duyanh
05-17-2020, 12:04 PM
Mỹ kêu gọi thả Ban Thiền Lạt Ma đã bị ĐCSTQ bắt cóc 25 năm trước
Năm 1995, chính quyền ĐCSTQ đã bắt đi cậu bé 6 tuổi người Tây Tạng tên là Gedhun Choekyi Nyima – người được xác định chính là hoá thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) thứ 10. Đây là chức vị tâm linh cao thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama). 25 năm đã trôi qua, số phận của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 này vẫn còn là một ẩn số.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/05/safe_image.png
Hình ảnh kêu gọi thả Ban Thiền Lạt Ma của Free Tibet: Bên trái là ảnh Ban Thiền Lạt Ma hồi nhỏ, bên phải là ảnh đồ hoạ dự đoán hình ảnh Ban Thiền Lạt Ma trong thời điểm hiện tại.
Ngày 17/5 năm nay đánh dấu tròn 25 năm kể từ ngày chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng vũ lực bắt đi cậu bé 6 tuổi Gendun Choeki Nyima và gia đình của cậu từ một thị trấn xa xôi thuộc khu tự trị Tây Tạng.
Tháng 5 năm 1995, cậu bé Gendun Choeki Nyima được Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn làm Ban Thiền Lạt Ma, nhân vật quan trọng thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu được xác định là hoá thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10.
Không chấp nhận điều này, ĐCSTQ đã bắt cóc Gendun Choeki Nyima và tự đưa một cậu bé khác tên là Gyaltsen Norbu làm Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 11 chỉ vài tháng sau đó, bất chấp việc người này không được Đức Đạt Lai Lạt Ma và người dân Tây Tạng công nhận.
Kể từ đó, Ban Thiền Lạt Ma “giả” tham gia diễu hành và các hoạt động hàng năm ở Tây Tạng cùng với cảnh sát, quan chức. Ngoài thời gian đó, người này bị quản thúc tại Bắc Kinh và không bao giờ được phép đi lại tự do hoặc nói chuyện cởi mở với người nước ngoài.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/05/GyaltsenNorbuChinesePeoplePoliticalConsultativei4f 1yTI-ZI7l.jpg
Gyaltsen Norbu, Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 “giả” do ĐCSTQ dựng lên, tại Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, tháng 3/2015 (Ảnh: Getty Images)
Cách đây 5 năm, trong một lần hiếm hoi trả lời truyền thông liên quan đến vụ việc, ông Norbu Dunzhub – thành viên Ban Mặt trận thống nhất Khu tự trị Tây Tạng – cho biết cậu bé Tây Tạng “mất tích” 20 năm trước đây, tức Ban Thiền Lạt Ma thật, hiện sống “cuộc đời bình thường” và “không muốn bị quấy rầy.”
Từ đó đến nay, không có thêm tin tức nào của vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 thật được truyền ra.
Mới đây, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc thả vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 này.
“Chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào, và chúng tôi sẽ tiếp tục gây áp lực để chính quyền Trung Quốc phải thả Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 ra, để Ngài được tự do,” Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback nói với các phóng viên trong một cuộc gọi hôm 14/5 vừa qua.
Ông Brownback cho biết đây là việc quan trọng, bởi theo truyền thống, Ban Thiền Lạt Ma tái sinh sẽ có nhiệm vụ tìm hoá thân mới của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi người tiền nhiệm viên tịch.
Hiện Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso, đang sống lưu vong ở Ấn Độ và đã bước sang tuổi 85. Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters năm 2019, ông nói sau khi ông qua đời, có thể ông sẽ đầu thai tại Ấn Độ, và cảnh báo bất cứ người nào được chỉ định bởi Bắc Kinh để kế tục vị trí của ông không nên được tôn trọng.
Chính quyền Bắc Kinh đã phản bác lại phát biểu này, cho biết Trung Quốc có các điều luật quản lý sự luân hồi của Phật sống và Đạt Lai Lạt Ma hiện tại cũng phải tuân thủ điều này.
“Việc đầu thai của Phật sống, bao gồm Đạt Lai Lạt Ma, phải tuân theo pháp luật Trung Quốc và các quy định, và theo nghi lễ tôn giáo cũng như tập tục lịch sử,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói.
Năm 2007, Ban quản lý nhà nước về vấn đề Tôn giáo Trung Quốc ban hành Các biện pháp về Quản lý sự Đầu thai của Phật sống. (Hiện tại Ban quản lý nhà nước về vấn đề Tôn giáo được đặt ngay trực tiếp dưới quyền điều khiển của Bộ Mặt trận Trung Ương thống nhất của ĐCSTQ).
Điều 2 của Luật Quản lý đầu thai Phật sống quy định rằng “sự luân hồi của một Phật sống phải tuân theo các nguyên tắc bảo vệ sự thống nhất quốc gia, bảo vệ sự hòa hợp tôn giáo và xã hội và duy trì trật tự của Phật giáo Tây Tạng”. Ngoài ra luật còn yêu cầu “sự tái sinh của Phật sống không được bị can thiệp và kiểm soát bởi bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào bên ngoài đất nước”.
Trong khi đó, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) mới đây cũng nhắc lại lời kêu gọi của Bộ Ngoại giao tìm người cho vị trí “Điều phối viên đặc biệt cho các vấn đề Tây Tạng.”
Việc bổ nhiệm Điều phối viên đặc biệt cho các vấn đề Tây Tạng được quy định bởi “Đạo luật chính sách Tây Tạng” năm 2002, tuy nhiên vị trí này đã bị bỏ trống kể từ ngày 20/1/2017.
“ĐCSTQ đang cố gắng xóa đi bản sắc độc đáo của Phật giáo Tây Tạng,” Ủy viên USCIRF Gary Bauer lưu ý.
“Chúng ta cần sử dụng tất cả các công cụ chính sách có sẵn, bao gồm cả vị trí Điều phối viên đặc biệt cho các vấn đề Tây Tạng, để chống lại với mối đe dọa nghiêm trọng này đối với tự do tôn giáo,” ông nói.
Sophie Richardson, giám đốc phụ trách vấn đề Trung Quốc của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cũng đã đăng bài bình luận trên The Diplomat, chỉ trích ĐCSTQ vì đã bức hại tự do tôn giáo ở Tây Tạng, kêu gọi chính quyền Bắc Kinh “cần thể hiện sự tôn trọng thực sự đối với tôn giáo ở Tây Tạng, các tín đồ và các nhà lãnh đạo hiện tại của họ, bắt đầu từ Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại,” đồng thời thả ngay Ban Thiền Lạt Ma và gia đình ông – những người đã bị ĐCSTQ bắt cóc 25 năm trước.
Tổ chức Free Tibet (Tự do cho Tây Tạng) gần đây đã kêu gọi ký tên thỉnh nguyện để gây sức ép lên chính quyền ĐCSTQ về việc thả Ban Thiền Lạt Ma.
Bảo Minh (tổng hợp)
Năm 1995, chính quyền ĐCSTQ đã bắt đi cậu bé 6 tuổi người Tây Tạng tên là Gedhun Choekyi Nyima – người được xác định chính là hoá thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) thứ 10. Đây là chức vị tâm linh cao thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama). 25 năm đã trôi qua, số phận của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 này vẫn còn là một ẩn số.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/05/safe_image.png
Hình ảnh kêu gọi thả Ban Thiền Lạt Ma của Free Tibet: Bên trái là ảnh Ban Thiền Lạt Ma hồi nhỏ, bên phải là ảnh đồ hoạ dự đoán hình ảnh Ban Thiền Lạt Ma trong thời điểm hiện tại.
Ngày 17/5 năm nay đánh dấu tròn 25 năm kể từ ngày chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng vũ lực bắt đi cậu bé 6 tuổi Gendun Choeki Nyima và gia đình của cậu từ một thị trấn xa xôi thuộc khu tự trị Tây Tạng.
Tháng 5 năm 1995, cậu bé Gendun Choeki Nyima được Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn làm Ban Thiền Lạt Ma, nhân vật quan trọng thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu được xác định là hoá thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10.
Không chấp nhận điều này, ĐCSTQ đã bắt cóc Gendun Choeki Nyima và tự đưa một cậu bé khác tên là Gyaltsen Norbu làm Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 11 chỉ vài tháng sau đó, bất chấp việc người này không được Đức Đạt Lai Lạt Ma và người dân Tây Tạng công nhận.
Kể từ đó, Ban Thiền Lạt Ma “giả” tham gia diễu hành và các hoạt động hàng năm ở Tây Tạng cùng với cảnh sát, quan chức. Ngoài thời gian đó, người này bị quản thúc tại Bắc Kinh và không bao giờ được phép đi lại tự do hoặc nói chuyện cởi mở với người nước ngoài.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/05/GyaltsenNorbuChinesePeoplePoliticalConsultativei4f 1yTI-ZI7l.jpg
Gyaltsen Norbu, Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 “giả” do ĐCSTQ dựng lên, tại Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, tháng 3/2015 (Ảnh: Getty Images)
Cách đây 5 năm, trong một lần hiếm hoi trả lời truyền thông liên quan đến vụ việc, ông Norbu Dunzhub – thành viên Ban Mặt trận thống nhất Khu tự trị Tây Tạng – cho biết cậu bé Tây Tạng “mất tích” 20 năm trước đây, tức Ban Thiền Lạt Ma thật, hiện sống “cuộc đời bình thường” và “không muốn bị quấy rầy.”
Từ đó đến nay, không có thêm tin tức nào của vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 thật được truyền ra.
Mới đây, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc thả vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 này.
“Chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào, và chúng tôi sẽ tiếp tục gây áp lực để chính quyền Trung Quốc phải thả Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 ra, để Ngài được tự do,” Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback nói với các phóng viên trong một cuộc gọi hôm 14/5 vừa qua.
Ông Brownback cho biết đây là việc quan trọng, bởi theo truyền thống, Ban Thiền Lạt Ma tái sinh sẽ có nhiệm vụ tìm hoá thân mới của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi người tiền nhiệm viên tịch.
Hiện Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso, đang sống lưu vong ở Ấn Độ và đã bước sang tuổi 85. Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters năm 2019, ông nói sau khi ông qua đời, có thể ông sẽ đầu thai tại Ấn Độ, và cảnh báo bất cứ người nào được chỉ định bởi Bắc Kinh để kế tục vị trí của ông không nên được tôn trọng.
Chính quyền Bắc Kinh đã phản bác lại phát biểu này, cho biết Trung Quốc có các điều luật quản lý sự luân hồi của Phật sống và Đạt Lai Lạt Ma hiện tại cũng phải tuân thủ điều này.
“Việc đầu thai của Phật sống, bao gồm Đạt Lai Lạt Ma, phải tuân theo pháp luật Trung Quốc và các quy định, và theo nghi lễ tôn giáo cũng như tập tục lịch sử,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói.
Năm 2007, Ban quản lý nhà nước về vấn đề Tôn giáo Trung Quốc ban hành Các biện pháp về Quản lý sự Đầu thai của Phật sống. (Hiện tại Ban quản lý nhà nước về vấn đề Tôn giáo được đặt ngay trực tiếp dưới quyền điều khiển của Bộ Mặt trận Trung Ương thống nhất của ĐCSTQ).
Điều 2 của Luật Quản lý đầu thai Phật sống quy định rằng “sự luân hồi của một Phật sống phải tuân theo các nguyên tắc bảo vệ sự thống nhất quốc gia, bảo vệ sự hòa hợp tôn giáo và xã hội và duy trì trật tự của Phật giáo Tây Tạng”. Ngoài ra luật còn yêu cầu “sự tái sinh của Phật sống không được bị can thiệp và kiểm soát bởi bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào bên ngoài đất nước”.
Trong khi đó, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) mới đây cũng nhắc lại lời kêu gọi của Bộ Ngoại giao tìm người cho vị trí “Điều phối viên đặc biệt cho các vấn đề Tây Tạng.”
Việc bổ nhiệm Điều phối viên đặc biệt cho các vấn đề Tây Tạng được quy định bởi “Đạo luật chính sách Tây Tạng” năm 2002, tuy nhiên vị trí này đã bị bỏ trống kể từ ngày 20/1/2017.
“ĐCSTQ đang cố gắng xóa đi bản sắc độc đáo của Phật giáo Tây Tạng,” Ủy viên USCIRF Gary Bauer lưu ý.
“Chúng ta cần sử dụng tất cả các công cụ chính sách có sẵn, bao gồm cả vị trí Điều phối viên đặc biệt cho các vấn đề Tây Tạng, để chống lại với mối đe dọa nghiêm trọng này đối với tự do tôn giáo,” ông nói.
Sophie Richardson, giám đốc phụ trách vấn đề Trung Quốc của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cũng đã đăng bài bình luận trên The Diplomat, chỉ trích ĐCSTQ vì đã bức hại tự do tôn giáo ở Tây Tạng, kêu gọi chính quyền Bắc Kinh “cần thể hiện sự tôn trọng thực sự đối với tôn giáo ở Tây Tạng, các tín đồ và các nhà lãnh đạo hiện tại của họ, bắt đầu từ Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại,” đồng thời thả ngay Ban Thiền Lạt Ma và gia đình ông – những người đã bị ĐCSTQ bắt cóc 25 năm trước.
Tổ chức Free Tibet (Tự do cho Tây Tạng) gần đây đã kêu gọi ký tên thỉnh nguyện để gây sức ép lên chính quyền ĐCSTQ về việc thả Ban Thiền Lạt Ma.
Bảo Minh (tổng hợp)