duyanh
05-19-2020, 12:45 PM
Bộ Quốc phòng tuyên bố “kiên quyết bảo vệ chủ quyền, sẵn sàng đấu tranh với tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển”
Trả lời câu hỏi của cử tri về vấn đề Biển Đông, Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 18/5 tuyên bố với những đầu tư nâng cao tiềm lực quốc phòng trong những năm qua, các lực lượng của Việt Nam “sẵn sàng đấu tranh với các nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển”.
Nhắc lại 4 lần Trung Quốc đưa tàu khảo sát và các tàu bảo vệ xâm phạm vùng biển Việt Nam từ ngày 4/7 – 24/10 năm ngoái, Bộ này nói hành động của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Bộ này khẳng định chủ trương của Việt Nam là “kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, giữ vùng 21 đảo (33 điểm đóng quân) ở quần đảo Trường Sa, DKI; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và pháp lý với chuẩn bị phương án quân sự, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo”, theo Dân Trí.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/d4910274286a8deb5a27652bf69ea488.jpg
Trước thực tế Trung Quốc “không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông”, tăng cường củng cố sự hiện diện và khả năng kiểm soát trên thực địa, Bộ Quốc phòng cho biết thường xuyên chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác nắm tình hình trên các vùng biển, tổ chức lực lượng kịp thời xử lý các tình huống để không bị động, bất ngờ và kịp thời báo cáo, đề xuất với Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng.
Vẫn theo Bộ này, Việt Nam trong những năm qua đã gia tăng mua sắm các trang thiết bị vũ khí hiện đại, vũ khí công nghệ cao để nâng cao khả năng nắm tình hình và quản lý các vùng biển, đồng thời thường xuyên tổ chức tuần tra, diễn tập… để không bị động và xử lý tốt các tình huống diễn ra trên biển.
Nêu sự kiện Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 đến khu vực bãi Tư Chính vào năm ngoái, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho rằng nhờ “kiên trì xử lý bình tĩnh, đấu tranh kiên quyết với Trung Quốc, triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, dư luận, pháp lý và giữ vững trên thực địa”, nên đã “buộc Trung Quốc phải rút tàu” khỏi vùng biển của Việt Nam trong khi vẫn kiểm soát tốt được tình hình an ninh và trật tự xã hội.
Trong khi đó, theo nhận định của chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, Zhang Mingliang, với tờ South China Morning Post, thì việc tàu Trung Quốc rút lui “không chắc là có liên quan đến những bình luận của Việt Nam”.
Theo chuyên gia này, “lý do chính là nó đã hoàn thành công việc”, như tuyên bố chính thức của Bắc Kinh về việc rút tàu Hải Dương 8. Nhưng cũng có thể xem động thái rút tàu của Trung Quốc “như một nỗ lực để giảm căng thẳng với Mỹ”, chuyên gia Zhang Mingliang nhận xét thêm.
Những tuyên bố mới nhất của Bộ Quốc phòng Việt Nam được đưa ra giữa bối cảnh Trung Quốc gần đây liên tục thực hiện các động thái gây hấn, lấn áp Việt Nam và các quốc gia láng giềng nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, bất chấp tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu.
Trả lời cử tri về việc cần có “biện pháp kiên quyết hơn nữa” với hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho rằng đây “vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, lâu dài”.
“Do đó, quan điểm chung của ta là quán triệt tinh thần kiên quyết, kiên trì, ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’”, Vietnamnet dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng nói.
Bão Lửa
Trả lời câu hỏi của cử tri về vấn đề Biển Đông, Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 18/5 tuyên bố với những đầu tư nâng cao tiềm lực quốc phòng trong những năm qua, các lực lượng của Việt Nam “sẵn sàng đấu tranh với các nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển”.
Nhắc lại 4 lần Trung Quốc đưa tàu khảo sát và các tàu bảo vệ xâm phạm vùng biển Việt Nam từ ngày 4/7 – 24/10 năm ngoái, Bộ này nói hành động của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng” chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Bộ này khẳng định chủ trương của Việt Nam là “kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, giữ vùng 21 đảo (33 điểm đóng quân) ở quần đảo Trường Sa, DKI; kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và pháp lý với chuẩn bị phương án quân sự, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo”, theo Dân Trí.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/d4910274286a8deb5a27652bf69ea488.jpg
Trước thực tế Trung Quốc “không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông”, tăng cường củng cố sự hiện diện và khả năng kiểm soát trên thực địa, Bộ Quốc phòng cho biết thường xuyên chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác nắm tình hình trên các vùng biển, tổ chức lực lượng kịp thời xử lý các tình huống để không bị động, bất ngờ và kịp thời báo cáo, đề xuất với Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng.
Vẫn theo Bộ này, Việt Nam trong những năm qua đã gia tăng mua sắm các trang thiết bị vũ khí hiện đại, vũ khí công nghệ cao để nâng cao khả năng nắm tình hình và quản lý các vùng biển, đồng thời thường xuyên tổ chức tuần tra, diễn tập… để không bị động và xử lý tốt các tình huống diễn ra trên biển.
Nêu sự kiện Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 đến khu vực bãi Tư Chính vào năm ngoái, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho rằng nhờ “kiên trì xử lý bình tĩnh, đấu tranh kiên quyết với Trung Quốc, triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, dư luận, pháp lý và giữ vững trên thực địa”, nên đã “buộc Trung Quốc phải rút tàu” khỏi vùng biển của Việt Nam trong khi vẫn kiểm soát tốt được tình hình an ninh và trật tự xã hội.
Trong khi đó, theo nhận định của chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, Zhang Mingliang, với tờ South China Morning Post, thì việc tàu Trung Quốc rút lui “không chắc là có liên quan đến những bình luận của Việt Nam”.
Theo chuyên gia này, “lý do chính là nó đã hoàn thành công việc”, như tuyên bố chính thức của Bắc Kinh về việc rút tàu Hải Dương 8. Nhưng cũng có thể xem động thái rút tàu của Trung Quốc “như một nỗ lực để giảm căng thẳng với Mỹ”, chuyên gia Zhang Mingliang nhận xét thêm.
Những tuyên bố mới nhất của Bộ Quốc phòng Việt Nam được đưa ra giữa bối cảnh Trung Quốc gần đây liên tục thực hiện các động thái gây hấn, lấn áp Việt Nam và các quốc gia láng giềng nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, bất chấp tình hình đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên toàn cầu.
Trả lời cử tri về việc cần có “biện pháp kiên quyết hơn nữa” với hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Việt Nam cho rằng đây “vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, lâu dài”.
“Do đó, quan điểm chung của ta là quán triệt tinh thần kiên quyết, kiên trì, ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’”, Vietnamnet dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng nói.
Bão Lửa