duyanh
04-16-2020, 12:31 PM
Hạn nặng ở hạ lưu sông Mê Kông là do đập thủy điện Trung Quốc giữ nước
Đó là nhận định mới đây từ dự án nghiên cứu của công ty Eyes on Earth do chính phủ Mỹ tài trợ.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/03/mekong-han-man-lu-5.jpg
Sông Mekong đoạn chảy qua lãnh thổ Thái Lan. Sông chết, kéo theo hệ sinh thái dòng sông chết. (Ảnh: Aoun_Su1000/Shutterstock)
Sông Mê Kông – hệ thống thuỷ lưu xuyên quốc gia quan trọng nhất ở châu Á, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, là sinh kế của hơn 60 triệu người sống dựa vào nguồn nước của con sông này.
Tuy nhiên, kể từ năm ngoái, khu vực hạ lưu sông Mê Kông đã chứng kiến đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan và Việt Nam, các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Nhưng liệu đây có phải là một thảm họa tự nhiên?
Phát hiện mới đây nhất của các nhà nghiên cứu Mỹ đến từ công ty “Eyes on Earth” dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng đây có thể không chỉ là một thảm họa tự nhiên, mà còn là một thảm họa với bàn tay của con người.
Theo VOA, các nhà nghiên cứu của “Eyes on Earth” đã thiết lập một “mô hình chỉ số độ ẩm bề mặt” thông qua dữ liệu vệ tinh được chụp bằng công nghệ cảm biến vi sóng âm đặc biệt để phát hiện nước trên bề mặt từ mưa và tuyết trên lưu vực sông Mê Kông đoạn chảy qua Trung Quốc từ năm 1992 đến 2019.
Sau đó, họ so sánh với dữ liệu mực nước sông Mê Kông tại trạm thủy văn Chiang Saen của Thái Lan, trạm gần nhất với Trung Quốc, để tạo ra mô hình dự đoán về mức độ tự nhiên của dòng sông với lượng mưa và tuyết nhất định.
Trong những năm đầu của dữ liệu từ năm 1992, lưu lượng nước hàng năm không có nhiều thay đổi. Nhưng kể từ năm 2012, khi đập thủy điện lớn Nọa Trát Độ (Nuozhadu) và nhiều đập khác được Trung Quốc xây dựng trên sông Mê Kông, mô hình và mực nước bắt đầu thay đổi.
Đặc biệt nhất vào năm 2019, khu vực này có mưa và tuyết với lượng cao hơn trung bình trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10/2019. Tuy vậy, mực nước ở hạ lưu vào năm ngoái tính từ biên giới giữa Trung Quốc với Thái Lan và Lào có lúc thấp hơn tới 3m so với mức cần thiết, nhóm nghiên cứu cho biết.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống đập nước của Trung Quốc ở thượng lưu sông Mê Kông đã giữ lại một lượng nước lớn, gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng ở khu vực hạ lưu, dù mực nước ở thượng nguồn cao hơn trung bình hàng năm.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đã phản bác nghiên cứu, nói rằng lượng mưa thấp trong đợt gió mùa năm ngoái khiến lượng nước giảm chứ không phải do hệ thống đập của họ.
Tuy vậy, ông Alan Basist, nhà khí tượng học, chủ tịch công ty Eyes on Earth, cho biết các dữ liệu đã phản bác lại khẳng định trên của Trung Quốc. Ông nói với VOA rằng chính quyền ĐCSTQ đã cố gắng ổn định sản xuất thủy điện, giữ lại nước ngay cả trong mùa mưa, do đó đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ở khu vực hạ lưu.
Tác động tiêu cực của 11 đập do Trung Quốc xây dựng ở thượng nguồn sông Mê Kông đã được tranh luận từ lâu, nhưng dữ liệu vẫn còn khan hiếm, vì Trung Quốc không công bố hồ sơ chi tiết về lượng nước trong mỗi hồ chứa do đập tạo ra.
Theo công ty Eyes on Earth, hệ thống đập thuỷ điện này đang tích trữ hơn 47 tỷ m3 nước. Con số này tương đương với nghiên cứu của nhóm xã hội dân sự Butterfly được truyền thông Thái Lan đăng tải trước đây, trong đó kết luận rằng các con đập do ĐCSTQ xây dựng đã chặn hơn 40 tỷ m3 nước và là nguyên nhân chính gây ra dòng chảy bất thường của sông Mê Kông.
Hiện tại, ngoài 11 đập đã xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kông, chính quyền ĐCSTQ dự định sẽ xây thêm 10 con đập nữa trong tương lai. Điều này sẽ không chỉ làm giảm trầm trọng thêm nữa lượng nước ở hạ lưu, mà còn gây ra sự biến đổi dòng chảy ở các khu vực ven biển.
Theo đánh giá của Ủy ban sông Mê Kông, kế hoạch xây dựng các con đập sẽ khiến các nước hạ lưu sông Mê Kông chịu thiệt hại kinh tế tới 7 tỷ USD.
Fitch Solutions Macro Research, một nhóm nghiên cứu đã công bố báo cáo nói rằng các hoạt động sản xuất năng lượng dự trữ của ĐCSTQ ở thượng nguồn sẽ định hình lại cấu trúc kinh tế của các nước hạ nguồn trong tương lai, khiến các nước này ngày càng phụ thuộc vào họ. Viễn cảnh được vẽ nên là các nước này phải từ bỏ nông nghiệp và ngư nghiệp, trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào thực phẩm và nhu yếu phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến cho ĐCSTQ dễ dàng kiểm soát hơn.
Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã quy trách nhiệm cho Trung Quốc trong việc gây ra hạn hán ở hạ lưu sông Mê Kông.
Lê Xuân (t/h)
Đó là nhận định mới đây từ dự án nghiên cứu của công ty Eyes on Earth do chính phủ Mỹ tài trợ.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2020/03/mekong-han-man-lu-5.jpg
Sông Mekong đoạn chảy qua lãnh thổ Thái Lan. Sông chết, kéo theo hệ sinh thái dòng sông chết. (Ảnh: Aoun_Su1000/Shutterstock)
Sông Mê Kông – hệ thống thuỷ lưu xuyên quốc gia quan trọng nhất ở châu Á, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, là sinh kế của hơn 60 triệu người sống dựa vào nguồn nước của con sông này.
Tuy nhiên, kể từ năm ngoái, khu vực hạ lưu sông Mê Kông đã chứng kiến đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan và Việt Nam, các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Nhưng liệu đây có phải là một thảm họa tự nhiên?
Phát hiện mới đây nhất của các nhà nghiên cứu Mỹ đến từ công ty “Eyes on Earth” dưới sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng đây có thể không chỉ là một thảm họa tự nhiên, mà còn là một thảm họa với bàn tay của con người.
Theo VOA, các nhà nghiên cứu của “Eyes on Earth” đã thiết lập một “mô hình chỉ số độ ẩm bề mặt” thông qua dữ liệu vệ tinh được chụp bằng công nghệ cảm biến vi sóng âm đặc biệt để phát hiện nước trên bề mặt từ mưa và tuyết trên lưu vực sông Mê Kông đoạn chảy qua Trung Quốc từ năm 1992 đến 2019.
Sau đó, họ so sánh với dữ liệu mực nước sông Mê Kông tại trạm thủy văn Chiang Saen của Thái Lan, trạm gần nhất với Trung Quốc, để tạo ra mô hình dự đoán về mức độ tự nhiên của dòng sông với lượng mưa và tuyết nhất định.
Trong những năm đầu của dữ liệu từ năm 1992, lưu lượng nước hàng năm không có nhiều thay đổi. Nhưng kể từ năm 2012, khi đập thủy điện lớn Nọa Trát Độ (Nuozhadu) và nhiều đập khác được Trung Quốc xây dựng trên sông Mê Kông, mô hình và mực nước bắt đầu thay đổi.
Đặc biệt nhất vào năm 2019, khu vực này có mưa và tuyết với lượng cao hơn trung bình trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10/2019. Tuy vậy, mực nước ở hạ lưu vào năm ngoái tính từ biên giới giữa Trung Quốc với Thái Lan và Lào có lúc thấp hơn tới 3m so với mức cần thiết, nhóm nghiên cứu cho biết.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống đập nước của Trung Quốc ở thượng lưu sông Mê Kông đã giữ lại một lượng nước lớn, gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng ở khu vực hạ lưu, dù mực nước ở thượng nguồn cao hơn trung bình hàng năm.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đã phản bác nghiên cứu, nói rằng lượng mưa thấp trong đợt gió mùa năm ngoái khiến lượng nước giảm chứ không phải do hệ thống đập của họ.
Tuy vậy, ông Alan Basist, nhà khí tượng học, chủ tịch công ty Eyes on Earth, cho biết các dữ liệu đã phản bác lại khẳng định trên của Trung Quốc. Ông nói với VOA rằng chính quyền ĐCSTQ đã cố gắng ổn định sản xuất thủy điện, giữ lại nước ngay cả trong mùa mưa, do đó đã làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ở khu vực hạ lưu.
Tác động tiêu cực của 11 đập do Trung Quốc xây dựng ở thượng nguồn sông Mê Kông đã được tranh luận từ lâu, nhưng dữ liệu vẫn còn khan hiếm, vì Trung Quốc không công bố hồ sơ chi tiết về lượng nước trong mỗi hồ chứa do đập tạo ra.
Theo công ty Eyes on Earth, hệ thống đập thuỷ điện này đang tích trữ hơn 47 tỷ m3 nước. Con số này tương đương với nghiên cứu của nhóm xã hội dân sự Butterfly được truyền thông Thái Lan đăng tải trước đây, trong đó kết luận rằng các con đập do ĐCSTQ xây dựng đã chặn hơn 40 tỷ m3 nước và là nguyên nhân chính gây ra dòng chảy bất thường của sông Mê Kông.
Hiện tại, ngoài 11 đập đã xây dựng trên thượng nguồn sông Mê Kông, chính quyền ĐCSTQ dự định sẽ xây thêm 10 con đập nữa trong tương lai. Điều này sẽ không chỉ làm giảm trầm trọng thêm nữa lượng nước ở hạ lưu, mà còn gây ra sự biến đổi dòng chảy ở các khu vực ven biển.
Theo đánh giá của Ủy ban sông Mê Kông, kế hoạch xây dựng các con đập sẽ khiến các nước hạ lưu sông Mê Kông chịu thiệt hại kinh tế tới 7 tỷ USD.
Fitch Solutions Macro Research, một nhóm nghiên cứu đã công bố báo cáo nói rằng các hoạt động sản xuất năng lượng dự trữ của ĐCSTQ ở thượng nguồn sẽ định hình lại cấu trúc kinh tế của các nước hạ nguồn trong tương lai, khiến các nước này ngày càng phụ thuộc vào họ. Viễn cảnh được vẽ nên là các nước này phải từ bỏ nông nghiệp và ngư nghiệp, trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào thực phẩm và nhu yếu phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến cho ĐCSTQ dễ dàng kiểm soát hơn.
Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã quy trách nhiệm cho Trung Quốc trong việc gây ra hạn hán ở hạ lưu sông Mê Kông.
Lê Xuân (t/h)