyền thống và khu chôn cất người chết để trồng cây cao su và cây ăn quả với mục đích xuất cảng. Tập đoàn này đã phá hủy rừng già và gây ra tác hại không thể khắc phục đối với vùng đất có giá trị tinh thần vô giá đối với cộng đồng người Campuchia.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/9d177ed3fbbd66223af92ae2674a1ba4.jpg
Theo hai tổ chức trên thì khu đất rộng 742 hecta đã được trao cho tập đoàn dưới sự nhượng quyền của chính phủ Campuchia cho dù có sự phản đối bởi chính quyền địa phương.
Vào tháng 3 năm ngoái, thống đốc Ratanakiri đã yêu cầu chính phủ Campuchia chính thức ra lệnh cho Hoàng Gia Gia Lai trả lại đất cho một số địa phương của tỉnh này. Hoàng Anh Gia Lai có trụ sở chính tại thành phố Pleiku, cách Ratanakiri khoảng 160 km. Tập đoàn này đã nhận được khoản vay từ VP Bank và TP Bank, tổ chức tài chính tư nhân Việt Nam mà Tập đoàn tài chính quốc tế World Bank (IFC) đã đầu tư.
Tuy nhiên, IFC cho biết họ không có tiếp xúc tài chính trực tiếp với Hoàng Anh Gia Lai, còn VP Bank không thực hiện bất kỳ khoản đầu tư mới nào vào tập đoàn này kể từ khi nhận được tài trợ của IFC, trong khi TP Bank nói họ chỉ giới hạn tài trợ cho hoạt động của tập đoàn tại Việt Nam. Hoàng Anh Gia Lai từng bị tố cáo phá rừng ở Lào và Việt Nam.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/87f2b7224a558da3676ba6cb81328443.jpg
Trước đó năm 2013, tổ chức hoạt động vì môi trường Global Witness (GW) công bố báo cáo mang tên “Các Ông trùm cao su: Cách thức các công ty Việt Nam và các nhà tài phiệt quốc tế đang tiến hành cuộc khủng hoảng chiếm đất tại Campuchia và Lào”, cáo buộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) “có liên quan đến việc chặt đốn khu rừng nguyên vẹn trong và ngoài phạm vi ranh giới nhượng quyền, trái với các quy định của pháp luật”.
Trưởng nhóm Chiến dịch Tài nguyên đất của GW – Megan MacInnes khẳng định những thông tin và kết luận trong báo cáo được xây dựng dựa trên ba nguồn khác nhau. Đặc biệt, GW công bố bản điều tra ý kiến người dân địa phương sống gần khu đất trồng cao su, thuộc các chi nhánh của HAGL hoặc công ty liên quan tại Campuchia và Lào. Bên cạnh đó, ảnh chụp vệ tinh cho thấy trước khi HAGL được phân đất, nơi này vẫn là khu rừng được pháp luật Campuchia và Lào bảo vệ. Phần rừng sau đó đã biến mất.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/44bd867968022496c332cc568f42e10d.jpg
Phía Global Witness cung cấp cho 3 lý do khiến tổ chức này kết luận Hoàng Anh Gia Lai phạm luật tại Lào, Campuchia. Trong khi đó, Bầu Đức vẫn cương quyết khẳng định đây là những cáo buộc vô căn cứ.
Tổng hợp