duyanh
04-06-2020, 01:20 PM
Hơn 69.000 người chết vì COVID-19 toàn cầu, Mỹ chuẩn bị cho “tuần cam go nhất”
Dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát dữ dội, khiến tổng số trường hợp thiệt mạng vì nhiễm virus corona chủng mới trên toàn thế giới tăng không ngừng và hiện đã vượt mốc 69.000 người.
Trang Worldometers thống kế, tính đến sáng sớm ngày 6/4 (theo giờ Việt Nam), dịch Covid-19 đã tấn công 208 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho ít nhất 1.269.299 người và cướp đi sinh mạng của 69.346 trường hợp. Song, thế giới cũng chứng kiến 261.200 bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục sau điều trị.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/04/f7e2251d3ec77a9e10eb1dd2f918f6ff.jpg
Mỹ hiện vẫn là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19 với tổng số ca dương tính với virus corona chủng mới cao nhất toàn cầu, lên tới 334.745 người tính đến hết ngày 5/4, tăng gần 23.400 trường hợp so với một ngày trước đó. Trong 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 1.121 người thiệt mạng vì nhiễm virus, nâng tổng số ca tử vong lên 9.572 người.
Theo CNN, cứ trung bình hơn một phút lại có một người ở Mỹ tử vong vì dịch Covid-19. Tình trạng kéo dài nhiều ngày qua khi chính quyền một số bang của Mỹ thông báo thiếu máy thở dành cho các bệnh nhân chuyển biến nặng cũng như trang thiết bị y tế dành cho tuyến đầu chống dịch.
Bang New York hiện là ổ dịch Covid-19 lớn nhất Mỹ, nhưng nhà chức trách địa phương cho biết các bang New Jersey, Michigan, Pennsylvania, Colorado và thậm chí cả thủ đô Washington cũng đang trở thành các “điểm nóng” khác về dịch.
Tổng thống Donald Trump cảnh báo nước Mỹ đang bước vào “tuần cam go nhất” với số ca tử vong vì Covid-19 dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Song, ông tái nhắc mong muốn mở cửa đất nước trở lại sau lễ Phục sinh.
Bất chấp việc nhiều bang khuyến cáo người dân ở nhà và thực thi giãn cách xã hội để dập dịch, nhiều người vẫn tập trung tại các nhà thờ Công giáo khắp nước Mỹ để tham gia các nghi lễ của ngày Chủ nhật lễ lá (ngày chủ nhật trước lễ Phục sinh).
Một quan chức trong chính quyền ông Trump tiết lộ, Bộ An ninh nội địa và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC) sắp công bố các biện pháp giới hạn mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh chết người, kể cả cấm các hành khách và thành viên thủy thủ đoàn từ các du thuyền đến Mỹ đi các chuyến bay nội địa. Quy định sẽ áp dụng với cả những người không có triệu chứng bệnh và buộc tất cả mọi người phải cách ly kiểm dịch 14 ngày.
Cho đến thời điểm hiện tại, châu Âu vẫn là tâm chấn của đại dịch Covid-19 toàn cầu. Song, số ca nhiễm mới và thiệt mạng vì dịch tại nhiều “điểm nóng” trong khu vực đang có xu hướng giảm xuống.
Trong 24 giờ qua, Tây Ban Nha chỉ ghi nhận thêm 5.478 ca nhiễm và 694 trường hợp tử vong vì Covid-19, mức tăng hàng ngày thấp nhất của nước này kể từ hồi đầu tháng Ba. Tính đến hết ngày 5/4 đã có 131.646 người dương tính với virus corona chủng mới với 12.641 trường hợp đã tử vong ở Tây Ban Nha. Để ứng phó, Madrid dự kiến sẽ phân phát 1 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 cho các vùng tự trị nhằm phát hiện sớm những trường hợp đã nhiễm mầm bệnh để tiến hành điều trị và cách ly kịp thời.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/04/9dc9fc616f6d9df85e4a7f6f0cd2ebcc.jpg
Các nhân viên cấp cứu đang chuyển một bệnh nhân Covid-19 tới bệnh viện Bronx-Lebanon, New York, Mỹ. Ảnh: Reuters
Tại Italia, trong 24 giờ qua có thêm 525 trường hợp tử vong vì Covid-19, mức tăng thấp nhất trong ngày của nước này kể từ hôm 19/3, nâng tổng số ca tử vong lên 15.887 người. Italia vẫn là nước có số người thiệt mạng vì dịch cao nhất thế giới với gần 129.000 trường hợp nhiễm bệnh.
Cùng thời điểm, Pháp ghi nhận thêm 357 người tử vong vì virus corona chủng mới tại các bệnh viện, thấp hơn mức 441 ca tử vong một ngày trước đó. Tính đến hết ngày 5/4, Pháp cũng là một ổ dịch lớn của châu Âu với ít nhất 92.839 người mắc Covid-19 với 8.078 trường hợp đã tử vong.
Trong khi Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác đã tung ra các kế hoạch tài chính khổng lồ để ứng phó với khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh, châu Âu vẫn loay hoay với nỗ lực này do sự bất đồng quan điểm trong nội bộ. Thực tế khiến 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối phó dịch bệnh bằng các kế hoạch chi tiêu riêng.
– Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải nhập viện điều trị tối 5/4 sau 10 ngày tự cách ly tại nhà vì nhiễm Covid-19. Tính tới thời điểm hiện tại, quốc gia này ghi nhận hơn 47.800 ca nhiễm Covid-19 với 4.934 người đã tử vong. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã có bài diễn văn hiếm hoi được phát trực tiếp trên truyền hình, bày tỏ tin tưởng rằng nước này sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại nếu người dân cùng đồng lòng, quyết tâm thực hiện phong tỏa và tự cách ly. Bà cũng cảm ơn các nhân viên y tế, lực lượng y bác sĩ đã nỗ lực quên mình trong cuộc chiến chống Covid-19.
– Tờ Irish Times đưa tin, Thủ tướng Cộng hòa Ireland Leo Varadkar đã đăng ký tham gia chống dịch Covid-19 cùng đội ngũ y, bác sĩ của nước này với một ca làm việc mỗi tuần. Trước khi tham gia chính trường, ông Varadkar từng có 7 năm hành nghề y. Cả vợ và nhiều thành viên khác trong gia đình ông hiện đang phục vụ trong hệ thống y tế quốc gia. Tính đến sáng 6/4, Ireland có 4.273 ca dương tính với virus corona chủng mới và 120 trường hợp tử vong.
– Tổng thống và các bộ trưởng của Malawi tuyên bố sẽ tự nguyện cắt giảm 10% lương trong 3 tháng để gây quỹ chống lại dịch Covid-19. Sau khi ghi nhận ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên hôm 2/4, quốc gia châu Phi này đã ban bố sắc lệnh khẩn cấp quốc gia, đóng cửa các trường học, cấm tổ chức các sự kiện có hơn 100 người tham dự cũng như kêu gọi người dân làm việc tại nhà và tuân thủ các chỉ dẫn vệ sinh, giãn cách xã hội để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Tính đến sáng 6/4, Malawi mới có 4 trường hợp dương tính với Covid-19.
– Hy Lạp hôm 5/4 đã tiến hành cách ly trại tị nạn thứ hai trên đất liền sau khi một người đàn ông Afghanistan đang cư trú tại đây cùng hàng trăm người xin tị nạn khác có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Động thái diễn ra chỉ 3 ngày sau khi chính phủ nước này quyết định cách ly trại tị nạn Ritsona ở miền trung khi có tới 20 người sống tại đây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Tính đến hết ngày 5/4, Hy Lạp ghi nhận 1.735 ca nhiễm Covid-19 với 73 trường hợp đã tử vong và 78 người đã hồi phục sau điều trị. Để ngăn chặn nguy cơ phát tán virus, nhà chức trách địa phương đã áp lệnh giới nghiêm buổi tối (từ 20h – 8h sáng hàng ngày) trong 2 tuần tại hai hòn đảo đông dân nhất cả nước là Mykonos và Santorini.
– Hàng triệu người trên khắp Ấn Độ đã tắt hết đèn điện, chỉ thắp nến và đèn dầu vào lúc 21h theo giờ địa phương (22h30 theo giờ Việt Nam) ngày 5/4 để tỏ rõ sự đoàn kết trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Hoạt động chỉ kéo dài 9 phút này được thực hiện theo lời kêu gọi của Thủ tướng Narendra Modi. Đến sáng 6/4, ít nhất 83 người đã thiệt mạng trong tổng số hơn 3.500 ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ. Từ ngày 25/3, chính phủ của ông Modi đã cho thực thi lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày để dập dịch.
– Cựu Thủ tướng Libya Mahmoud Jibril vừa qua đời tại một bệnh viện ở Ai Cập trong khi đang điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Truyền thông địa phương cho hay, ông Jibril, 68 tuổi được chẩn đoán nhiễm Covid-19 hôm 26/3. Cái chết của chính trị gia này đã góp phần nâng tổng số trường hợp tử vong vì virus corona chủng mới tại Ai Cập lên 78 người trong tổng số 1.173 ca dương tính với Covid-19.
Dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát dữ dội, khiến tổng số trường hợp thiệt mạng vì nhiễm virus corona chủng mới trên toàn thế giới tăng không ngừng và hiện đã vượt mốc 69.000 người.
Trang Worldometers thống kế, tính đến sáng sớm ngày 6/4 (theo giờ Việt Nam), dịch Covid-19 đã tấn công 208 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, lây nhiễm cho ít nhất 1.269.299 người và cướp đi sinh mạng của 69.346 trường hợp. Song, thế giới cũng chứng kiến 261.200 bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục sau điều trị.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/04/f7e2251d3ec77a9e10eb1dd2f918f6ff.jpg
Mỹ hiện vẫn là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch Covid-19 với tổng số ca dương tính với virus corona chủng mới cao nhất toàn cầu, lên tới 334.745 người tính đến hết ngày 5/4, tăng gần 23.400 trường hợp so với một ngày trước đó. Trong 24 giờ qua, nước này cũng có thêm 1.121 người thiệt mạng vì nhiễm virus, nâng tổng số ca tử vong lên 9.572 người.
Theo CNN, cứ trung bình hơn một phút lại có một người ở Mỹ tử vong vì dịch Covid-19. Tình trạng kéo dài nhiều ngày qua khi chính quyền một số bang của Mỹ thông báo thiếu máy thở dành cho các bệnh nhân chuyển biến nặng cũng như trang thiết bị y tế dành cho tuyến đầu chống dịch.
Bang New York hiện là ổ dịch Covid-19 lớn nhất Mỹ, nhưng nhà chức trách địa phương cho biết các bang New Jersey, Michigan, Pennsylvania, Colorado và thậm chí cả thủ đô Washington cũng đang trở thành các “điểm nóng” khác về dịch.
Tổng thống Donald Trump cảnh báo nước Mỹ đang bước vào “tuần cam go nhất” với số ca tử vong vì Covid-19 dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Song, ông tái nhắc mong muốn mở cửa đất nước trở lại sau lễ Phục sinh.
Bất chấp việc nhiều bang khuyến cáo người dân ở nhà và thực thi giãn cách xã hội để dập dịch, nhiều người vẫn tập trung tại các nhà thờ Công giáo khắp nước Mỹ để tham gia các nghi lễ của ngày Chủ nhật lễ lá (ngày chủ nhật trước lễ Phục sinh).
Một quan chức trong chính quyền ông Trump tiết lộ, Bộ An ninh nội địa và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC) sắp công bố các biện pháp giới hạn mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh chết người, kể cả cấm các hành khách và thành viên thủy thủ đoàn từ các du thuyền đến Mỹ đi các chuyến bay nội địa. Quy định sẽ áp dụng với cả những người không có triệu chứng bệnh và buộc tất cả mọi người phải cách ly kiểm dịch 14 ngày.
Cho đến thời điểm hiện tại, châu Âu vẫn là tâm chấn của đại dịch Covid-19 toàn cầu. Song, số ca nhiễm mới và thiệt mạng vì dịch tại nhiều “điểm nóng” trong khu vực đang có xu hướng giảm xuống.
Trong 24 giờ qua, Tây Ban Nha chỉ ghi nhận thêm 5.478 ca nhiễm và 694 trường hợp tử vong vì Covid-19, mức tăng hàng ngày thấp nhất của nước này kể từ hồi đầu tháng Ba. Tính đến hết ngày 5/4 đã có 131.646 người dương tính với virus corona chủng mới với 12.641 trường hợp đã tử vong ở Tây Ban Nha. Để ứng phó, Madrid dự kiến sẽ phân phát 1 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 cho các vùng tự trị nhằm phát hiện sớm những trường hợp đã nhiễm mầm bệnh để tiến hành điều trị và cách ly kịp thời.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/04/9dc9fc616f6d9df85e4a7f6f0cd2ebcc.jpg
Các nhân viên cấp cứu đang chuyển một bệnh nhân Covid-19 tới bệnh viện Bronx-Lebanon, New York, Mỹ. Ảnh: Reuters
Tại Italia, trong 24 giờ qua có thêm 525 trường hợp tử vong vì Covid-19, mức tăng thấp nhất trong ngày của nước này kể từ hôm 19/3, nâng tổng số ca tử vong lên 15.887 người. Italia vẫn là nước có số người thiệt mạng vì dịch cao nhất thế giới với gần 129.000 trường hợp nhiễm bệnh.
Cùng thời điểm, Pháp ghi nhận thêm 357 người tử vong vì virus corona chủng mới tại các bệnh viện, thấp hơn mức 441 ca tử vong một ngày trước đó. Tính đến hết ngày 5/4, Pháp cũng là một ổ dịch lớn của châu Âu với ít nhất 92.839 người mắc Covid-19 với 8.078 trường hợp đã tử vong.
Trong khi Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế lớn khác đã tung ra các kế hoạch tài chính khổng lồ để ứng phó với khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh, châu Âu vẫn loay hoay với nỗ lực này do sự bất đồng quan điểm trong nội bộ. Thực tế khiến 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối phó dịch bệnh bằng các kế hoạch chi tiêu riêng.
– Thủ tướng Anh Boris Johnson đã phải nhập viện điều trị tối 5/4 sau 10 ngày tự cách ly tại nhà vì nhiễm Covid-19. Tính tới thời điểm hiện tại, quốc gia này ghi nhận hơn 47.800 ca nhiễm Covid-19 với 4.934 người đã tử vong. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã có bài diễn văn hiếm hoi được phát trực tiếp trên truyền hình, bày tỏ tin tưởng rằng nước này sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại nếu người dân cùng đồng lòng, quyết tâm thực hiện phong tỏa và tự cách ly. Bà cũng cảm ơn các nhân viên y tế, lực lượng y bác sĩ đã nỗ lực quên mình trong cuộc chiến chống Covid-19.
– Tờ Irish Times đưa tin, Thủ tướng Cộng hòa Ireland Leo Varadkar đã đăng ký tham gia chống dịch Covid-19 cùng đội ngũ y, bác sĩ của nước này với một ca làm việc mỗi tuần. Trước khi tham gia chính trường, ông Varadkar từng có 7 năm hành nghề y. Cả vợ và nhiều thành viên khác trong gia đình ông hiện đang phục vụ trong hệ thống y tế quốc gia. Tính đến sáng 6/4, Ireland có 4.273 ca dương tính với virus corona chủng mới và 120 trường hợp tử vong.
– Tổng thống và các bộ trưởng của Malawi tuyên bố sẽ tự nguyện cắt giảm 10% lương trong 3 tháng để gây quỹ chống lại dịch Covid-19. Sau khi ghi nhận ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên hôm 2/4, quốc gia châu Phi này đã ban bố sắc lệnh khẩn cấp quốc gia, đóng cửa các trường học, cấm tổ chức các sự kiện có hơn 100 người tham dự cũng như kêu gọi người dân làm việc tại nhà và tuân thủ các chỉ dẫn vệ sinh, giãn cách xã hội để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Tính đến sáng 6/4, Malawi mới có 4 trường hợp dương tính với Covid-19.
– Hy Lạp hôm 5/4 đã tiến hành cách ly trại tị nạn thứ hai trên đất liền sau khi một người đàn ông Afghanistan đang cư trú tại đây cùng hàng trăm người xin tị nạn khác có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới. Động thái diễn ra chỉ 3 ngày sau khi chính phủ nước này quyết định cách ly trại tị nạn Ritsona ở miền trung khi có tới 20 người sống tại đây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm. Tính đến hết ngày 5/4, Hy Lạp ghi nhận 1.735 ca nhiễm Covid-19 với 73 trường hợp đã tử vong và 78 người đã hồi phục sau điều trị. Để ngăn chặn nguy cơ phát tán virus, nhà chức trách địa phương đã áp lệnh giới nghiêm buổi tối (từ 20h – 8h sáng hàng ngày) trong 2 tuần tại hai hòn đảo đông dân nhất cả nước là Mykonos và Santorini.
– Hàng triệu người trên khắp Ấn Độ đã tắt hết đèn điện, chỉ thắp nến và đèn dầu vào lúc 21h theo giờ địa phương (22h30 theo giờ Việt Nam) ngày 5/4 để tỏ rõ sự đoàn kết trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Hoạt động chỉ kéo dài 9 phút này được thực hiện theo lời kêu gọi của Thủ tướng Narendra Modi. Đến sáng 6/4, ít nhất 83 người đã thiệt mạng trong tổng số hơn 3.500 ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ. Từ ngày 25/3, chính phủ của ông Modi đã cho thực thi lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày để dập dịch.
– Cựu Thủ tướng Libya Mahmoud Jibril vừa qua đời tại một bệnh viện ở Ai Cập trong khi đang điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Truyền thông địa phương cho hay, ông Jibril, 68 tuổi được chẩn đoán nhiễm Covid-19 hôm 26/3. Cái chết của chính trị gia này đã góp phần nâng tổng số trường hợp tử vong vì virus corona chủng mới tại Ai Cập lên 78 người trong tổng số 1.173 ca dương tính với Covid-19.