duyanh
05-03-2020, 12:22 PM
Mỹ ủng hộ Đài Loan tham gia LHQ, Trung Quốc “phẫn nộ”
Hôm 1/5, Mỹ lên tiếng ủng hộ Đài Loan gia nhập Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc nhanh chóng ra thông báo “thể hiện sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ”.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/04/tap-can-binh-thai-anh-van-tedros-e1586598635887.jpg
Từ trái qua: ông Tập Cận Bình – bà Thái Anh Văn – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus
“Liên Hiệp Quốc được thành lập như một cở sở phục vụ mọi tiếng nói, một diễn đàn cho mọi quan điểm, góc nhìn đa dạng và thúc đẩy tự do con người. Việc cấm Đài Loan đặt chân vào Liên Hợp Quốc là sự sỉ nhục không chỉ đối với người dân Đài Loan đầy tự hào mà còn đối với các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc”, tài khoản Twitter của phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Liên Hợp Quốc (USUN) viết.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft chia sẻ lại dòng tweet này. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đăng tweet kêu gọi đưa Đài Loan vào hội nghị sắp tới của WHO với tư cách quan sát viên.
Theo phái đoàn Mỹ, Liên Hiệp Quốc là một định chế quốc tế với 193 thành viên được xây dựng từ 75 năm nay, trên nền tảng phục vụ cho mọi tiếng nói, đón nhận các quan điểm đa dạng, và thúc đẩy nhân quyền, thì việc ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc là lẽ đương nhiên.
USUN còn phát động một phong trào ủng hộ Đài Loan trên Twitter với hastag tweetforTaiwan (tweet vì Đài Loan) để kêu gọi việc đưa quốc gia này vào các tổ chức quốc tế bất chấp sức ép từ Trung Quốc.
“Hãy tham gia cùng chúng tôi vào phong trào TweetforTaiwan, yêu cầu Đài Loan được gia nhập Hội đồng Y tế Thế giới để Đài Loan có thể đem khả năng chuyên môn xuất sắc của họ vào cuộc chiến chống Covid19. Thế giới cần Đài Loan trong cuộc chiến này! Hãy nói cho WHO rằng đây là lúc Đài Loan cần được lắng nghe.”
Trong 2 ngày qua, USUN còn đăng một loạt các dòng tweet ủng hộ Đài Loan như sau:
“Có quá đáng hay không khi yêu cầu Đài Loan được chấp nhận để chia sẻ chuyên môn, sự cống hiến của họ cho cả thế giới? Liệu thế giới có cúi đầu trước áp lực và sự de nẹt của Trung Quốc hay không? Đã đến lúc họ được lắng nghe, và đến lúc cần ủng hộ Đài Loan, TweetforTaiwan, #TaiwanModel (Mô hình Đài Loan)”.
“Mỹ tin chắc rằng Đài Loan xứng đáng có một chỗ trong bàn họp khi thế giới thảo luận COVID19 và các mối đe dọa khác với y tế toàn cầu. Trước năm 2017, Bắc Kinh không hề phản đối Đài Loan tham gia Hội đồng Y tế Thế giới với tư cách quan sát viên, điều gì đã thay đổi?”
“Có phải sức khỏe của 23 triệu người Đài Loan hiện nay kém quan trọng hơn vào năm 2017? Hay là Trung Quốc đang trừng phạt cử tri Đài Loan vì đã tự do lựa chọn lãnh đạo cho mình?”
Đáp trả các tuyên bố của Mỹ, Phát ngôn viên phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc tố cáo các hành động này đã “vi phạm nghiêm trọng” nghị quyết Đại Hội đồng LHQ bảo đảm vị trí của Trung Quốc, ba công báo chung Mỹ-Trung và xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của Trung Quốc.
“Các phát ngôn này đã xâm phạm nghiêm trọng sự vụ nội bộ của Trung Quốc, làm tổn thương nghiêm trọng 1,4 tỷ người dân Trung Quốc”, người phát ngôn của Trung Quốc nói, theo tờ Time. “Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới. Chính phủ Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc, và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc”.
“Đài Loan thúc đẩy hợp tác khoa học và minh bạch trong các mối đe dọa đối với sức khỏe của con người. Sự đối lập giữa họ với Trung Quốc là đáng kinh ngạc. Phản ứng của Trung Quốc đối với dịch COVID19 là che giấu, bịt miệng các nhà khoa học và kiểm duyệt thảo luận. Phản ứng của Đài Loan đã và tiếp tục là một hình mẫu cho thế giới”.
Phái bộ Trung Quốc lên án “thái độ đạo đức giả” của Mỹ vì trích dẫn nguyên tắc của LHQ là chào đón các quan điểm đa dạng trong khi chính Washington lại dùng quyền cấp virus để ngăn cản hoặc trì hoãn các quốc gia thành viên và tổ chức xã hội dân sự tham gia vào các hoạt động tại trụ sở LHQ tại New York.
Trung Quốc triệt để thúc giục Mỹ tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc, ba công báo chung Mỹ-Trung và nghị quyết LHQ, và “ngay lập tức chấm dứt việc ủng hộ khu vực Đài Loan, ngừng chính trị hóa và phá hoại các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại dịch bệnh”.
“Trong khi virus corona vẫn hoành hành khắp thế giới, người dân các nước đang kêu gọi quốc tế đoàn kết trong cuộc chiến chống đại dịch, thì sự thao túng chính trị của Mỹ đối với một vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ đầu độc bầu không khí hợp tác của các nước thành viên, trong thời điểm mà chúng ta cần hợp tác và đoàn kết với nhau nhiều nhất”.
Mỹ thúc đẩy vấn đề Đài Loan trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump cật lực chỉ trích các hành động sai lầm của Trung Quốc đã khiến Mỹ và thế giới phải chịu tổn hại nặng nề trong đại dịch này. Hôm thứ Năm, ông Trump cho biết ông có bằng chứng cho thấy virus corona bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm của Vũ Hán.
Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền hoàn toàn đối với đảo Đài Loan, nơi họ gọi là một tỉnh tự trị và chắc chắn sẽ đoạt lại. Đài Loan bị hất ra khỏi Liên Hiệp Quốc vào năm 1971 khi Trung Quốc đạt thỏa thuận thế chân. Không những thế, Đài Loan còn bị loại trừ khỏi mọi cơ quan của Liên Hiệp Quốc, trong đó quy chế quan sát viên tại Hội đồng Y tế Thế giới cũng bị thu hồi vào năm 2016. Trong khi đó, Đài Loan có một hệ thống y tế công mạnh mẽ nhất thế giới và đã chứng tỏ tính hiệu quả của mình trong công tác chống dịch COVID-19.
Trọng Đức
Hôm 1/5, Mỹ lên tiếng ủng hộ Đài Loan gia nhập Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc nhanh chóng ra thông báo “thể hiện sự phẫn nộ và phản đối mạnh mẽ”.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/04/tap-can-binh-thai-anh-van-tedros-e1586598635887.jpg
Từ trái qua: ông Tập Cận Bình – bà Thái Anh Văn – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus
“Liên Hiệp Quốc được thành lập như một cở sở phục vụ mọi tiếng nói, một diễn đàn cho mọi quan điểm, góc nhìn đa dạng và thúc đẩy tự do con người. Việc cấm Đài Loan đặt chân vào Liên Hợp Quốc là sự sỉ nhục không chỉ đối với người dân Đài Loan đầy tự hào mà còn đối với các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc”, tài khoản Twitter của phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Liên Hợp Quốc (USUN) viết.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft chia sẻ lại dòng tweet này. Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đăng tweet kêu gọi đưa Đài Loan vào hội nghị sắp tới của WHO với tư cách quan sát viên.
Theo phái đoàn Mỹ, Liên Hiệp Quốc là một định chế quốc tế với 193 thành viên được xây dựng từ 75 năm nay, trên nền tảng phục vụ cho mọi tiếng nói, đón nhận các quan điểm đa dạng, và thúc đẩy nhân quyền, thì việc ủng hộ Đài Loan tham gia Liên Hiệp Quốc là lẽ đương nhiên.
USUN còn phát động một phong trào ủng hộ Đài Loan trên Twitter với hastag tweetforTaiwan (tweet vì Đài Loan) để kêu gọi việc đưa quốc gia này vào các tổ chức quốc tế bất chấp sức ép từ Trung Quốc.
“Hãy tham gia cùng chúng tôi vào phong trào TweetforTaiwan, yêu cầu Đài Loan được gia nhập Hội đồng Y tế Thế giới để Đài Loan có thể đem khả năng chuyên môn xuất sắc của họ vào cuộc chiến chống Covid19. Thế giới cần Đài Loan trong cuộc chiến này! Hãy nói cho WHO rằng đây là lúc Đài Loan cần được lắng nghe.”
Trong 2 ngày qua, USUN còn đăng một loạt các dòng tweet ủng hộ Đài Loan như sau:
“Có quá đáng hay không khi yêu cầu Đài Loan được chấp nhận để chia sẻ chuyên môn, sự cống hiến của họ cho cả thế giới? Liệu thế giới có cúi đầu trước áp lực và sự de nẹt của Trung Quốc hay không? Đã đến lúc họ được lắng nghe, và đến lúc cần ủng hộ Đài Loan, TweetforTaiwan, #TaiwanModel (Mô hình Đài Loan)”.
“Mỹ tin chắc rằng Đài Loan xứng đáng có một chỗ trong bàn họp khi thế giới thảo luận COVID19 và các mối đe dọa khác với y tế toàn cầu. Trước năm 2017, Bắc Kinh không hề phản đối Đài Loan tham gia Hội đồng Y tế Thế giới với tư cách quan sát viên, điều gì đã thay đổi?”
“Có phải sức khỏe của 23 triệu người Đài Loan hiện nay kém quan trọng hơn vào năm 2017? Hay là Trung Quốc đang trừng phạt cử tri Đài Loan vì đã tự do lựa chọn lãnh đạo cho mình?”
Đáp trả các tuyên bố của Mỹ, Phát ngôn viên phái bộ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc tố cáo các hành động này đã “vi phạm nghiêm trọng” nghị quyết Đại Hội đồng LHQ bảo đảm vị trí của Trung Quốc, ba công báo chung Mỹ-Trung và xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền của Trung Quốc.
“Các phát ngôn này đã xâm phạm nghiêm trọng sự vụ nội bộ của Trung Quốc, làm tổn thương nghiêm trọng 1,4 tỷ người dân Trung Quốc”, người phát ngôn của Trung Quốc nói, theo tờ Time. “Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới. Chính phủ Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc, và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc”.
“Đài Loan thúc đẩy hợp tác khoa học và minh bạch trong các mối đe dọa đối với sức khỏe của con người. Sự đối lập giữa họ với Trung Quốc là đáng kinh ngạc. Phản ứng của Trung Quốc đối với dịch COVID19 là che giấu, bịt miệng các nhà khoa học và kiểm duyệt thảo luận. Phản ứng của Đài Loan đã và tiếp tục là một hình mẫu cho thế giới”.
Phái bộ Trung Quốc lên án “thái độ đạo đức giả” của Mỹ vì trích dẫn nguyên tắc của LHQ là chào đón các quan điểm đa dạng trong khi chính Washington lại dùng quyền cấp virus để ngăn cản hoặc trì hoãn các quốc gia thành viên và tổ chức xã hội dân sự tham gia vào các hoạt động tại trụ sở LHQ tại New York.
Trung Quốc triệt để thúc giục Mỹ tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc, ba công báo chung Mỹ-Trung và nghị quyết LHQ, và “ngay lập tức chấm dứt việc ủng hộ khu vực Đài Loan, ngừng chính trị hóa và phá hoại các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại dịch bệnh”.
“Trong khi virus corona vẫn hoành hành khắp thế giới, người dân các nước đang kêu gọi quốc tế đoàn kết trong cuộc chiến chống đại dịch, thì sự thao túng chính trị của Mỹ đối với một vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ đầu độc bầu không khí hợp tác của các nước thành viên, trong thời điểm mà chúng ta cần hợp tác và đoàn kết với nhau nhiều nhất”.
Mỹ thúc đẩy vấn đề Đài Loan trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump cật lực chỉ trích các hành động sai lầm của Trung Quốc đã khiến Mỹ và thế giới phải chịu tổn hại nặng nề trong đại dịch này. Hôm thứ Năm, ông Trump cho biết ông có bằng chứng cho thấy virus corona bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm của Vũ Hán.
Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền hoàn toàn đối với đảo Đài Loan, nơi họ gọi là một tỉnh tự trị và chắc chắn sẽ đoạt lại. Đài Loan bị hất ra khỏi Liên Hiệp Quốc vào năm 1971 khi Trung Quốc đạt thỏa thuận thế chân. Không những thế, Đài Loan còn bị loại trừ khỏi mọi cơ quan của Liên Hiệp Quốc, trong đó quy chế quan sát viên tại Hội đồng Y tế Thế giới cũng bị thu hồi vào năm 2016. Trong khi đó, Đài Loan có một hệ thống y tế công mạnh mẽ nhất thế giới và đã chứng tỏ tính hiệu quả của mình trong công tác chống dịch COVID-19.
Trọng Đức