duyanh
05-24-2020, 11:43 AM
Covid-19: Brazil vượt Nga, trở thành nước có số ca nhiễm thứ hai thế giới
https://s.rfi.fr/media/display/eede2c34-9da2-11ea-ad8f-005056bf18d4/w:980/p:16x9/000_1RZ1ED.webp
Một phòng hồi sức tăng cường điều trị Covid-19 tai bệnh viên Gilberto Novaes, thành phố Manaus, Brazil ngày 20/05/2020. © MICHAEL DANTAS / AFP
Tính đến ngày 23/05/2020, với tổng cộng 347.398 ca nhiễm virus corona, Brazil vượt Nga, trở thành nước có số người mắc Covid-19 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
Bộ Y Tế Brazil cho biết, trong vòng 1 ngày, nước này ghi nhận thêm 16.500 ca nhiễm virus, 965 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên thành 22.013 ca.
Theo nhiều chuyên gia, số người nhiễm virus corona tại Brazil trên thực tế có thể còn cao hơn số liệu bộ Y Tế cung cấp rất nhiều, vì khả năng xét nghiệm tầm soát của Brazil còn hạn chế. Tổ Chức Y Tế Thế Giới báo động Nam Mỹ hiện giờ là “tâm dịch” Covid-19 mới của thế giới.
Peru, nước bị dịch hoành hành nặng thứ hai ở Nam Mỹ
Trong khi đó, nước láng giềng Peru cũng lâm cảnh dịch bệnh lây lan “không thể kiểm soát nổi”, cho dù đây là một trong những nước đầu tiên ở châu Mỹ La-tinh áp lệnh phong tỏa, từ ngày 16/03. Trong tuần qua, Peru đã ghi nhận thêm 28.000 người nhiễm virus, nâng tổng số ca bệnh Covid-19 lên thành 110.000 người. Peru là nước mà dịch Covid-19 hoành hành dữ dội thứ hai tại Nam Mỹ, sau Brazil. Reuters cho biết tổng thống Martin Vizcarra đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa đến hết ngày 30/06.
Theo các nhà quan sát, mặc dù lệnh phong tỏa được ban hành từ cách nay 2 tháng nhưng các biện pháp của chính quyền không hợp lý. Ban đầu, các chợ vẫn hoạt động nên đã trở thành “những ổ dịch thực thụ”. 86% số tiểu thương ở một khu chợ bán trái cây ở thủ đô Lima nhiễm virus corona. Các ngân hàng cũng là một ổ lây nhiễm, với dòng người đông đúc đổ xô đến nhà băng để lĩnh phiếu trợ cấp khẩn cấp của chính phủ.
Thị trường lao động phi chính thức, chiếm tới 70% hoạt động kinh tế tại Peru, cũng là lý do khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Hàng chục, hàng trăm ngàn người vẫn đi làm, bất chấp lệnh phong tỏa, để kiếm tiền nuôi sống gia đình.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/eede2c34-9da2-11ea-ad8f-005056bf18d4/w:980/p:16x9/000_1RZ1ED.webp
Một phòng hồi sức tăng cường điều trị Covid-19 tai bệnh viên Gilberto Novaes, thành phố Manaus, Brazil ngày 20/05/2020. © MICHAEL DANTAS / AFP
Tính đến ngày 23/05/2020, với tổng cộng 347.398 ca nhiễm virus corona, Brazil vượt Nga, trở thành nước có số người mắc Covid-19 nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
Bộ Y Tế Brazil cho biết, trong vòng 1 ngày, nước này ghi nhận thêm 16.500 ca nhiễm virus, 965 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên thành 22.013 ca.
Theo nhiều chuyên gia, số người nhiễm virus corona tại Brazil trên thực tế có thể còn cao hơn số liệu bộ Y Tế cung cấp rất nhiều, vì khả năng xét nghiệm tầm soát của Brazil còn hạn chế. Tổ Chức Y Tế Thế Giới báo động Nam Mỹ hiện giờ là “tâm dịch” Covid-19 mới của thế giới.
Peru, nước bị dịch hoành hành nặng thứ hai ở Nam Mỹ
Trong khi đó, nước láng giềng Peru cũng lâm cảnh dịch bệnh lây lan “không thể kiểm soát nổi”, cho dù đây là một trong những nước đầu tiên ở châu Mỹ La-tinh áp lệnh phong tỏa, từ ngày 16/03. Trong tuần qua, Peru đã ghi nhận thêm 28.000 người nhiễm virus, nâng tổng số ca bệnh Covid-19 lên thành 110.000 người. Peru là nước mà dịch Covid-19 hoành hành dữ dội thứ hai tại Nam Mỹ, sau Brazil. Reuters cho biết tổng thống Martin Vizcarra đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa đến hết ngày 30/06.
Theo các nhà quan sát, mặc dù lệnh phong tỏa được ban hành từ cách nay 2 tháng nhưng các biện pháp của chính quyền không hợp lý. Ban đầu, các chợ vẫn hoạt động nên đã trở thành “những ổ dịch thực thụ”. 86% số tiểu thương ở một khu chợ bán trái cây ở thủ đô Lima nhiễm virus corona. Các ngân hàng cũng là một ổ lây nhiễm, với dòng người đông đúc đổ xô đến nhà băng để lĩnh phiếu trợ cấp khẩn cấp của chính phủ.
Thị trường lao động phi chính thức, chiếm tới 70% hoạt động kinh tế tại Peru, cũng là lý do khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Hàng chục, hàng trăm ngàn người vẫn đi làm, bất chấp lệnh phong tỏa, để kiếm tiền nuôi sống gia đình.
RFI