duyanh
05-17-2020, 12:38 PM
Hàng ngàn gia đình nghèo ở Thanh Hóa bị ‘ép’ không nhận tiền trợ cấp COVID-19
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/vn-truong-thon.jpg
Ông Lê Công Ngân, trưởng thôn Hạnh Phúc (phải) đến “xin lỗi” gia đình bà Luyện. (Hình: HL/Zing)
Hôm 15 Tháng Năm, ông Lê Đình Phương, chủ tịch xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, cùng trưởng thôn Hạnh Phúc là ông Lê Công Ngân, đã đến một số gia đình “xin lỗi” về việc ép buộc họ ký đơn không nhận tiền từ khoản hỗ trợ người nghèo do đại dịch COVID-19.
Theo báo Zing ông Lê Công Ngân, trưởng thôn Hạnh Phúc thừa nhận đã thông báo trên loa truyền thanh và đến từng nhà “vận động” các gia đình ký vào đơn do mình soạn sẵn “không hưởng chính sách từ gói 62,000 tỷ đồng ($2.65 tỷ) vì muốn chung tay chia sẻ khó khăn với chính phủ.”
Thôn Hạnh Phúc có 17 hộ nghèo, 76 hộ cận nghèo. Trong đó, ông Ngân đã ép được 21 hộ cận nghèo bị ép ký vào “Đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ.” Tuy nhiên, nhiều người sau đó đến xin rút lại đơn nên chỉ còn lại bảy gia đình.
Ông Ngân sau đó biết việc làm của mình là sai, nên tự hủy bỏ những lá đơn đó và thông báo cho các gia đình đi nhận tiền.
“Vì trình độ hạn chế nên tôi mới làm như vậy, tôi xin lỗi bà con. Nếu cấp trên kỷ luật hay đuổi việc thì tôi cũng sẵn sàng,” ông Ngân nói.
Chưa hết, ông Lê Đình Phương cho hay ngoài thôn Hạnh Phúc, ở xã Hải Ninh còn có thôn Đồng Minh và Hồng Phong xảy ra việc cán bộ thôn soạn sẵn đơn cho người dân ký.
Nhà bà Nguyễn Thị Luyện (48 tuổi, ở thôn Hạnh Phúc) có năm người thuộc diện cận nghèo, bản thân bà đi hấp cá thuê cho một chủ xưởng trong vùng nhưng phải nghỉ do dịch bệnh, nên kinh phí sinh hoạt gia đình phụ thuộc vào người chồng làm phụ hồ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/vn-truong-thon1.jpg
Ông Ngân thừa nhận đã “vận động” nhiều gia đình nghèo ký đơn không nhận hỗ trợ từ gói 62,000 tỷ đồng. (Hình: Lê Hoàng/VNExpress)
“Khi nghe tin sẽ được chính phủ hỗ trợ 3.75 triệu đồng ($160), tôi rất mừng vì có một khoản trang trải cuộc sống. Tuy nhiên vào ngày 9 Tháng Năm, trưởng thôn nói không nhận tiền để ủng hộ thì tôi ký đơn thôi, chứ không đọc nội dung tờ đơn nói gì,” bà Luyện bất bình nói với báo VNExpress.
Cũng theo bà Luyện, ông Lê Đình Tiến (chồng bà) là người đứng tên chủ hộ, song lá đơn lại do bà ký thay. Về việc này, ông Ngân thừa nhận “đã làm sai quy trình.”
Đến nay huyện Tĩnh Gia thống kê được 1,500 người đã bị ép ký đơn từ chối nhận tiền, mà chủ yếu là các gia đình cận nghèo.
Ngoài ra tại Thanh Hóa, hàng ngàn người dân ở các huyện Thọ Xuân, Quảng Xương, Hoằng Hóa… cũng bị ép làm đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ.
Trong khi đó theo báo Thanh Niên, người dân xã Thiệu Thành (huyện Thiệu Hóa) phát giác có gia đình là cán bộ, lãnh đạo xã giàu có “lọt” vào danh sách hộ cận nghèo để được nhận tiền trợ cấp dịch bệnh COVID-19 của chính phủ.
Sau khi sự việc bị bại lộ, Ủy Ban Nhân Dân huyện Thiệu Hóa xác minh thì xác định được 12 người không thuộc diện “hộ cận nghèo,” nhưng có tên trong danh sách “hộ cận nghèo.” Trong đó, có tám người trong gia đình cán bộ xã.
Điển hình như gia đình ông Hách Văn Thắng, bí thư đảng ủy xã Thiệu Thành; ông Nguyễn Quốc Cường, chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam xã Thiệu Thành…
Bị công luận phẫn nộ, báo chí “lật tẩy” để xoa dịu lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá ra lệnh “nghiêm cấm,” chỉ đạo Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội thành lập ba đoàn công tác về các huyện, thị xã để xác minh.
(Tr.N) (kn) Người Việt
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/vn-truong-thon.jpg
Ông Lê Công Ngân, trưởng thôn Hạnh Phúc (phải) đến “xin lỗi” gia đình bà Luyện. (Hình: HL/Zing)
Hôm 15 Tháng Năm, ông Lê Đình Phương, chủ tịch xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, cùng trưởng thôn Hạnh Phúc là ông Lê Công Ngân, đã đến một số gia đình “xin lỗi” về việc ép buộc họ ký đơn không nhận tiền từ khoản hỗ trợ người nghèo do đại dịch COVID-19.
Theo báo Zing ông Lê Công Ngân, trưởng thôn Hạnh Phúc thừa nhận đã thông báo trên loa truyền thanh và đến từng nhà “vận động” các gia đình ký vào đơn do mình soạn sẵn “không hưởng chính sách từ gói 62,000 tỷ đồng ($2.65 tỷ) vì muốn chung tay chia sẻ khó khăn với chính phủ.”
Thôn Hạnh Phúc có 17 hộ nghèo, 76 hộ cận nghèo. Trong đó, ông Ngân đã ép được 21 hộ cận nghèo bị ép ký vào “Đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ.” Tuy nhiên, nhiều người sau đó đến xin rút lại đơn nên chỉ còn lại bảy gia đình.
Ông Ngân sau đó biết việc làm của mình là sai, nên tự hủy bỏ những lá đơn đó và thông báo cho các gia đình đi nhận tiền.
“Vì trình độ hạn chế nên tôi mới làm như vậy, tôi xin lỗi bà con. Nếu cấp trên kỷ luật hay đuổi việc thì tôi cũng sẵn sàng,” ông Ngân nói.
Chưa hết, ông Lê Đình Phương cho hay ngoài thôn Hạnh Phúc, ở xã Hải Ninh còn có thôn Đồng Minh và Hồng Phong xảy ra việc cán bộ thôn soạn sẵn đơn cho người dân ký.
Nhà bà Nguyễn Thị Luyện (48 tuổi, ở thôn Hạnh Phúc) có năm người thuộc diện cận nghèo, bản thân bà đi hấp cá thuê cho một chủ xưởng trong vùng nhưng phải nghỉ do dịch bệnh, nên kinh phí sinh hoạt gia đình phụ thuộc vào người chồng làm phụ hồ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/05/vn-truong-thon1.jpg
Ông Ngân thừa nhận đã “vận động” nhiều gia đình nghèo ký đơn không nhận hỗ trợ từ gói 62,000 tỷ đồng. (Hình: Lê Hoàng/VNExpress)
“Khi nghe tin sẽ được chính phủ hỗ trợ 3.75 triệu đồng ($160), tôi rất mừng vì có một khoản trang trải cuộc sống. Tuy nhiên vào ngày 9 Tháng Năm, trưởng thôn nói không nhận tiền để ủng hộ thì tôi ký đơn thôi, chứ không đọc nội dung tờ đơn nói gì,” bà Luyện bất bình nói với báo VNExpress.
Cũng theo bà Luyện, ông Lê Đình Tiến (chồng bà) là người đứng tên chủ hộ, song lá đơn lại do bà ký thay. Về việc này, ông Ngân thừa nhận “đã làm sai quy trình.”
Đến nay huyện Tĩnh Gia thống kê được 1,500 người đã bị ép ký đơn từ chối nhận tiền, mà chủ yếu là các gia đình cận nghèo.
Ngoài ra tại Thanh Hóa, hàng ngàn người dân ở các huyện Thọ Xuân, Quảng Xương, Hoằng Hóa… cũng bị ép làm đơn tự nguyện không nhận tiền hỗ trợ.
Trong khi đó theo báo Thanh Niên, người dân xã Thiệu Thành (huyện Thiệu Hóa) phát giác có gia đình là cán bộ, lãnh đạo xã giàu có “lọt” vào danh sách hộ cận nghèo để được nhận tiền trợ cấp dịch bệnh COVID-19 của chính phủ.
Sau khi sự việc bị bại lộ, Ủy Ban Nhân Dân huyện Thiệu Hóa xác minh thì xác định được 12 người không thuộc diện “hộ cận nghèo,” nhưng có tên trong danh sách “hộ cận nghèo.” Trong đó, có tám người trong gia đình cán bộ xã.
Điển hình như gia đình ông Hách Văn Thắng, bí thư đảng ủy xã Thiệu Thành; ông Nguyễn Quốc Cường, chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam xã Thiệu Thành…
Bị công luận phẫn nộ, báo chí “lật tẩy” để xoa dịu lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá ra lệnh “nghiêm cấm,” chỉ đạo Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội thành lập ba đoàn công tác về các huyện, thị xã để xác minh.
(Tr.N) (kn) Người Việt