duyanh
04-13-2020, 12:54 PM
Sự sụp đổ của cổ phiếu từng giúp Trịnh Văn Quyết giàu nhất sàn chứng khoán
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng F'LC Fa ros (ROS) đã chính thức từ nhiệm vào ngày 7-4 vừa qua. Quyết định này được đưa ra ngay sau khi ROS được chấp thuận sáp nhập vào Công ty cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản F'LC (GAB). Nhu cầu sáp nhập này được tính đến trong bối cảnh giá cổ phiếu ROS đang giao dịch dưới mệnh giá và thiếu động lực để phục hồi.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/04/bbdab08d5ea0b87c763f783c4fb24c83.jpg
Hành trình của cổ phiếu được xem là “lạ thường” nhất sàn chứng khoán ROS có thể thay đổi sau khi sáp nhập. Trong 4 năm xuất hiện trên sàn, cổ phiếu này đã “khuynh đảo” thị trường khi lọt vào rổ VN-30, giúp “ông chủ” vươn lên trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán. Tuy nhiên những thành tựu này đã “sụp đổ” chóng vánh vì cổ phiếu này lao dốc không phanh tạo đáy ở mức 3.000 đồng và chờ ngày sáp nhập.
Từng là tân binh “khuynh đảo” thị trường
Tiền thân của ROS là Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hạ tầng Vĩnh Hà, được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỉ đồng. Trải qua nhiều lần tăng vốn, đến tháng 9-2016, ROS có vốn điều lệ 4.300 tỉ đồng và niêm yết 430 triệu cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE).
Kể từ khi niêm yết ROS được xem là cổ phiếu “lạ” nhất thị trường khi có những pha tăng điểm bất chấp mọi quy luật thị trường. Một tháng sau khi chào sàn cổ phiếu này đã tăng 225% với tổng cộng 20 phiên tăng trần.
Chưa dừng lại ở đó, cổ phiếu ROS cũng tạo ra kỷ lục trên sàn giao dịch chứng khoán, khi sở hữu đà tăng 35 phiên giao dịch liên tiếp. Cụ thể, tính từ phiên giao dịch ngày 14-12-2016 đến ngày 18-3-2017, qua 59 phiên giao dịch chỉ ghi nhận 1 phiên cổ phiếu ROS đứng giá (phiên 9-1) và 1 phiên giảm giá 0,6% (phiên 8-3), còn lại đều tăng giá với biên độ từ 0,6-6,9%.
Xen giữa chu kỳ tăng giá phi mã này là những phiên mua vào liên tiếp để gia tăng sở hữu của cổ đông lớn là ông Trịnh Văn Quyết. Cuối năm 2016 cũng là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra sự kiện hoán đổi vị trí người giàu nhất Việt Nam giữa 2 ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn F'LC và ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.
Thời điểm đó, khối tài sản của ông chủ F'LC vào khoảng hơn 34.000 tỉ đồng đến từ 289,6 triệu cổ phiếu ROS (tương đương 67,34% cổ phần) và 114,2 triệu cổ phiếu F'LC (tương đương 17,9% cổ phần). Chênh lệch giữa 2 người giàu nhất Việt Nam khi đó chưa tới 2.000 tỉ đồng.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/04/7b8acb7d4a9922091cd1063ef7b6deb9.jpg
Biểu đồ giá “gây sốc” của ROS kể từ khi niêm yết đến nay. Nguồn: Vietstock
Dù nắm hơn 2/3 cổ phần của ROS nhưng quan hệ giữa ông Quyết và doanh nghiệp vẫn chỉ là cổ đông lớn, ROS cũng không phải là công ty con của F'LC. Đến tháng 5-2017 sau khi chính thức được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch HĐQT ROS, giá cổ phiếu của doanh nghiệp này tiếp tục được thổi lên cao và lập đỉnh ở mức 170.000 đồng chỉ vài tháng sau đó.
Mức giá này đưa khối tài sản trên sàn của ông Quyết lên mức 51.696 tỉ đồng. ROS cũng đóng góp vào khối tài sản của ông Trịnh Văn Quyết tới 50.962 tỉ đồng, chiếm 98,5% tổng tài sản trên sàn chứng khoán của đại gia này. Khoảng cách giữa 2 vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng người giàu trên sàn cũng nới rộng lên tới gần 20.000 tỉ đồng khi ông Vượng vẫn duy trì tài sản ở mức hơn 32.000 tỉ đồng thời điểm đó.
Thị giá cổ phiếu đạt đỉnh giúp ROS xếp thứ 6 trong nhóm doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE trong năm 2017, với 75.465 tỉ đồng, trên cả cổ phiếu của Vietinbank (66.649 tỉ đồng); BIDV (56.067 tỉ đồng) hay Tập đoàn M'san (49.572 tỉ đồng).
Điều đáng chú ý của lượng giao dịch cổ phiếu ROS trong chu kỳ tăng giá “kỳ lạ” này là tất cả phiên đều ghi nhận khối lượng mua vào cao gấp nhiều lần lượng bán ra. Khối lượng mua vào ROS mỗi phiên đều trên 6 triệu cổ phiếu. Thậm chí, 10 phiên đầu tháng 3-2017, khối lượng mua vào mỗi phiên đều trên 10 triệu cổ phiếu. Tổng 10 phiên giao dịch này đã có hơn 126,22 triệu cổ phiếu ROS khớp lệnh mua, trong khi số khớp lệnh bán chỉ là 47,86 triệu đơn vị.
Với diễn biến như vậy, chỉ sau một năm ROS lập được thành tựu là đưa “ông chủ” lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu danh sách người giàu Việt Nam cùng khối tài sản ít ai ngờ tới.
Khi những thành tựu sụp đổ
Hành trình lập đỉnh của ROS ấn tượng bao nhiêu thì quá trình lao dốc cũng gây sốc bấy nhiêu. Trong lịch sử giao dịch của HOSE chưa có doanh nghiệp nào thay đổi chóng mặt đến mức chỉ 12 phiên bốc hơi gần 50% giá trị cổ phiếu. Không chỉ vậy, diễn biến giá cổ phiếu ROS thay đổi không liên quan gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ mức chào sàn hơn 9.500 đồng (giá điều chỉnh), ROS tăng lên cao nhất gần 170.000 đồng ngày 2-11-2017, tức là chỉ trong hơn 14 tháng. Từ đỉnh cao này đến hôm nay, ROS lại giảm xuống mức 4.000 đồng. Giá cổ phiếu phồng lên xẹp xuống mạnh đến mức không có bất kỳ yếu tố cơ bản nào của doanh nghiệp có thể lý giải được.
Đặc biệt, điều khó hiểu ở ROS là trong quí 3-2019 liên tục thiết lập các kỷ lục về thanh khoản, thậm chí có những ngày giao dịch gần ngàn tỉ đồng. Điều đó chứng tỏ phải có dòng tiền đầu cơ cực lớn ở cổ phiếu này. Đột nhiên thời gian sau đó, dòng tiền này mất hút khiến cổ phiếu giảm sàn liên tục, cổ đông muốn tháo chạy cũng không xong.
Trong phiên 7-1 năm nay, ROS đột nhiên xuất hiện cả ngàn tỉ đồng chặn mua nhưng không giúp cổ phiếu này bật lại. Trạng thái tiêu cực tiếp tục kéo dài và lập đáy 3.200 đồng vào cuối tháng 3 vừa qua.
Thực tế, ROS là tổng thầu xây dựng cho hầu hết các dự án nghỉ dưỡng, BĐS của tập đoàn F'LC trên khắp cả nước. Trong thời kỳ hoàng kim lợi nhuận của doanh nghiệp này ghi nhận mức lợi nhuận đều đặn hàng ngàn tỉ mỗi năm. Điều lạ là dù kết quả kinh doanh lãi khủng đều đặn nhưng ROS chưa năm nào chia cổ tức bằng tiền mặt.
Trong 2 năm qua kết quả kinh doanh của ROS không còn khả quan với mức lợi nhuận chưa tới 200 tỉ mỗi năm, giá cổ phiếu đã xuống khá sâu. thậm chí năm 2020, Công ty đặt kế hoạch đi lùi với chỉ tiêu doanh thu 3.400 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế là 54 tỉ đồng, lần lượt giảm gần 30% và 70% so với năm trước. Động lực chính cho sự phát triển trong thời gian tới chính là kế hoạch sáp nhập với các doanh nghiệp mà ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu.
Hướng đi cụ thể mà ROS đưa ra là sáp nhập vào GAB, công ty này được F'LC góp 80% vốn để thành lập và hiện nắm 9% cổ phần. Ngày 7-4 vừa qua Hội đồng quản trị GAB đồng ý chủ trương sáp nhập cũng là ngày mà ông Trịnh Văn Quyết xin thôi chức Chủ tịch HĐQT của ROS.
Các phương án sáp nhập sẽ được tính toán cụ thể trong ĐHCĐ tới đây, tương lai của ROS chưa biết ra sao, nhưng tính tới thời điểm này sự thoái trào của ROS đang lộ rõ. Có thể ROS có sứ mệnh của riêng mình nhưng trong 4 năm niêm yết, với những chuyển động “gây sốc” cổ phiếu này luôn nằm chóng vánh giữa lằn ranh hào quang và bóng tối.
The Saigon times
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng F'LC Fa ros (ROS) đã chính thức từ nhiệm vào ngày 7-4 vừa qua. Quyết định này được đưa ra ngay sau khi ROS được chấp thuận sáp nhập vào Công ty cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản F'LC (GAB). Nhu cầu sáp nhập này được tính đến trong bối cảnh giá cổ phiếu ROS đang giao dịch dưới mệnh giá và thiếu động lực để phục hồi.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/04/bbdab08d5ea0b87c763f783c4fb24c83.jpg
Hành trình của cổ phiếu được xem là “lạ thường” nhất sàn chứng khoán ROS có thể thay đổi sau khi sáp nhập. Trong 4 năm xuất hiện trên sàn, cổ phiếu này đã “khuynh đảo” thị trường khi lọt vào rổ VN-30, giúp “ông chủ” vươn lên trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán. Tuy nhiên những thành tựu này đã “sụp đổ” chóng vánh vì cổ phiếu này lao dốc không phanh tạo đáy ở mức 3.000 đồng và chờ ngày sáp nhập.
Từng là tân binh “khuynh đảo” thị trường
Tiền thân của ROS là Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hạ tầng Vĩnh Hà, được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỉ đồng. Trải qua nhiều lần tăng vốn, đến tháng 9-2016, ROS có vốn điều lệ 4.300 tỉ đồng và niêm yết 430 triệu cổ phiếu lên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE).
Kể từ khi niêm yết ROS được xem là cổ phiếu “lạ” nhất thị trường khi có những pha tăng điểm bất chấp mọi quy luật thị trường. Một tháng sau khi chào sàn cổ phiếu này đã tăng 225% với tổng cộng 20 phiên tăng trần.
Chưa dừng lại ở đó, cổ phiếu ROS cũng tạo ra kỷ lục trên sàn giao dịch chứng khoán, khi sở hữu đà tăng 35 phiên giao dịch liên tiếp. Cụ thể, tính từ phiên giao dịch ngày 14-12-2016 đến ngày 18-3-2017, qua 59 phiên giao dịch chỉ ghi nhận 1 phiên cổ phiếu ROS đứng giá (phiên 9-1) và 1 phiên giảm giá 0,6% (phiên 8-3), còn lại đều tăng giá với biên độ từ 0,6-6,9%.
Xen giữa chu kỳ tăng giá phi mã này là những phiên mua vào liên tiếp để gia tăng sở hữu của cổ đông lớn là ông Trịnh Văn Quyết. Cuối năm 2016 cũng là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra sự kiện hoán đổi vị trí người giàu nhất Việt Nam giữa 2 ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn F'LC và ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup.
Thời điểm đó, khối tài sản của ông chủ F'LC vào khoảng hơn 34.000 tỉ đồng đến từ 289,6 triệu cổ phiếu ROS (tương đương 67,34% cổ phần) và 114,2 triệu cổ phiếu F'LC (tương đương 17,9% cổ phần). Chênh lệch giữa 2 người giàu nhất Việt Nam khi đó chưa tới 2.000 tỉ đồng.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/04/7b8acb7d4a9922091cd1063ef7b6deb9.jpg
Biểu đồ giá “gây sốc” của ROS kể từ khi niêm yết đến nay. Nguồn: Vietstock
Dù nắm hơn 2/3 cổ phần của ROS nhưng quan hệ giữa ông Quyết và doanh nghiệp vẫn chỉ là cổ đông lớn, ROS cũng không phải là công ty con của F'LC. Đến tháng 5-2017 sau khi chính thức được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch HĐQT ROS, giá cổ phiếu của doanh nghiệp này tiếp tục được thổi lên cao và lập đỉnh ở mức 170.000 đồng chỉ vài tháng sau đó.
Mức giá này đưa khối tài sản trên sàn của ông Quyết lên mức 51.696 tỉ đồng. ROS cũng đóng góp vào khối tài sản của ông Trịnh Văn Quyết tới 50.962 tỉ đồng, chiếm 98,5% tổng tài sản trên sàn chứng khoán của đại gia này. Khoảng cách giữa 2 vị trí đầu tiên trên bảng xếp hạng người giàu trên sàn cũng nới rộng lên tới gần 20.000 tỉ đồng khi ông Vượng vẫn duy trì tài sản ở mức hơn 32.000 tỉ đồng thời điểm đó.
Thị giá cổ phiếu đạt đỉnh giúp ROS xếp thứ 6 trong nhóm doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất sàn HOSE trong năm 2017, với 75.465 tỉ đồng, trên cả cổ phiếu của Vietinbank (66.649 tỉ đồng); BIDV (56.067 tỉ đồng) hay Tập đoàn M'san (49.572 tỉ đồng).
Điều đáng chú ý của lượng giao dịch cổ phiếu ROS trong chu kỳ tăng giá “kỳ lạ” này là tất cả phiên đều ghi nhận khối lượng mua vào cao gấp nhiều lần lượng bán ra. Khối lượng mua vào ROS mỗi phiên đều trên 6 triệu cổ phiếu. Thậm chí, 10 phiên đầu tháng 3-2017, khối lượng mua vào mỗi phiên đều trên 10 triệu cổ phiếu. Tổng 10 phiên giao dịch này đã có hơn 126,22 triệu cổ phiếu ROS khớp lệnh mua, trong khi số khớp lệnh bán chỉ là 47,86 triệu đơn vị.
Với diễn biến như vậy, chỉ sau một năm ROS lập được thành tựu là đưa “ông chủ” lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu danh sách người giàu Việt Nam cùng khối tài sản ít ai ngờ tới.
Khi những thành tựu sụp đổ
Hành trình lập đỉnh của ROS ấn tượng bao nhiêu thì quá trình lao dốc cũng gây sốc bấy nhiêu. Trong lịch sử giao dịch của HOSE chưa có doanh nghiệp nào thay đổi chóng mặt đến mức chỉ 12 phiên bốc hơi gần 50% giá trị cổ phiếu. Không chỉ vậy, diễn biến giá cổ phiếu ROS thay đổi không liên quan gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ mức chào sàn hơn 9.500 đồng (giá điều chỉnh), ROS tăng lên cao nhất gần 170.000 đồng ngày 2-11-2017, tức là chỉ trong hơn 14 tháng. Từ đỉnh cao này đến hôm nay, ROS lại giảm xuống mức 4.000 đồng. Giá cổ phiếu phồng lên xẹp xuống mạnh đến mức không có bất kỳ yếu tố cơ bản nào của doanh nghiệp có thể lý giải được.
Đặc biệt, điều khó hiểu ở ROS là trong quí 3-2019 liên tục thiết lập các kỷ lục về thanh khoản, thậm chí có những ngày giao dịch gần ngàn tỉ đồng. Điều đó chứng tỏ phải có dòng tiền đầu cơ cực lớn ở cổ phiếu này. Đột nhiên thời gian sau đó, dòng tiền này mất hút khiến cổ phiếu giảm sàn liên tục, cổ đông muốn tháo chạy cũng không xong.
Trong phiên 7-1 năm nay, ROS đột nhiên xuất hiện cả ngàn tỉ đồng chặn mua nhưng không giúp cổ phiếu này bật lại. Trạng thái tiêu cực tiếp tục kéo dài và lập đáy 3.200 đồng vào cuối tháng 3 vừa qua.
Thực tế, ROS là tổng thầu xây dựng cho hầu hết các dự án nghỉ dưỡng, BĐS của tập đoàn F'LC trên khắp cả nước. Trong thời kỳ hoàng kim lợi nhuận của doanh nghiệp này ghi nhận mức lợi nhuận đều đặn hàng ngàn tỉ mỗi năm. Điều lạ là dù kết quả kinh doanh lãi khủng đều đặn nhưng ROS chưa năm nào chia cổ tức bằng tiền mặt.
Trong 2 năm qua kết quả kinh doanh của ROS không còn khả quan với mức lợi nhuận chưa tới 200 tỉ mỗi năm, giá cổ phiếu đã xuống khá sâu. thậm chí năm 2020, Công ty đặt kế hoạch đi lùi với chỉ tiêu doanh thu 3.400 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế là 54 tỉ đồng, lần lượt giảm gần 30% và 70% so với năm trước. Động lực chính cho sự phát triển trong thời gian tới chính là kế hoạch sáp nhập với các doanh nghiệp mà ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu.
Hướng đi cụ thể mà ROS đưa ra là sáp nhập vào GAB, công ty này được F'LC góp 80% vốn để thành lập và hiện nắm 9% cổ phần. Ngày 7-4 vừa qua Hội đồng quản trị GAB đồng ý chủ trương sáp nhập cũng là ngày mà ông Trịnh Văn Quyết xin thôi chức Chủ tịch HĐQT của ROS.
Các phương án sáp nhập sẽ được tính toán cụ thể trong ĐHCĐ tới đây, tương lai của ROS chưa biết ra sao, nhưng tính tới thời điểm này sự thoái trào của ROS đang lộ rõ. Có thể ROS có sứ mệnh của riêng mình nhưng trong 4 năm niêm yết, với những chuyển động “gây sốc” cổ phiếu này luôn nằm chóng vánh giữa lằn ranh hào quang và bóng tối.
The Saigon times