duyanh
04-27-2020, 01:06 PM
Gần 5 năm qua, trung bình mỗi ngày 4 trẻ bị xâm hại tình dục
Kết quả khảo sát theo báo cáo của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội cho hay trong gần 5 năm qua, số vụ xâm hại tình dục chiếm tới 75,4% tổng số vụ xâm hại, 6.432 trẻ trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/04/ba-le-thi-nga-thuc-trang-xam-hai-tinh-duc-tre-em-1024x682.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo vào sáng 27/4. (Ảnh: quochoi.vn)
Chiếm 1/4 dân số và là nhóm yếu thế
Trình tại phiên họp sáng 27/4, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết số lượng trẻ em trên toàn quốc tính đến ngày 30/6/2019 là hơn 24.776.700 trẻ, chiếm gần 25,75% tổng dân số cả nước.
Song từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, trên toàn quốc, 8.442 vụ xâm hại trẻ em được tiếp nhận xử lý, với 8.709 trẻ bị xâm hại (1.672 trẻ em nam, 7.037 trẻ em nữ).
Trong đó, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 6.432 em; bạo lực 857 em; mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt 106 em; các hình thức xâm hại khác là 1.314 em.
Đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 trẻ bị xâm hại, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ).
Bình quân mỗi ngày cả nước có hơn 5 trẻ em bị xâm hại, trong đó 4 trẻ bị xâm hại tình dục, chưa kể các nhóm khác.
Theo báo cáo, các vụ xâm hại trong thời gian qua đã khiến 337 trẻ tử vong (trong đó 191 trẻ bị giết, 146 trẻ bị các hình thức xâm hại khác dẫn đến tử vong), 418 trẻ bị xâm hại tình dục dẫn đến có thai, 193 trẻ bị rối loạn tâm thần; 375 trẻ bị thương tật, 180 trẻ phải bỏ học.
Đáng chú ý, ngoài các hình thức trẻ em bị xâm hại nêu trên, theo báo cáo, còn 790.518 trẻ em lao động trái pháp luật; 156.932 trẻ bị bỏ rơi, bỏ mặc và khoảng 13.489 trẻ 15 tuổi tảo hôn.
Báo cáo lưu ý “số vụ xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý nêu trong các báo cáo chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế”, do nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em; việc theo dõi, thống kê tình hình trẻ em bị xâm hại chưa đầy đủ.
Nạn xâm hại tình dục tiếp tục nhức nhối
Trong 6.432 trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục (thống kê theo các vụ được công an các cấp tiếp nhận), 2.191 trẻ bị hiếp dâm, 31 trẻ bị cưỡng dâm, 1.096 bị dâm ô, 3.114 trẻ bị giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Nhiều địa phương có số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm trên 90% như: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Nai…
Đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em rất đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp, song 95% là nam giới.
Đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ chiếm phần lớn và có xu hướng gia tăng, như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 97,3%; tỉnh Phú Thọ 97%; tỉnh Cà Mau 96,5%; Thành phố Hà Nội 88,8%…
Đáng lưu ý, nhiều vụ việc gây tổn hại nghiêm trọng đối với nạn nhân như bố đẻ xâm hại con ruột, bố dượng xâm hại con riêng của vợ, ông nội xâm hại cháu gái, có trường hợp xâm hại tình dục dẫn đến trẻ mang thai, đẻ con.
ĐBQH kiến nghị tiêm thuốc để triệt tiêu ý nghĩ xâm hại trẻ em
Trẻ có thể bị xâm hại ở bất kỳ đâu
Báo cáo cho biết xâm hại trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, vùng còn khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, mà thời gian gần đây còn xảy ra nhiều ở các địa bàn kinh tế – xã hội phát triển. TP.HCM và thành phố Hà Nội là 2 trong 10 tình, thành có số trẻ em bị xâm hại nhiều nhất trong cả nước.
Xâm hại trẻ em cũng không chỉ xảy ra ở những nơi vắng người qua lại, hẻo lánh, biệt lập, mà còn xảy ra tại gia đình và các khu vực công cộng như: tại cơ sở giáo dục, trung tâm bảo trợ xã hội, nơi vui chơi của trẻ em, cầu thang máy chung cư…
Đoàn giám sát cũng nhận định phương thức, thủ đoạn xâm hại trẻ em ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Việc tiếp cận, dụ dỗ, mua chuộc trẻ em; lợi dụng mạng internet, mạng xã hội để tiếp cận, lừa gạt và thực hiện các hành vi xâm hại… đã trở nên phổ biến, thay vì chỉ lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của gia đình, sự non nớt của trẻ em để lừa gạt hoặc dùng vũ lực đe dọa, uy hiếp và xâm hại.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo Đoàn giám sát tình trạng thiếu thông tin, “mù” luật; việc giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em chưa chú trọng đúng mức đến đối tượng chính là trẻ em và các bậc cha mẹ.
“Kết quả điều tra xã hội học với gần 9.000 người cho thấy 9,8% người lớn trả lời không biết có Luật Trẻ em; 44,6% người lớn trả lời có nghe về Luật Trẻ em nhưng không biết rõ nội dung của Luật; 47% trẻ em sống trong cùng gia đình trả lời không biết chính xác quy định về độ tuổi trẻ em trong Luật” – báo cáo đề cập.
Tổ chức hòa giải, áp lực sợ oan sai, ngại trách nhiệm… gây bỏ lọt tội phạm các vụ xâm hại trẻ em
Theo báo cáo, cơ quan điều tra đã khởi tố 7.119 vụ và 7.211 bị can xâm hại trẻ em. Hầu hết các trường hợp bắt, tạm giữ đều được chuyển xử lý hình sự.
Tuy nhiên, Đoàn giám sát cho rằng trong xử lý tố giác, tin báo về tội phạm ở giai đoạn đầu, một số vụ việc để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm.
Báo cáo nêu tình trạng công an tuyến cơ sở còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm làm việc với trẻ em nên thu thập tài liệu, chứng cứ điều tra xâm hại không đầy đủ, không bảo đảm điều tra đúng mực với trẻ em, để lộ thông tin của nạn nhân, gây tổn thương đối với nạn nhân trong quá trình xác minh, điều tra.
Có trường hợp công an cấp xã tổ chức hòa giải giữa người tố giác và đối tượng bị tố giác trong những vụ việc xâm hại trẻ em, trong khi theo quy định, loại việc này không được hòa giải.
Đoàn giám sát của Quốc hội cho hay các vụ việc xâm hại trẻ em thường không có người làm chứng, nhưng do áp lực sợ oan sai nên trong nhiều vụ việc, cơ quan điều tra và viện kiểm sát đòi hỏi phải có người chứng kiến trực tiếp. Điều này là không phù hợp với thực tế, dẫn đến vụ việc kéo dài hoặc không khởi tố được.
Có những vụ việc chậm khởi tố do các cơ quan ngại trách nhiệm, đến khi dư luận phản ứng mới xử lý. Một số vụ việc khởi tố về tội nhẹ hơn tội đối tượng đã thực hiện gây bức xúc trong dư luận. Một số vụ có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Đoàn giám sát cho biết tại một số địa phương có tình trạng nhiều vụ án phải tạm đình chỉ điều tra với lý do chưa xác định được bị can hoặc chưa biết bị can đang ở đâu, trong đó có những vụ sắp hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể sẽ phải đình chỉ điều tra và không xử lý được đối tượng phạm tội.
Đoàn giám sát đưa số liệu dẫn chứng như tại TP.HCM, cơ quan điều tra tạm đình chỉ 112 vụ/24 bị can (trong đó 88 vụ chưa xác định được bị can nhưng đã hết thời hạn điều tra, 22 bị can không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra).
Tình trạng này không phải là hiếm khi tại Tây Ninh, cơ quan điều tra cũng tạm đình chỉ 10 vụ xâm hại tình dục do chưa xác định được bị can nhưng đã hết thời hạn điều tra. Tại Cần Thơ, 5 vụ/2 bị can bị tạm đình chỉ. Tại Quảng Ninh, 5 vụ (trong đó 1 vụ do chưa xác định được bị can) bị tạm đình chỉ…
Đoàn giám sát dự báo tình hình trẻ em bị xâm hại thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng.
Vĩnh Long
Kết quả khảo sát theo báo cáo của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội cho hay trong gần 5 năm qua, số vụ xâm hại tình dục chiếm tới 75,4% tổng số vụ xâm hại, 6.432 trẻ trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/04/ba-le-thi-nga-thuc-trang-xam-hai-tinh-duc-tre-em-1024x682.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo vào sáng 27/4. (Ảnh: quochoi.vn)
Chiếm 1/4 dân số và là nhóm yếu thế
Trình tại phiên họp sáng 27/4, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết số lượng trẻ em trên toàn quốc tính đến ngày 30/6/2019 là hơn 24.776.700 trẻ, chiếm gần 25,75% tổng dân số cả nước.
Song từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, trên toàn quốc, 8.442 vụ xâm hại trẻ em được tiếp nhận xử lý, với 8.709 trẻ bị xâm hại (1.672 trẻ em nam, 7.037 trẻ em nữ).
Trong đó, số trẻ em bị xâm hại tình dục là 6.432 em; bạo lực 857 em; mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt 106 em; các hình thức xâm hại khác là 1.314 em.
Đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với 1.400 trẻ bị xâm hại, gần bằng 80% số lượng trẻ em bị xâm hại trong cả năm 2018 (1.779 trẻ).
Bình quân mỗi ngày cả nước có hơn 5 trẻ em bị xâm hại, trong đó 4 trẻ bị xâm hại tình dục, chưa kể các nhóm khác.
Theo báo cáo, các vụ xâm hại trong thời gian qua đã khiến 337 trẻ tử vong (trong đó 191 trẻ bị giết, 146 trẻ bị các hình thức xâm hại khác dẫn đến tử vong), 418 trẻ bị xâm hại tình dục dẫn đến có thai, 193 trẻ bị rối loạn tâm thần; 375 trẻ bị thương tật, 180 trẻ phải bỏ học.
Đáng chú ý, ngoài các hình thức trẻ em bị xâm hại nêu trên, theo báo cáo, còn 790.518 trẻ em lao động trái pháp luật; 156.932 trẻ bị bỏ rơi, bỏ mặc và khoảng 13.489 trẻ 15 tuổi tảo hôn.
Báo cáo lưu ý “số vụ xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý nêu trong các báo cáo chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế”, do nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại nhưng chưa được phát hiện, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em; việc theo dõi, thống kê tình hình trẻ em bị xâm hại chưa đầy đủ.
Nạn xâm hại tình dục tiếp tục nhức nhối
Trong 6.432 trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục (thống kê theo các vụ được công an các cấp tiếp nhận), 2.191 trẻ bị hiếp dâm, 31 trẻ bị cưỡng dâm, 1.096 bị dâm ô, 3.114 trẻ bị giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Nhiều địa phương có số vụ xâm hại tình dục trẻ em chiếm trên 90% như: Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Nai…
Đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em rất đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp, song 95% là nam giới.
Đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ chiếm phần lớn và có xu hướng gia tăng, như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 97,3%; tỉnh Phú Thọ 97%; tỉnh Cà Mau 96,5%; Thành phố Hà Nội 88,8%…
Đáng lưu ý, nhiều vụ việc gây tổn hại nghiêm trọng đối với nạn nhân như bố đẻ xâm hại con ruột, bố dượng xâm hại con riêng của vợ, ông nội xâm hại cháu gái, có trường hợp xâm hại tình dục dẫn đến trẻ mang thai, đẻ con.
ĐBQH kiến nghị tiêm thuốc để triệt tiêu ý nghĩ xâm hại trẻ em
Trẻ có thể bị xâm hại ở bất kỳ đâu
Báo cáo cho biết xâm hại trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, vùng còn khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, mà thời gian gần đây còn xảy ra nhiều ở các địa bàn kinh tế – xã hội phát triển. TP.HCM và thành phố Hà Nội là 2 trong 10 tình, thành có số trẻ em bị xâm hại nhiều nhất trong cả nước.
Xâm hại trẻ em cũng không chỉ xảy ra ở những nơi vắng người qua lại, hẻo lánh, biệt lập, mà còn xảy ra tại gia đình và các khu vực công cộng như: tại cơ sở giáo dục, trung tâm bảo trợ xã hội, nơi vui chơi của trẻ em, cầu thang máy chung cư…
Đoàn giám sát cũng nhận định phương thức, thủ đoạn xâm hại trẻ em ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Việc tiếp cận, dụ dỗ, mua chuộc trẻ em; lợi dụng mạng internet, mạng xã hội để tiếp cận, lừa gạt và thực hiện các hành vi xâm hại… đã trở nên phổ biến, thay vì chỉ lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của gia đình, sự non nớt của trẻ em để lừa gạt hoặc dùng vũ lực đe dọa, uy hiếp và xâm hại.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo Đoàn giám sát tình trạng thiếu thông tin, “mù” luật; việc giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em chưa chú trọng đúng mức đến đối tượng chính là trẻ em và các bậc cha mẹ.
“Kết quả điều tra xã hội học với gần 9.000 người cho thấy 9,8% người lớn trả lời không biết có Luật Trẻ em; 44,6% người lớn trả lời có nghe về Luật Trẻ em nhưng không biết rõ nội dung của Luật; 47% trẻ em sống trong cùng gia đình trả lời không biết chính xác quy định về độ tuổi trẻ em trong Luật” – báo cáo đề cập.
Tổ chức hòa giải, áp lực sợ oan sai, ngại trách nhiệm… gây bỏ lọt tội phạm các vụ xâm hại trẻ em
Theo báo cáo, cơ quan điều tra đã khởi tố 7.119 vụ và 7.211 bị can xâm hại trẻ em. Hầu hết các trường hợp bắt, tạm giữ đều được chuyển xử lý hình sự.
Tuy nhiên, Đoàn giám sát cho rằng trong xử lý tố giác, tin báo về tội phạm ở giai đoạn đầu, một số vụ việc để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm.
Báo cáo nêu tình trạng công an tuyến cơ sở còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm làm việc với trẻ em nên thu thập tài liệu, chứng cứ điều tra xâm hại không đầy đủ, không bảo đảm điều tra đúng mực với trẻ em, để lộ thông tin của nạn nhân, gây tổn thương đối với nạn nhân trong quá trình xác minh, điều tra.
Có trường hợp công an cấp xã tổ chức hòa giải giữa người tố giác và đối tượng bị tố giác trong những vụ việc xâm hại trẻ em, trong khi theo quy định, loại việc này không được hòa giải.
Đoàn giám sát của Quốc hội cho hay các vụ việc xâm hại trẻ em thường không có người làm chứng, nhưng do áp lực sợ oan sai nên trong nhiều vụ việc, cơ quan điều tra và viện kiểm sát đòi hỏi phải có người chứng kiến trực tiếp. Điều này là không phù hợp với thực tế, dẫn đến vụ việc kéo dài hoặc không khởi tố được.
Có những vụ việc chậm khởi tố do các cơ quan ngại trách nhiệm, đến khi dư luận phản ứng mới xử lý. Một số vụ việc khởi tố về tội nhẹ hơn tội đối tượng đã thực hiện gây bức xúc trong dư luận. Một số vụ có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Đoàn giám sát cho biết tại một số địa phương có tình trạng nhiều vụ án phải tạm đình chỉ điều tra với lý do chưa xác định được bị can hoặc chưa biết bị can đang ở đâu, trong đó có những vụ sắp hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể sẽ phải đình chỉ điều tra và không xử lý được đối tượng phạm tội.
Đoàn giám sát đưa số liệu dẫn chứng như tại TP.HCM, cơ quan điều tra tạm đình chỉ 112 vụ/24 bị can (trong đó 88 vụ chưa xác định được bị can nhưng đã hết thời hạn điều tra, 22 bị can không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra).
Tình trạng này không phải là hiếm khi tại Tây Ninh, cơ quan điều tra cũng tạm đình chỉ 10 vụ xâm hại tình dục do chưa xác định được bị can nhưng đã hết thời hạn điều tra. Tại Cần Thơ, 5 vụ/2 bị can bị tạm đình chỉ. Tại Quảng Ninh, 5 vụ (trong đó 1 vụ do chưa xác định được bị can) bị tạm đình chỉ…
Đoàn giám sát dự báo tình hình trẻ em bị xâm hại thời gian tới tiếp tục diễn biến phức tạp, nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng.
Vĩnh Long