duyanh
05-07-2020, 12:24 PM
Ngành y có đường dây ngầm trong những phi vụ đen tối nên hàng loạt tỉnh đều có người như Nguyễn Nhật Cảm?
Sau vụ Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm bị bắt, mới tóe loe ra rằng: Tình trạng giá thiết bị y tế lộn xộn, đi lòng vòng, tù mù và bị đẩy cao đã diễn ra nhiều năm. Có thiết bị giá nhập khẩu đến cảng Việt Nam trên 13 tỉ đồng, nhưng giá trúng thầu vào đến bệnh viện hơn 40 tỉ đồng. Bên cạnh đó, giá thuốc cũng bị đẩy lên cao ở nhiều nơi không thương tiếc. Chẳng nhẽ những việc tày đình như vậy mà ngành y không hề biết, có hay không việc nhắm mắt cho qua, hay đó là “thực tế” vốn dĩ vậy chả có gì lạ khi đối với con người nhu cầu về sức khỏe là trên hết nên họ có quyền cho phép mình nâng giá, bóp nghẹt bệnh nhân?
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/8cf2dc02724169b696f61060ac6f1102.jpg
Hệ thống xét nghiệm SARS COV -2 của Quảng Binh và Quảng Trị vừa mua – Ảnh: QUỐC NAM
Trong khi cả nước đang giành nhiều lời ca tụng cho các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế đang nỗ lực cho công tác chống dịch thì cũng vô tình nhờ Covid19 đã làm lộ ra bộ mặt thật của ngành y bấy lâu.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội – Nguyễn Nhật Cảm người nhẽ ra phải là tấm gương hàng đầu, được vinh danh nhất lại dính phốt có lẽ là bê bối nhất mùa dịch bệnh: nâng khống giá máy xét nghiệm từ 2,3 tỷ lên 7 tỷ đồng.
Thực ra ông Cảm chỉ là một trong vô số các lãnh đạo y tế khác. Sau vụ CDC Hà Nội nâng khống giá máy xét nghiệm, Hải Phòng bị đồn mua với giá trên trời tới 10 tỉ, sau tỉnh vội thanh minh chỉ là mượn dùng thử. Rồi tới Quảng Nam, Giám đốc Sở y tế tỉnh nói 7,23 tỉ không biết là đắt hay rẻ, đòi trả lại.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/6a464bebb64ebccac633124011b54f44.jpg
Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam bật khóc khi báo cáo tại cuộc họp.
Một cái máy thôi mà DN bán đã bỏ túi tới 4 tỉ bạc thì đúng là ăn trên nỗi sợ, ăn trên những cái chết lơ lửng trên đầu đồng bào. Và giờ ăn không nổi thì bà giám đốc ra vẻ đạo đức xin giảm lợi nhuận về 0% để ủng hộ chống dịch. Ăn không nổi thì ông giám đốc đòi trả lại. Rồi, bật khóc ngay tại cuộc họp. Thật nực cười.
Quan trọng là người cung cấp máy xét nghiệm cho hàng loạt tỉnh cũng chỉ là một người – Công ty Phương Đông, và chủ của công ty này lại cũng có xuất thân là một bác sĩ có tên Nguyễn Văn Thành. Công ty của bác sĩ Thành không phải là tên tuổi lớn trong lĩnh vực TBYT nhưng không hiểu vì lý do gì DN này lại liên tục trúng nhiều gói thầu, không chỉ là ở Hà Nội. Kể từ khi dịch Covid19 bùng phát,công ty đã lắp đặt và triển khai hệ thống XN Covid-19 cho nhiều bệnh viện lớn trên cả nước như Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Phổi T.Ư, CDC Quảng Ninh, Bắc Giang… Phải chăng trong lĩnh vực y tế, luôn có sẵn những đường dây ngầm móc nối lẫn nhau giống như giữa Phương Đông và CDC Hà Nội, chỉ cần có dịp mua sắm là chúng liền bắt tay nhau trục lợi ?
Đó mới là về máy xét nghiệm, mới đây nguyên giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cùng 9 người khác vừa bị khởi tố vì thay đổi nhóm thuốc đấu thầu đã gây hậu quả thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 1,999 tỉ đồng, là số tiền chênh lệch giữa giá thuốc đấu thầu. Nếu không phải vì sức mạnh của đồng tiền quá lớn, những con người tưởng chừng có học vị, học thức, tri thức kia có bán cả lương tâm để đổi thuốc, hại khổ cho đồng bào mình như vậy không?
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/a771cb016a67731dceab1f383a87cf1e.jpg
Cơ quan chức năng thực hiện lệnh bắt một số cán bộ y tế ở Sở Y tế Đắk Lắk
Rồi mới đây thôi, lại một vụ liên quan đến ngành y bị bóc tách: Có thiết bị giá nhập khẩu đến cảng Việt Nam trên 13 tỉ đồng, nhưng giá trúng thầu vào đến bệnh viện hơn 40 tỉ đồng! Một cái giá chênh lệch quá lớn, hơn 60% là con số lãi họ nuốt của dân vì họ nghĩ thương vụ sẽ trót lọt?
Hiện đã có quy định công khai giá trúng thầu thuốc, giá bán buôn, giá nhập khẩu dự kiến trên website chính thức của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, nếu có đơn vị đấu thầu và chấm thầu giá cao hơn giá công bố sẽ bị phát hiện. Vậy tại sao thực trạng đấu thầu, chỉ định thầu đều dẫn đến một kết quả chung là giá thiết bị y tế bị đội cao so với giá nhập khẩu, đường đi của thiết bị lòng vòng, nâng giá? Liệu có quy định “hở xườn” nào không? Nếu có tại sao Bộ Y tế chưa đắp ngay vào?
Giá thiết bị, giá thuốc cao gấp 3-4 lần giá thật, chắc chắn bổ xuống đầu người bệnh và cũng lý giải vì sao viện phí lại cao thế. Trong khi nhiều người nghèo không có tiền chữa bệnh đã phải đưa người nhà về chờ chết. Có người chết tại bệnh viện, người thân không có tiền thuê xe đưa về quê phải chở người chết bằng xe máy. Không ít nông dân nghèo phải bán cả ruộng rau, cả đàn gà, đàn vịt, trâu bò, lợn và vay tiền cả làng…mới có tiền đưa người thân nhập viện. Đó là chưa kể nạn hối lộ, nhũng nhiễu xảy ra nhan nhản hàng ngày trong các bệnh viện.
Không thể nghĩ, được học hành, đào tạo tử tế, có học hàm học vị, vậy mà họ lại làm trò khốn nạn, tán tận lương tâm như vậy. Không ít người cho rằng, những vụ việc này chắc chắn có sự tiếp tay, chống lưng và lợi ích nhóm của các cơ quan cao hơn, người to hơn ở Bộ Y tế.
Đành rằng, trong đại dịch Covid -19 ngành y tế đã làm tốt một số việc, không ít bác sĩ, nhân viên y tế dũng cảm nơi tuyến đầu chống dịch nhưng những thiệt hại và xuống cấp về đạo đức và nhân cách của y bác sĩ và NV y tế qua những vụ mua bán thiết bị y tế và nâng giá thuốc lên cao không thể không lên án. Chị Kim Tiến cứ tự hào khoe thành tích, song còn rất nhiều khoảng đen tối và tiêu cực trong ngành y tế chưa chưa phanh phiu và đưa ra ánh sáng. Người ta buộc phải đặt câu hỏi: Phải chăng tỉnh nào cũng có Tiến sĩ Cảm? Phải chăng Bộ Y tế có đường dây ngầm trong những phi vụ đen tối này? Tai sao để nhiều khoảng trống pháp lý trong ngành Y tế?
Phải chăng đã đến lúc phải “đốt lò” ở ngay các cấp thừa hành tại địa phương?
H. M.
Sau vụ Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm bị bắt, mới tóe loe ra rằng: Tình trạng giá thiết bị y tế lộn xộn, đi lòng vòng, tù mù và bị đẩy cao đã diễn ra nhiều năm. Có thiết bị giá nhập khẩu đến cảng Việt Nam trên 13 tỉ đồng, nhưng giá trúng thầu vào đến bệnh viện hơn 40 tỉ đồng. Bên cạnh đó, giá thuốc cũng bị đẩy lên cao ở nhiều nơi không thương tiếc. Chẳng nhẽ những việc tày đình như vậy mà ngành y không hề biết, có hay không việc nhắm mắt cho qua, hay đó là “thực tế” vốn dĩ vậy chả có gì lạ khi đối với con người nhu cầu về sức khỏe là trên hết nên họ có quyền cho phép mình nâng giá, bóp nghẹt bệnh nhân?
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/8cf2dc02724169b696f61060ac6f1102.jpg
Hệ thống xét nghiệm SARS COV -2 của Quảng Binh và Quảng Trị vừa mua – Ảnh: QUỐC NAM
Trong khi cả nước đang giành nhiều lời ca tụng cho các bác sĩ, y tá, nhân viên y tế đang nỗ lực cho công tác chống dịch thì cũng vô tình nhờ Covid19 đã làm lộ ra bộ mặt thật của ngành y bấy lâu.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội – Nguyễn Nhật Cảm người nhẽ ra phải là tấm gương hàng đầu, được vinh danh nhất lại dính phốt có lẽ là bê bối nhất mùa dịch bệnh: nâng khống giá máy xét nghiệm từ 2,3 tỷ lên 7 tỷ đồng.
Thực ra ông Cảm chỉ là một trong vô số các lãnh đạo y tế khác. Sau vụ CDC Hà Nội nâng khống giá máy xét nghiệm, Hải Phòng bị đồn mua với giá trên trời tới 10 tỉ, sau tỉnh vội thanh minh chỉ là mượn dùng thử. Rồi tới Quảng Nam, Giám đốc Sở y tế tỉnh nói 7,23 tỉ không biết là đắt hay rẻ, đòi trả lại.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/6a464bebb64ebccac633124011b54f44.jpg
Ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam bật khóc khi báo cáo tại cuộc họp.
Một cái máy thôi mà DN bán đã bỏ túi tới 4 tỉ bạc thì đúng là ăn trên nỗi sợ, ăn trên những cái chết lơ lửng trên đầu đồng bào. Và giờ ăn không nổi thì bà giám đốc ra vẻ đạo đức xin giảm lợi nhuận về 0% để ủng hộ chống dịch. Ăn không nổi thì ông giám đốc đòi trả lại. Rồi, bật khóc ngay tại cuộc họp. Thật nực cười.
Quan trọng là người cung cấp máy xét nghiệm cho hàng loạt tỉnh cũng chỉ là một người – Công ty Phương Đông, và chủ của công ty này lại cũng có xuất thân là một bác sĩ có tên Nguyễn Văn Thành. Công ty của bác sĩ Thành không phải là tên tuổi lớn trong lĩnh vực TBYT nhưng không hiểu vì lý do gì DN này lại liên tục trúng nhiều gói thầu, không chỉ là ở Hà Nội. Kể từ khi dịch Covid19 bùng phát,công ty đã lắp đặt và triển khai hệ thống XN Covid-19 cho nhiều bệnh viện lớn trên cả nước như Bệnh viện Nhi T.Ư, Bệnh viện Phổi T.Ư, CDC Quảng Ninh, Bắc Giang… Phải chăng trong lĩnh vực y tế, luôn có sẵn những đường dây ngầm móc nối lẫn nhau giống như giữa Phương Đông và CDC Hà Nội, chỉ cần có dịp mua sắm là chúng liền bắt tay nhau trục lợi ?
Đó mới là về máy xét nghiệm, mới đây nguyên giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk cùng 9 người khác vừa bị khởi tố vì thay đổi nhóm thuốc đấu thầu đã gây hậu quả thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 1,999 tỉ đồng, là số tiền chênh lệch giữa giá thuốc đấu thầu. Nếu không phải vì sức mạnh của đồng tiền quá lớn, những con người tưởng chừng có học vị, học thức, tri thức kia có bán cả lương tâm để đổi thuốc, hại khổ cho đồng bào mình như vậy không?
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/05/a771cb016a67731dceab1f383a87cf1e.jpg
Cơ quan chức năng thực hiện lệnh bắt một số cán bộ y tế ở Sở Y tế Đắk Lắk
Rồi mới đây thôi, lại một vụ liên quan đến ngành y bị bóc tách: Có thiết bị giá nhập khẩu đến cảng Việt Nam trên 13 tỉ đồng, nhưng giá trúng thầu vào đến bệnh viện hơn 40 tỉ đồng! Một cái giá chênh lệch quá lớn, hơn 60% là con số lãi họ nuốt của dân vì họ nghĩ thương vụ sẽ trót lọt?
Hiện đã có quy định công khai giá trúng thầu thuốc, giá bán buôn, giá nhập khẩu dự kiến trên website chính thức của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, nếu có đơn vị đấu thầu và chấm thầu giá cao hơn giá công bố sẽ bị phát hiện. Vậy tại sao thực trạng đấu thầu, chỉ định thầu đều dẫn đến một kết quả chung là giá thiết bị y tế bị đội cao so với giá nhập khẩu, đường đi của thiết bị lòng vòng, nâng giá? Liệu có quy định “hở xườn” nào không? Nếu có tại sao Bộ Y tế chưa đắp ngay vào?
Giá thiết bị, giá thuốc cao gấp 3-4 lần giá thật, chắc chắn bổ xuống đầu người bệnh và cũng lý giải vì sao viện phí lại cao thế. Trong khi nhiều người nghèo không có tiền chữa bệnh đã phải đưa người nhà về chờ chết. Có người chết tại bệnh viện, người thân không có tiền thuê xe đưa về quê phải chở người chết bằng xe máy. Không ít nông dân nghèo phải bán cả ruộng rau, cả đàn gà, đàn vịt, trâu bò, lợn và vay tiền cả làng…mới có tiền đưa người thân nhập viện. Đó là chưa kể nạn hối lộ, nhũng nhiễu xảy ra nhan nhản hàng ngày trong các bệnh viện.
Không thể nghĩ, được học hành, đào tạo tử tế, có học hàm học vị, vậy mà họ lại làm trò khốn nạn, tán tận lương tâm như vậy. Không ít người cho rằng, những vụ việc này chắc chắn có sự tiếp tay, chống lưng và lợi ích nhóm của các cơ quan cao hơn, người to hơn ở Bộ Y tế.
Đành rằng, trong đại dịch Covid -19 ngành y tế đã làm tốt một số việc, không ít bác sĩ, nhân viên y tế dũng cảm nơi tuyến đầu chống dịch nhưng những thiệt hại và xuống cấp về đạo đức và nhân cách của y bác sĩ và NV y tế qua những vụ mua bán thiết bị y tế và nâng giá thuốc lên cao không thể không lên án. Chị Kim Tiến cứ tự hào khoe thành tích, song còn rất nhiều khoảng đen tối và tiêu cực trong ngành y tế chưa chưa phanh phiu và đưa ra ánh sáng. Người ta buộc phải đặt câu hỏi: Phải chăng tỉnh nào cũng có Tiến sĩ Cảm? Phải chăng Bộ Y tế có đường dây ngầm trong những phi vụ đen tối này? Tai sao để nhiều khoảng trống pháp lý trong ngành Y tế?
Phải chăng đã đến lúc phải “đốt lò” ở ngay các cấp thừa hành tại địa phương?
H. M.