duyanh
05-13-2020, 12:09 PM
Trung Quốc xấc xược tuyên bố “Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh cấm đánh cá Biển Đông”
Chính phủ Trung Quốc lên án thậm tệ việc Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá mới được Bắc Kinh vừa ban hành trong thời gian hơn ba tháng trên Biển Đông.
“Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh ngừng đánh bắt cá vào mùa hè này của Trung Quốc trên vùng Biển Đông vì các biện pháp này thuộc quyền hành chính của Trung Quốc” Tân Hoa Xã dẫn lời ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm 11/5.
Phát ngôn của ông Triệu được đưa ra sau khi Hà Nội tuyên bố phản đối lệnh cấm đơn phương của Bắc Kinh và yêu cầu Trung Quốc “không làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông”.
Theo Hội Nghề các Việt Nam, Trung Quốc đã thông báo về quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía Bắc biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/5 đến 16/8.
Lực lượng hải cảnh Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhất để ngăn chặn “mọi hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp.”
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/739b101467eec315811ab7282a197727.jpg
Ông Triệu Lập Kiên (Ảnh: Twitter)
Trong buổi họp báo tại Bắc Kinh, người phát ngôn Triệu Lập Kiên lý giải căn cứ của quyền ra lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông như sau:
“Quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa) là một phần không thể tranh cãi trong lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển liên quan ở Biển Đông theo luật quốc tế và luật pháp của Trung Quốc.”
“Thực hiện lệnh ngừng đánh cá vào mùa hè ở các vùng nước liên quan ở Biển Đông là một hành động hợp pháp khi Trung Quốc thực thi các quyền hành chính và thực hiện nghĩa vụ quốc tế phù hợp với pháp luật”, ông Triệu nói. Ông cho rằng việc cấm đánh cá trong hơn 3 tháng mỗi năm sẽ có lợi cho việc bảo vệ nguồn hải sản và phát triển bền vững tại Biển Đông.
Tân Hoa Xã cho biết, lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm vừa được ban hành áp dụng cho vùng hải lý phía bắc trên vĩ tuyến 12 của biển Biển Đông. Hơn 50.000 tàu đánh cá của Trung Quốc sẽ ngừng hoạt động trong thời gian lệnh cấm.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội hôm 8/5 cho rằng ngư dân Việt Nam “hoàn toàn có quyền đánh bắt cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.”
Ông Triệu Lập Kiên phản bác lại rằng: “Việt Nam không nên khuyến khích ngư dân của mình vi phạm các quyền và lợi ích của Trung Quốc cũng như làm suy yếu sự phát triển bền vững của các nguồn lợi thuỷ sản Biển Đông”.
Hôm 4/5, Hội Nghề cá Việt Nam gửi văn bản phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc, khẳng định “quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông” mà chính quyền Trung Quốc đưa ra “xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam”.
Lệnh cấm đánh bắt cá được Trung Quốc đơn phương áp đặt từ năm 1999, từ năm 2007 đến nay, hành động của chính quyền Trung Quốc táo bạo hơn với thời gian cấm dài hơn, và các hoạt động tuần tra, bắt giữ, và cản phá ngư dân của các nước liên quan với quy mô lớn hơn, thường xuyên hơn.
Hội Nghề cá Việt Nam hàng năm đều ra văn bản tuyên bố phản đối và khẳng định quy chế này của Trung Quốc không có giá trị pháp lý.
Trí Thức
Chính phủ Trung Quốc lên án thậm tệ việc Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá mới được Bắc Kinh vừa ban hành trong thời gian hơn ba tháng trên Biển Đông.
“Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh ngừng đánh bắt cá vào mùa hè này của Trung Quốc trên vùng Biển Đông vì các biện pháp này thuộc quyền hành chính của Trung Quốc” Tân Hoa Xã dẫn lời ông Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm 11/5.
Phát ngôn của ông Triệu được đưa ra sau khi Hà Nội tuyên bố phản đối lệnh cấm đơn phương của Bắc Kinh và yêu cầu Trung Quốc “không làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông”.
Theo Hội Nghề các Việt Nam, Trung Quốc đã thông báo về quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, phạm vi cấm đánh bắt trải dài từ vùng biển phía Bắc biển Đông đến 12 độ vĩ Bắc, bao gồm cả một phần vịnh Bắc bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/5 đến 16/8.
Lực lượng hải cảnh Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt nhất để ngăn chặn “mọi hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp.”
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/739b101467eec315811ab7282a197727.jpg
Ông Triệu Lập Kiên (Ảnh: Twitter)
Trong buổi họp báo tại Bắc Kinh, người phát ngôn Triệu Lập Kiên lý giải căn cứ của quyền ra lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông như sau:
“Quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa) là một phần không thể tranh cãi trong lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc có chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển liên quan ở Biển Đông theo luật quốc tế và luật pháp của Trung Quốc.”
“Thực hiện lệnh ngừng đánh cá vào mùa hè ở các vùng nước liên quan ở Biển Đông là một hành động hợp pháp khi Trung Quốc thực thi các quyền hành chính và thực hiện nghĩa vụ quốc tế phù hợp với pháp luật”, ông Triệu nói. Ông cho rằng việc cấm đánh cá trong hơn 3 tháng mỗi năm sẽ có lợi cho việc bảo vệ nguồn hải sản và phát triển bền vững tại Biển Đông.
Tân Hoa Xã cho biết, lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm vừa được ban hành áp dụng cho vùng hải lý phía bắc trên vĩ tuyến 12 của biển Biển Đông. Hơn 50.000 tàu đánh cá của Trung Quốc sẽ ngừng hoạt động trong thời gian lệnh cấm.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội hôm 8/5 cho rằng ngư dân Việt Nam “hoàn toàn có quyền đánh bắt cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.”
Ông Triệu Lập Kiên phản bác lại rằng: “Việt Nam không nên khuyến khích ngư dân của mình vi phạm các quyền và lợi ích của Trung Quốc cũng như làm suy yếu sự phát triển bền vững của các nguồn lợi thuỷ sản Biển Đông”.
Hôm 4/5, Hội Nghề cá Việt Nam gửi văn bản phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc, khẳng định “quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông” mà chính quyền Trung Quốc đưa ra “xâm phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng biển của Việt Nam”.
Lệnh cấm đánh bắt cá được Trung Quốc đơn phương áp đặt từ năm 1999, từ năm 2007 đến nay, hành động của chính quyền Trung Quốc táo bạo hơn với thời gian cấm dài hơn, và các hoạt động tuần tra, bắt giữ, và cản phá ngư dân của các nước liên quan với quy mô lớn hơn, thường xuyên hơn.
Hội Nghề cá Việt Nam hàng năm đều ra văn bản tuyên bố phản đối và khẳng định quy chế này của Trung Quốc không có giá trị pháp lý.
Trí Thức