duyanh
05-15-2020, 11:42 AM
WHO: Virus này có thể sẽ không bao giờ biến mất!
https://img.ntdvn.com/2020/04/ntdvn_gettyimages-1197627187-1-1.jpg
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (ở giữa) phát biểu trong cuộc họp báo về tình hình virus Corona Vũ Hán ngày 30/1/2020 tại Geneva (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP via Getty Images)
Trong khi nhiều nước đang vật lộn để tìm cách đưa nền kinh tế quay trở lại, đồng thời vẫn kiểm soát được virus; thì các chuyên gia y tế cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tâm lý đang xuất hiện trên toàn cầu...
Theo tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Tư (13/05) vừa qua, chủng virus gây ra COVID-19 có thể sẽ trở thành giống như HIV, và mọi nỗ lực chống lại virus cũng như dự đoán thời gian lưu hành sẽ trở nên vô ích.
"Đây là một vấn đề quan trọng: chủng virus này có thể sẽ trở thành một chủng đặc hữu trong cộng đồng, và nó có thể sẽ không bao giờ biến mất." - Chuyên gia ứng phó khẩn cấp của WHO, Mike Ryan, nói trong buổi họp trực tuyến.
"Tôi nghĩ chúng ta nên thực tế và tôi nghĩ không ai có thể tiên đoán được khi nào bệnh dịch này sẽ biến mất... Tôi nghĩ rằng không có bất kỳ hứa hẹn gì ở đây và không có chu kỳ lưu hành nào cả. Dịch bệnh có thể sẽ là trường kỳ, cũng có thể không".
Tuy nhiên, chuyên gia Ryan nói rằng thế giới đã kiểm soát được phần nào dịch bệnh, nhưng nó sẽ là một "nỗ lực khổng lồ" kể cả khi vắc-xin được sản xuất - đó sẽ là một nỗ lực trên trời, một nỗ lực tỷ đô.
Hơn 100 chủng vắc-xin tiềm năng hiện đã đang được phát triển. Nhưng từ phía các chuyên gia, bất kể ai cũng đều nhấn mạnh những khó khăn trong việc tìm kiếm chủng vắc-xin hiệu quả trước virus Corona.
Hay như chuyên gia ứng phó khẩn cấp của WHO lưu ý: bệnh sởi vẫn chưa được loại bỏ dù chúng ta đã có vắc-xin.
Còn từ cấp cao hơn, Tổng giám đốc Tedros của WHO nói: "Chúng ta đã nắm được quỹ đạo hiện nay, và đó là trách nhiệm của tất cả mọi người, và ai cũng đều nên góp phần của mình để ngăn chặn đại dịch này".
Quay trở lại ý kiến của Ryan, ông nói "việc kiểm soát chặt chẽ" virus Vũ Hán là cần thiết để giảm cấp độ rủi ro - hiện đang được đánh giá ở cấp độ quốc gia, khu vực, và toàn cầu.
Liên Hợp Quốc cảnh báo về khủng hoảng tâm lý toàn cầu
Trong khi chính phủ các nước trên thế giới đang vật lộn với câu hỏi: làm thế nào để đưa nền kinh tế quay trở lại mà vẫn kiểm soát được virus, thì các chuyên gia y tế của Liên Hợp Quốc vào hôm qua (thứ Năm, 14/5) đã vừa cảnh báo về sự xuất hiện của một cuộc khủng hoảng tâm lý toàn cầu.
"Sự cô lập, nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn, bất ổn về kinh tế - chúng đều gây ra hoặc là nguyên nhân của sự phiền não." - trích dẫn lời của bà Devora Kestel, Giám đốc Cục Sức khỏe tâm thần của (WHO).
Đối với Liên minh châu Âu, họ đã bắt đầu mở cửa dần biên giới nội khối vào thứ Tư để khôi phục du lịch nhằm cứu vãn niềm kinh tế, tin tưởng rằng mình vẫn có thể giữ an toàn cho mọi người trong đợt du lịch hè.
Còn từ phía chuyên gia Ryan của WHO, ông cho biết tuy mở cửa biên giới đất liền có ít rủi ro hơn so với hàng không, nhưng đó những "thách thức khác nhau".
Còn Giám đốc Cục sức khỏe tâm thần từ WHO thì cho rằng, chính phủ các nước cần đặt sức khỏe tâm thần là "ưu tiên và trọng tâm" trong những động thái của họ.
"Sức khỏe tinh thần và an sinh của toàn xã hội đã bị tác động nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng này và là vấn đề ưu tiên để giải quyết khẩn cấp" - Kestel trả lời các phóng viên trong một cuộc họp báo thứ Năm.
- Theo The Epoch Times.
https://img.ntdvn.com/2020/04/ntdvn_gettyimages-1197627187-1-1.jpg
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (ở giữa) phát biểu trong cuộc họp báo về tình hình virus Corona Vũ Hán ngày 30/1/2020 tại Geneva (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP via Getty Images)
Trong khi nhiều nước đang vật lộn để tìm cách đưa nền kinh tế quay trở lại, đồng thời vẫn kiểm soát được virus; thì các chuyên gia y tế cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tâm lý đang xuất hiện trên toàn cầu...
Theo tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Tư (13/05) vừa qua, chủng virus gây ra COVID-19 có thể sẽ trở thành giống như HIV, và mọi nỗ lực chống lại virus cũng như dự đoán thời gian lưu hành sẽ trở nên vô ích.
"Đây là một vấn đề quan trọng: chủng virus này có thể sẽ trở thành một chủng đặc hữu trong cộng đồng, và nó có thể sẽ không bao giờ biến mất." - Chuyên gia ứng phó khẩn cấp của WHO, Mike Ryan, nói trong buổi họp trực tuyến.
"Tôi nghĩ chúng ta nên thực tế và tôi nghĩ không ai có thể tiên đoán được khi nào bệnh dịch này sẽ biến mất... Tôi nghĩ rằng không có bất kỳ hứa hẹn gì ở đây và không có chu kỳ lưu hành nào cả. Dịch bệnh có thể sẽ là trường kỳ, cũng có thể không".
Tuy nhiên, chuyên gia Ryan nói rằng thế giới đã kiểm soát được phần nào dịch bệnh, nhưng nó sẽ là một "nỗ lực khổng lồ" kể cả khi vắc-xin được sản xuất - đó sẽ là một nỗ lực trên trời, một nỗ lực tỷ đô.
Hơn 100 chủng vắc-xin tiềm năng hiện đã đang được phát triển. Nhưng từ phía các chuyên gia, bất kể ai cũng đều nhấn mạnh những khó khăn trong việc tìm kiếm chủng vắc-xin hiệu quả trước virus Corona.
Hay như chuyên gia ứng phó khẩn cấp của WHO lưu ý: bệnh sởi vẫn chưa được loại bỏ dù chúng ta đã có vắc-xin.
Còn từ cấp cao hơn, Tổng giám đốc Tedros của WHO nói: "Chúng ta đã nắm được quỹ đạo hiện nay, và đó là trách nhiệm của tất cả mọi người, và ai cũng đều nên góp phần của mình để ngăn chặn đại dịch này".
Quay trở lại ý kiến của Ryan, ông nói "việc kiểm soát chặt chẽ" virus Vũ Hán là cần thiết để giảm cấp độ rủi ro - hiện đang được đánh giá ở cấp độ quốc gia, khu vực, và toàn cầu.
Liên Hợp Quốc cảnh báo về khủng hoảng tâm lý toàn cầu
Trong khi chính phủ các nước trên thế giới đang vật lộn với câu hỏi: làm thế nào để đưa nền kinh tế quay trở lại mà vẫn kiểm soát được virus, thì các chuyên gia y tế của Liên Hợp Quốc vào hôm qua (thứ Năm, 14/5) đã vừa cảnh báo về sự xuất hiện của một cuộc khủng hoảng tâm lý toàn cầu.
"Sự cô lập, nỗi sợ hãi, sự không chắc chắn, bất ổn về kinh tế - chúng đều gây ra hoặc là nguyên nhân của sự phiền não." - trích dẫn lời của bà Devora Kestel, Giám đốc Cục Sức khỏe tâm thần của (WHO).
Đối với Liên minh châu Âu, họ đã bắt đầu mở cửa dần biên giới nội khối vào thứ Tư để khôi phục du lịch nhằm cứu vãn niềm kinh tế, tin tưởng rằng mình vẫn có thể giữ an toàn cho mọi người trong đợt du lịch hè.
Còn từ phía chuyên gia Ryan của WHO, ông cho biết tuy mở cửa biên giới đất liền có ít rủi ro hơn so với hàng không, nhưng đó những "thách thức khác nhau".
Còn Giám đốc Cục sức khỏe tâm thần từ WHO thì cho rằng, chính phủ các nước cần đặt sức khỏe tâm thần là "ưu tiên và trọng tâm" trong những động thái của họ.
"Sức khỏe tinh thần và an sinh của toàn xã hội đã bị tác động nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng này và là vấn đề ưu tiên để giải quyết khẩn cấp" - Kestel trả lời các phóng viên trong một cuộc họp báo thứ Năm.
- Theo The Epoch Times.