duyanh
04-02-2020, 01:27 PM
LHQ cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu vào tháng 4 và tháng 5 khi người dân đổ xô tích trữ thực phẩm và nguồn cung ứng trên thế giới bị ảnh hưởng do đại dịch Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
https://media.gettyimages.com/photos/woman-purchases-rice-at-a-supermarket-in-hong-kong-on-april-01-2008-picture-id80455365?s=2048x2048
Đại dịch Viêm phổi Vũ Hán có thể làm gián đoạn nghiêm trọng các chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu khi nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu, khiến giá cả tăng vọt.
Tuần trước Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) cho biết họ đã thấy áp lực do lệnh phong toả bắt đầu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, như việc ngành vận tải biển bị chậm lại.
Giáo sư Cheng Guoqiang tại Trường Kinh tế và Quản lý Đại học Tongji ở Thượng Hải, cho biết nạn châu chấu ở châu Phi và Trung Đông gần đây đã tác động tới sản xuất lương thực và có thể khiến thị trường lương thực toàn cầu rơi vào khủng hoảng, dẫn tới việc người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ do hoảng loạn. Ngoài ra, lệnh hạn chế xuất khẩu và đứt gãy trong chuỗi cung ứng cũng làm giá cả tăng đột biến.
“Vì thế, nếu không thể kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, nó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng trên thế giới và đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực với Trung Quốc và các quốc gia mới nổi,” ông Cheng nói.
> Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương rút kinh nghiệm; tạm dừng xuất khẩu gạo mới
Trong những tuần gần đây, nhiều hạn chế xuất khẩu đã được áp dụng với các loại lương thực thiết yếu như gạo và lúa mì khi dịch bùng phát rộng khắp thế giới. Một số nước đã đối phó với việc thiếu nguồn cung lương thực bằng cách dự trữ các loại lương thực khác nhau để đảm bảo an ninh lương thực, điều này sẽ dẫn đến tăng giá lúa gạo cũng như các hạt có dầu.
Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, hôm 28/3 cho biết đã lên kế hoạch dự trữ gạo và đình chỉ các hợp đồng xuất khẩu mới tới cuối tháng. Thái Lan đã cấm xuất các lô hàng trứng gà một tuần sau việc thiếu hụt nguồn cung nội địa do nhu cầu tăng đột biến.
Tại Hồng Kông, nơi nhập tới 80% gạo của Thái Lan và Việt Nam, người dân xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng vào cuối tuần để dự trữ nhu yếu phẩm. Tới thứ Hai (30/3), nhiều siêu thị lớn đã hết gạo và nhiều cửa hàng đã áp đặt lệnh hạn chế: mỗi người chỉ được mua tối đa hai bao gạo và hai hộp trứng.
Các nhà phân tích dự đoán khi việc hạn chế xuất khẩu kéo dài, tình trạng thiếu hụt lương thực sẽ dễ xảy ra hơn tại các nước chỉ dựa vào một hay hai nguồn nhập khẩu chính.
“Chúng ta phải đối mặt với khủng hoảng lương thực, trừ phi các biện pháp được tiến hành nhanh chóng để bảo vệ chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu và giảm ảnh hưởng của dịch cúm đối với hệ thống lương thực”, FAO cho biết.
Sự gián đoạn nguồn cung ứng lương thực có thể xảy ra trong tháng Bốn và Năm, ông Maximo Torero Cullen, nhà kinh tế trưởng tại FAO dự đoán, và cho biết thêm rằng mức độ nghiêm trọng đến đâu còn tùy thuộc vào sự phát triển của đại dịch COVID-19.
Việc hạn chế đi lại sẽ khiến ảnh hưởng tới việc trồng trọt. Các công ty và nông trại chế biến lương thực sẽ không thể sản xuất lương thực do lệnh cấm di chuyển.
“Chúng tôi đã nhận thấy có khó khăn trong việc lưu chuyển thực phẩm. Thêm nữa, dịch cúm cũng ảnh hưởng đến việc chăn nuôi gia súc, gia cầm do các vấn đề về hậu cần và thiếu lao động tương tự như ở Trung Quốc”, FAO cho biết.
Xuân Lan (tổng hợp)
Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu vào tháng 4 và tháng 5 khi người dân đổ xô tích trữ thực phẩm và nguồn cung ứng trên thế giới bị ảnh hưởng do đại dịch Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).
https://media.gettyimages.com/photos/woman-purchases-rice-at-a-supermarket-in-hong-kong-on-april-01-2008-picture-id80455365?s=2048x2048
Đại dịch Viêm phổi Vũ Hán có thể làm gián đoạn nghiêm trọng các chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu khi nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu, khiến giá cả tăng vọt.
Tuần trước Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) cho biết họ đã thấy áp lực do lệnh phong toả bắt đầu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, như việc ngành vận tải biển bị chậm lại.
Giáo sư Cheng Guoqiang tại Trường Kinh tế và Quản lý Đại học Tongji ở Thượng Hải, cho biết nạn châu chấu ở châu Phi và Trung Đông gần đây đã tác động tới sản xuất lương thực và có thể khiến thị trường lương thực toàn cầu rơi vào khủng hoảng, dẫn tới việc người dân đổ xô đi mua hàng tích trữ do hoảng loạn. Ngoài ra, lệnh hạn chế xuất khẩu và đứt gãy trong chuỗi cung ứng cũng làm giá cả tăng đột biến.
“Vì thế, nếu không thể kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, nó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực nghiêm trọng trên thế giới và đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực với Trung Quốc và các quốc gia mới nổi,” ông Cheng nói.
> Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương rút kinh nghiệm; tạm dừng xuất khẩu gạo mới
Trong những tuần gần đây, nhiều hạn chế xuất khẩu đã được áp dụng với các loại lương thực thiết yếu như gạo và lúa mì khi dịch bùng phát rộng khắp thế giới. Một số nước đã đối phó với việc thiếu nguồn cung lương thực bằng cách dự trữ các loại lương thực khác nhau để đảm bảo an ninh lương thực, điều này sẽ dẫn đến tăng giá lúa gạo cũng như các hạt có dầu.
Việt Nam, nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, hôm 28/3 cho biết đã lên kế hoạch dự trữ gạo và đình chỉ các hợp đồng xuất khẩu mới tới cuối tháng. Thái Lan đã cấm xuất các lô hàng trứng gà một tuần sau việc thiếu hụt nguồn cung nội địa do nhu cầu tăng đột biến.
Tại Hồng Kông, nơi nhập tới 80% gạo của Thái Lan và Việt Nam, người dân xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng vào cuối tuần để dự trữ nhu yếu phẩm. Tới thứ Hai (30/3), nhiều siêu thị lớn đã hết gạo và nhiều cửa hàng đã áp đặt lệnh hạn chế: mỗi người chỉ được mua tối đa hai bao gạo và hai hộp trứng.
Các nhà phân tích dự đoán khi việc hạn chế xuất khẩu kéo dài, tình trạng thiếu hụt lương thực sẽ dễ xảy ra hơn tại các nước chỉ dựa vào một hay hai nguồn nhập khẩu chính.
“Chúng ta phải đối mặt với khủng hoảng lương thực, trừ phi các biện pháp được tiến hành nhanh chóng để bảo vệ chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu và giảm ảnh hưởng của dịch cúm đối với hệ thống lương thực”, FAO cho biết.
Sự gián đoạn nguồn cung ứng lương thực có thể xảy ra trong tháng Bốn và Năm, ông Maximo Torero Cullen, nhà kinh tế trưởng tại FAO dự đoán, và cho biết thêm rằng mức độ nghiêm trọng đến đâu còn tùy thuộc vào sự phát triển của đại dịch COVID-19.
Việc hạn chế đi lại sẽ khiến ảnh hưởng tới việc trồng trọt. Các công ty và nông trại chế biến lương thực sẽ không thể sản xuất lương thực do lệnh cấm di chuyển.
“Chúng tôi đã nhận thấy có khó khăn trong việc lưu chuyển thực phẩm. Thêm nữa, dịch cúm cũng ảnh hưởng đến việc chăn nuôi gia súc, gia cầm do các vấn đề về hậu cần và thiếu lao động tương tự như ở Trung Quốc”, FAO cho biết.
Xuân Lan (tổng hợp)