duyanh
04-15-2020, 02:11 PM
Mỹ ngừng tài trợ, tìm cách thay đổi WHO, Nga lập tức can thiệp
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông đã chỉ thị cho chính quyền của ông ít nhất tạm ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do cách tổ chức này xử lý đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/04/ddf8c54e0f9ddd3c67183ad3f6df5065-1024x683.jpg
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho biết, WHO đã “thất bại trong chính nhiệm vụ cơ bản của mình và cần phải chịu trách nhiệm”.
Theo ông Trump, WHO đã “thúc đẩy” Trung Quốc “thông tin sai lệch” về virus corona chủng mới SARS-CoV-2, chính điều này đã khiến cho dịch bệnh bùng phát một cách mạnh mẽ.
Ngoại trưởng Mike Pompeo cùng ngày cũng tuyên bố: “Trong lịch sử, WHO đã thực hiện tốt một số công việc. Thật không may trong trường hợp này, tổ chức này đã không thể hiện tốt vai trò của mình”.
Ông Pompeo khẳng định, Mỹ cần đảm bảo thúc đẩy những nỗ lực để thay đổi căn bản vấn đề trên hoặc đưa ra một quyết định khác cho thấy Mỹ đang làm phần việc của mình để đảm bảo những nghĩa vụ y tế thế giới quan trọng này – những điều cũng giúp giữ vững sự an toàn cho người dân Mỹ – thực sự hoạt động.
Trong khi đó, cũng trong ngày 14/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi các nước khác không chính trị hóa dịch Covid-19 cũng như hoạt động của WHO: “Tôi sẽ thận trọng trước các nỗ lực chính trị hóa SARS-CoV-2, không chỉ liên quan đến vai trò của WHO mà cả cáo buộc nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Tôi cho rằng bất cứ ai biết trình tự các hành động của WHO chắc chắn sẽ thấy rằng tổ chức này đã hành động hiệu quả”.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, việc công nhận vai trò điều phối quan trọng của WHO chống lại đại dịch Covid-19 đã được phản ánh trong nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 2/4 và tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hôm 26/3. Mỹ nhất trí với cả hai văn kiện này và Nga cho rằng thực tế này cho thấy đó là quan điểm chính thức của Washington.
Theo ông Lavrov, thay vì chỉ trích WHO, cần tập trung vào các biện pháp cụ thể để ngăn chặn đại dịch và giảm thiểu ảnh hưởng của nó, đặc biệt là đối với sức khỏe con người.
Theo baoquocte.vn
Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông đã chỉ thị cho chính quyền của ông ít nhất tạm ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do cách tổ chức này xử lý đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/04/ddf8c54e0f9ddd3c67183ad3f6df5065-1024x683.jpg
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho biết, WHO đã “thất bại trong chính nhiệm vụ cơ bản của mình và cần phải chịu trách nhiệm”.
Theo ông Trump, WHO đã “thúc đẩy” Trung Quốc “thông tin sai lệch” về virus corona chủng mới SARS-CoV-2, chính điều này đã khiến cho dịch bệnh bùng phát một cách mạnh mẽ.
Ngoại trưởng Mike Pompeo cùng ngày cũng tuyên bố: “Trong lịch sử, WHO đã thực hiện tốt một số công việc. Thật không may trong trường hợp này, tổ chức này đã không thể hiện tốt vai trò của mình”.
Ông Pompeo khẳng định, Mỹ cần đảm bảo thúc đẩy những nỗ lực để thay đổi căn bản vấn đề trên hoặc đưa ra một quyết định khác cho thấy Mỹ đang làm phần việc của mình để đảm bảo những nghĩa vụ y tế thế giới quan trọng này – những điều cũng giúp giữ vững sự an toàn cho người dân Mỹ – thực sự hoạt động.
Trong khi đó, cũng trong ngày 14/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi các nước khác không chính trị hóa dịch Covid-19 cũng như hoạt động của WHO: “Tôi sẽ thận trọng trước các nỗ lực chính trị hóa SARS-CoV-2, không chỉ liên quan đến vai trò của WHO mà cả cáo buộc nhằm vào bất kỳ quốc gia nào. Tôi cho rằng bất cứ ai biết trình tự các hành động của WHO chắc chắn sẽ thấy rằng tổ chức này đã hành động hiệu quả”.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, việc công nhận vai trò điều phối quan trọng của WHO chống lại đại dịch Covid-19 đã được phản ánh trong nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 2/4 và tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) hôm 26/3. Mỹ nhất trí với cả hai văn kiện này và Nga cho rằng thực tế này cho thấy đó là quan điểm chính thức của Washington.
Theo ông Lavrov, thay vì chỉ trích WHO, cần tập trung vào các biện pháp cụ thể để ngăn chặn đại dịch và giảm thiểu ảnh hưởng của nó, đặc biệt là đối với sức khỏe con người.
Theo baoquocte.vn