duyanh
05-07-2020, 11:56 AM
Chi 30 tỷ đồng vá tạm cao tốc TP.HCM – Trung Lương
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương sẽ sửa chữa trong tháng 6/2020.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2019/01/cao-toc-tphcm-trung-luong_1.jpg
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương. (Ảnh: tendi)
Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ IV Nguyễn Văn Thành – đơn vị quản lý cao tốc TP.HCM – Trung Lương vừa cho biết trong tháng 6, đơn vị sẽ cho tiến hành vá lại các đoạn hư hỏng, bong tróc trên tuyến cao tốc này.
Về chi phí, ông Thành cho biết đơn vị đã bố trí 30 tỷ đồng để sửa chữa những vị trí hư hỏng nặng như lún, nhám mặt đường. Nguồn kinh phí này được trích từ quỹ bảo trì đường bộ.
Ngoài ra, ông Thành cho hay hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang xin bổ sung thêm 100 tỷ đồng trong năm nay để tiếp tục mở rộng việc sửa chữa đường.
Cũng theo ông Thành, sau 10 năm đưa vào khai thác, cao tốc TP.HCM – Trung Lương chưa một lần được trùng tu mà chỉ sửa chữa nhỏ, hỏng chỗ nào vá chỗ đó do thiếu vốn. Mặt đường cao tốc đang xuất hiện vết rạn nứt, lún và không còn độ nhám gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
“Muốn trùng tu toàn diện cao tốc TP.HCM – Trung Lương cần khoảng 350 tỷ đồng. Cục đã kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét để bổ sung vốn” – ông Thành cho biết.
Về nguyên nhân đường xuống cấp, ông Thành lý giải là do từ khi dừng thu phí, lượng ô tô trên quốc lộ 1 đổ dồn về cao tốc quá lớn (mỗi ngày hơn 53.000 lượt xe) khiến giao thông ùn tắc, tuyến đường luôn trong tình trạng quá tải. Lưu lượng quá lớn khiến mặt đường nhanh chóng hư hỏng.
Trước đó, kết luận số 3659/KL-TTCP-V.I ngày 6/12/2010 của Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng chuẩn bị đầu tư cho công trình này là thấp. Do cả phía tư vấn lập dự án, tư vấn thẩm định không nghiên cứu kỹ lưỡng quá trình thiết kế và thẩm định, dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 6.500 tỷ đồng, nhưng đã phải điều chỉnh lên gần 9.900 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng.
Mặt khác, các đơn vị chức năng cũng chưa làm rõ hiệu quả kinh tế khi điều chỉnh các hạng mục kỹ thuật, biện pháp thi công công trình, không đúng với quy định tại Nghị định số 9/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng. Việc này làm tăng tổng mức đầu tư trên 673 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện đầu tư, việc khảo sát địa chất đã không phản ánh hết được điều kiện địa chất khu vực xây dựng. Khi tính toán xử lý nền đất yếu của một số hạng mục, các đơn vị liên quan chưa cập nhật hết điều kiện địa chất bất thường dẫn đến kết quả tính toán không phù hợp với thực tế.
Khi kiểm tra gói thầu số 7 và số 9, tại một số vị trí trên mặt cắt ngang, chiều dày của đệm cát thoát nước không bảo đảm quy định. Ví dụ gói thầu số 9 có chiều dày lớp đất yếu tới 26m và có mạch nước ngầm, nhưng việc khảo sát thiết kế kỹ thuật đã không phát hiện ra.
Đối với khâu nghiệm thu, thanh quyết toán, BQL dự án Mỹ Thuận đã nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu khi chưa đủ cơ sở, có chỗ sai về khối lượng, định mức, đơn giá với số tiền trên 32,7 tỷ đồng.
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 62km, là tuyến cao tốc đầu tiên ở phía Nam gồm 6 làn xe, được thiết kế với vận tốc 120km/h, kinh phí xây dựng hơn 9.880 tỷ đồng. Năm 2012, tuyến cao tốc này bắt đầu thu phí.
Ngày 30/12/2013, chủ đầu tư dự án là Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (nay là Tổng công ty Cửu Long) đã ký hợp đồng bán quyền thu phí sử dụng đường bộ thời hạn 5 năm cao tốc TP.HCM – Trung Lương giai đoạn 1 cho Công ty Yên Khánh (đơn vị trúng thầu) với giá hợp đồng là 2.004 tỷ đồng, thời hạn thu phí là 5 năm kể từ 0h ngày 1/1/2014 đến 0h ngày 1/1/2019.
Theo hợp đồng, Công ty Yên Khánh phải thanh toán 2.004 tỷ đồng trong ba đợt diễn ra trước tháng 11/2014. Tuy nhiên, phải sau 15 đợt và đến 31/3/2017, phía Yên Khánh mới hoàn tất việc thanh toán.
Sau khi Tổng cục Đường bộ tiếp quản lại tuyến cao tốc này từ ngày 1/1/2019, Bộ Công an phát hiện công ty Yên Khánh đã mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế tại tuyến cao tốc này.
Cuối năm 2019, VKSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét 9 bị can; ra Lệnh bắt tạm giam 6 bị can liên quan đến vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Nguyễn Tuân
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương sẽ sửa chữa trong tháng 6/2020.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2019/01/cao-toc-tphcm-trung-luong_1.jpg
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương. (Ảnh: tendi)
Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ IV Nguyễn Văn Thành – đơn vị quản lý cao tốc TP.HCM – Trung Lương vừa cho biết trong tháng 6, đơn vị sẽ cho tiến hành vá lại các đoạn hư hỏng, bong tróc trên tuyến cao tốc này.
Về chi phí, ông Thành cho biết đơn vị đã bố trí 30 tỷ đồng để sửa chữa những vị trí hư hỏng nặng như lún, nhám mặt đường. Nguồn kinh phí này được trích từ quỹ bảo trì đường bộ.
Ngoài ra, ông Thành cho hay hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang xin bổ sung thêm 100 tỷ đồng trong năm nay để tiếp tục mở rộng việc sửa chữa đường.
Cũng theo ông Thành, sau 10 năm đưa vào khai thác, cao tốc TP.HCM – Trung Lương chưa một lần được trùng tu mà chỉ sửa chữa nhỏ, hỏng chỗ nào vá chỗ đó do thiếu vốn. Mặt đường cao tốc đang xuất hiện vết rạn nứt, lún và không còn độ nhám gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
“Muốn trùng tu toàn diện cao tốc TP.HCM – Trung Lương cần khoảng 350 tỷ đồng. Cục đã kiến nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét để bổ sung vốn” – ông Thành cho biết.
Về nguyên nhân đường xuống cấp, ông Thành lý giải là do từ khi dừng thu phí, lượng ô tô trên quốc lộ 1 đổ dồn về cao tốc quá lớn (mỗi ngày hơn 53.000 lượt xe) khiến giao thông ùn tắc, tuyến đường luôn trong tình trạng quá tải. Lưu lượng quá lớn khiến mặt đường nhanh chóng hư hỏng.
Trước đó, kết luận số 3659/KL-TTCP-V.I ngày 6/12/2010 của Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng chuẩn bị đầu tư cho công trình này là thấp. Do cả phía tư vấn lập dự án, tư vấn thẩm định không nghiên cứu kỹ lưỡng quá trình thiết kế và thẩm định, dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tổng vốn đầu tư ban đầu hơn 6.500 tỷ đồng, nhưng đã phải điều chỉnh lên gần 9.900 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng.
Mặt khác, các đơn vị chức năng cũng chưa làm rõ hiệu quả kinh tế khi điều chỉnh các hạng mục kỹ thuật, biện pháp thi công công trình, không đúng với quy định tại Nghị định số 9/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng. Việc này làm tăng tổng mức đầu tư trên 673 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện đầu tư, việc khảo sát địa chất đã không phản ánh hết được điều kiện địa chất khu vực xây dựng. Khi tính toán xử lý nền đất yếu của một số hạng mục, các đơn vị liên quan chưa cập nhật hết điều kiện địa chất bất thường dẫn đến kết quả tính toán không phù hợp với thực tế.
Khi kiểm tra gói thầu số 7 và số 9, tại một số vị trí trên mặt cắt ngang, chiều dày của đệm cát thoát nước không bảo đảm quy định. Ví dụ gói thầu số 9 có chiều dày lớp đất yếu tới 26m và có mạch nước ngầm, nhưng việc khảo sát thiết kế kỹ thuật đã không phát hiện ra.
Đối với khâu nghiệm thu, thanh quyết toán, BQL dự án Mỹ Thuận đã nghiệm thu, thanh toán cho nhà thầu khi chưa đủ cơ sở, có chỗ sai về khối lượng, định mức, đơn giá với số tiền trên 32,7 tỷ đồng.
Cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 62km, là tuyến cao tốc đầu tiên ở phía Nam gồm 6 làn xe, được thiết kế với vận tốc 120km/h, kinh phí xây dựng hơn 9.880 tỷ đồng. Năm 2012, tuyến cao tốc này bắt đầu thu phí.
Ngày 30/12/2013, chủ đầu tư dự án là Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (nay là Tổng công ty Cửu Long) đã ký hợp đồng bán quyền thu phí sử dụng đường bộ thời hạn 5 năm cao tốc TP.HCM – Trung Lương giai đoạn 1 cho Công ty Yên Khánh (đơn vị trúng thầu) với giá hợp đồng là 2.004 tỷ đồng, thời hạn thu phí là 5 năm kể từ 0h ngày 1/1/2014 đến 0h ngày 1/1/2019.
Theo hợp đồng, Công ty Yên Khánh phải thanh toán 2.004 tỷ đồng trong ba đợt diễn ra trước tháng 11/2014. Tuy nhiên, phải sau 15 đợt và đến 31/3/2017, phía Yên Khánh mới hoàn tất việc thanh toán.
Sau khi Tổng cục Đường bộ tiếp quản lại tuyến cao tốc này từ ngày 1/1/2019, Bộ Công an phát hiện công ty Yên Khánh đã mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật nhằm che giấu doanh số thu phí, trốn thuế tại tuyến cao tốc này.
Cuối năm 2019, VKSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét 9 bị can; ra Lệnh bắt tạm giam 6 bị can liên quan đến vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long và các đơn vị có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Nguyễn Tuân