duyanh
03-22-2020, 03:24 PM
CẬP NHẬT diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán (sáng 22/3)
Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/03/tong-so-ca-2203am1.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/03/tong-so-ca-2203am1.jpg)
(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Trung Quốc Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố. Xem thêm:
Trung Quốc nỗ lực biến hình thành “nhà lãnh đạo toàn cầu” trong dịch corona (https://trithucvn.net/trung-quoc/trung-quoc-no-luc-bien-hinh-thanh-nha-lanh-dao-toan-cau-trong-dich-corona.html)
Dịch COVID-19 và cái giá của việc đánh đổi tự do (https://trithucvn.net/the-gioi/dai-dich-covid-19-va-cai-gia-cua-viec-danh-doi-tu-do.html)
Bác sĩ ghép thận Vũ Hán tử vong do Covid-19 nghi từng mổ cướp nội tạng (https://trithucvn.net/trung-quoc/bac-si-ghep-than-vu-han-tu-vong-do-covid-19-nghi-tung-mo-cuop-noi-tang.html)
Thế giới
Thế giới 24h qua có thêm 3 quốc gia lần đầu tiên công bố có ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch lên 189 + 1 du thuyền Diamond Princess. Như vậy đã có khoảng 95% số quốc gia trên thế giới có người nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Thế giới 24h qua cũng có thêm hơn 31.000 ca nhiễm mới và ít nhất 1.630 ca tử vong mới – tiếp tục là con số kỷ lục kể từ đầu dịch, chưa có dấu hiệu dừng lại.
Toàn thế giới đã có hơn 306.000 ca nhiễm và hơn 13.000 ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán. Tỷ lệ tử vong trung bình tăng lên 4.2%.
Nhóm các nước có trên 10.000 ca nhiễm: hiện vẫn có 7 nước gồm Trung Quốc, Ý, Iran, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ và Pháp. Tuy nhiên, có đến 6 trên 7 nước đã quá 20.000 ca nhiễm, trừ Pháp hiện có hơn 14.000 ca.
Nhóm các nước có trên 1.000 ca nhiễm (trừ nhóm trên): 15 nước đã có mặt trong danh sách này, trong đó thêm 3 nước mới gồm Nhật, Úc và Brazil. 12 nước trước đó trong danh sách này gồm Hàn Quốc, Thuỵ Sĩ, Anh, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Bỉ, Áo, Đan Mạch, Canada, Malaysia và Bồ Đào Nha
4 nước tiệm cận mức 1.000 ca nhiễm gồm Cộng hoà Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Cộng hòa Ireland.
Ý: Cơ quan Phòng vệ Dân sự Ý thông báo nước này có thêm 6.557 ca nhiễm mới, nâng số người nhiễm lên 53.578. Tổng số người tử vong hiện là 4.825, tăng 793 ca so với một ngày trước đó. Tỷ lệ tử vong đã lên tới 9%. Đây tiếp tục là những con số kỷ lục từ đầu dịch. Ý hiện là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất vì dịch viêm phổi Vũ Hán. Đặc biệt, ít nhất 18 linh mục ở Ý đã chết vì nhiễm virus sau khi thăm hỏi và cầu nguyện cho các bệnh nhân.
Úc: số ca nhiễm đã vượt mốc 1.000, khiến Úc quyết định đóng cửa nhiều bãi biển khi thấy vẫn còn rất nhiều người dân tụ tập bất chấp khuyến nghị của chính phủ. Trước đó, Úc đã đóng cửa biên giới, cấm người nước ngoài và những ai không phải là thường trú nhân nhập cảnh. Thủ tướng Úc Scott Morrison dự kiến sẽ công bố thêm gói kích thích kinh tế trị giá 66,4 tỉ đôla Úc (38,5 tỉ USD) để bảo vệ nền kinh tế của Úc trước tác động từ dịch bệnh.
Mỹ tiếp tục đẩy mạnh việc xét nghiệm nhanh trên diện rộng, trong 24h qua có thêm 7.302 ca nhiễm mới và 84 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm lên tới 26.685 trường hợp. Tỷ lệ tử vong ở Mỹ hiện là 1,2%.
Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Philippines, Indonesia và Malaysia đang có số ca nhiễm mới tăng vọt mỗi ngày với mức tăng như sau: Malaysia +153, Indonesia +81, Thái Lan +89, Philippines +77, Singapore +47. Đây đều là những mức tăng thêm trong một ngày nhiều nhất ở các nước này. Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã thông báo đóng cửa các trung tâm thương mại trong 22 ngày.
Burkina Faso: 4 Bộ trưởng của quốc gia ở Tây Phi này, gồm Bộ trưởng Ngoại giao, Nội vụ, Giáo dục, Mỏ và Khai thác đá đã dương tính với virus corona. Hiện Burkina Faso có 64 ca nhiễm bệnh.
Xem thêm:
Trong 2 tháng, 3 nhà mạng Trung Quốc giảm gần 15 triệu thuê bao (https://trithucvn.net/trung-quoc/trong-2-thang-3-nha-mang-trung-quoc-giam-gan-15-trieu-thue-bao.html)
34 năm sau thảm họa Chernobyl, lịch sử lặp lại trong Đại dịch COVID-19 (https://trithucvn.net/trung-quoc/34-nam-sau-tham-hoa-chernobyl-lich-su-lap-lai-trong-dai-dich-covid-19.html)
Tại sao Mỹ không tin các số liệu về dịch corona của Trung Quốc? (https://trithucvn.net/trung-quoc/tai-sao-my-khong-tin-cac-so-lieu-ve-dich-corona-cua-trung-quoc.html)
Việt Nam
Việt Nam trong ngày 21/3 ghi nhận thêm 3 ca dương tính, nâng tổng số ca lên 94. Trong số đó, 17 người đã bình phục, 10 ca âm tính lần 1.
Việt Nam tạm dừng nhập cảnh với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, gồm tất cả các trường hợp mang giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân từ 0h ngày 22/3. Những trường hợp nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét và giải quyết phù hợp với hoàn cảnh.
Ngày 21/3, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu cơ quan chức năng thông báo cho các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy yêu cầu hành khách đi trên các phương tiện nêu trên phải khai báo y tế bắt buộc.
Chiều 20/3, Bộ Công Thương đã tiến hành họp khẩn để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là dệt may và xuất khẩu nông thủy sản, trong bối cảnh nhiều thị trường đình trệ do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trên toàn cầu. Đáng lưu ý, trước đó VTV đã đưa tin các quan chức EU và Mỹ khẳng định không có biện pháp nào ngăn hàng và không có chuyện dừng nhập hàng dệt may. Tuy nhiên, tại buổi họp nói trên, Bộ trưởng Công Thương thừa nhận, việc các đơn hàng từ hai thị trường lớn EU, Mỹ đang hoãn, huỷ buộc cơ quan chức năng phải tính ngay phương án, giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp. Báo Chính phủ dẫn lời ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết việc các đối tác dừng đơn hàng “là khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong hơn 20 năm hoạt động” của Tập đoàn.
Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế đề xuất cụ thể việc thu phí (ăn, ở…) của các đối tượng cách ly, báo cáo Thủ tướng tại phiên họp sau.
(tiếp tục cập nhật)
Bảo Minh (t/h)
Những tin tức cập nhật mới nhất về diễn biến dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.
https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/03/tong-so-ca-2203am1.jpg (https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2020/03/tong-so-ca-2203am1.jpg)
(*) Lưu ý: Tất cả những số liệu cập nhật tại Trung Quốc Đại lục về số ca nhiễm, số ca tử vong, số ca bình phục … đều chỉ đến từ 1 nguồn là Uỷ ban Y tế Nhà nước Trung Quốc. Hiện chưa có nguồn độc lập nào khác có thể kiểm chứng số liệu, ngoài 1 vài mô hình nghiên cứu giả định con số thực tế có thể cao hơn con số được chính quyền Trung Quốc công bố. Xem thêm:
Trung Quốc nỗ lực biến hình thành “nhà lãnh đạo toàn cầu” trong dịch corona (https://trithucvn.net/trung-quoc/trung-quoc-no-luc-bien-hinh-thanh-nha-lanh-dao-toan-cau-trong-dich-corona.html)
Dịch COVID-19 và cái giá của việc đánh đổi tự do (https://trithucvn.net/the-gioi/dai-dich-covid-19-va-cai-gia-cua-viec-danh-doi-tu-do.html)
Bác sĩ ghép thận Vũ Hán tử vong do Covid-19 nghi từng mổ cướp nội tạng (https://trithucvn.net/trung-quoc/bac-si-ghep-than-vu-han-tu-vong-do-covid-19-nghi-tung-mo-cuop-noi-tang.html)
Thế giới
Thế giới 24h qua có thêm 3 quốc gia lần đầu tiên công bố có ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có dịch lên 189 + 1 du thuyền Diamond Princess. Như vậy đã có khoảng 95% số quốc gia trên thế giới có người nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Thế giới 24h qua cũng có thêm hơn 31.000 ca nhiễm mới và ít nhất 1.630 ca tử vong mới – tiếp tục là con số kỷ lục kể từ đầu dịch, chưa có dấu hiệu dừng lại.
Toàn thế giới đã có hơn 306.000 ca nhiễm và hơn 13.000 ca tử vong do dịch viêm phổi Vũ Hán. Tỷ lệ tử vong trung bình tăng lên 4.2%.
Nhóm các nước có trên 10.000 ca nhiễm: hiện vẫn có 7 nước gồm Trung Quốc, Ý, Iran, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ và Pháp. Tuy nhiên, có đến 6 trên 7 nước đã quá 20.000 ca nhiễm, trừ Pháp hiện có hơn 14.000 ca.
Nhóm các nước có trên 1.000 ca nhiễm (trừ nhóm trên): 15 nước đã có mặt trong danh sách này, trong đó thêm 3 nước mới gồm Nhật, Úc và Brazil. 12 nước trước đó trong danh sách này gồm Hàn Quốc, Thuỵ Sĩ, Anh, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển, Bỉ, Áo, Đan Mạch, Canada, Malaysia và Bồ Đào Nha
4 nước tiệm cận mức 1.000 ca nhiễm gồm Cộng hoà Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Cộng hòa Ireland.
Ý: Cơ quan Phòng vệ Dân sự Ý thông báo nước này có thêm 6.557 ca nhiễm mới, nâng số người nhiễm lên 53.578. Tổng số người tử vong hiện là 4.825, tăng 793 ca so với một ngày trước đó. Tỷ lệ tử vong đã lên tới 9%. Đây tiếp tục là những con số kỷ lục từ đầu dịch. Ý hiện là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất vì dịch viêm phổi Vũ Hán. Đặc biệt, ít nhất 18 linh mục ở Ý đã chết vì nhiễm virus sau khi thăm hỏi và cầu nguyện cho các bệnh nhân.
Úc: số ca nhiễm đã vượt mốc 1.000, khiến Úc quyết định đóng cửa nhiều bãi biển khi thấy vẫn còn rất nhiều người dân tụ tập bất chấp khuyến nghị của chính phủ. Trước đó, Úc đã đóng cửa biên giới, cấm người nước ngoài và những ai không phải là thường trú nhân nhập cảnh. Thủ tướng Úc Scott Morrison dự kiến sẽ công bố thêm gói kích thích kinh tế trị giá 66,4 tỉ đôla Úc (38,5 tỉ USD) để bảo vệ nền kinh tế của Úc trước tác động từ dịch bệnh.
Mỹ tiếp tục đẩy mạnh việc xét nghiệm nhanh trên diện rộng, trong 24h qua có thêm 7.302 ca nhiễm mới và 84 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm lên tới 26.685 trường hợp. Tỷ lệ tử vong ở Mỹ hiện là 1,2%.
Các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Philippines, Indonesia và Malaysia đang có số ca nhiễm mới tăng vọt mỗi ngày với mức tăng như sau: Malaysia +153, Indonesia +81, Thái Lan +89, Philippines +77, Singapore +47. Đây đều là những mức tăng thêm trong một ngày nhiều nhất ở các nước này. Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã thông báo đóng cửa các trung tâm thương mại trong 22 ngày.
Burkina Faso: 4 Bộ trưởng của quốc gia ở Tây Phi này, gồm Bộ trưởng Ngoại giao, Nội vụ, Giáo dục, Mỏ và Khai thác đá đã dương tính với virus corona. Hiện Burkina Faso có 64 ca nhiễm bệnh.
Xem thêm:
Trong 2 tháng, 3 nhà mạng Trung Quốc giảm gần 15 triệu thuê bao (https://trithucvn.net/trung-quoc/trong-2-thang-3-nha-mang-trung-quoc-giam-gan-15-trieu-thue-bao.html)
34 năm sau thảm họa Chernobyl, lịch sử lặp lại trong Đại dịch COVID-19 (https://trithucvn.net/trung-quoc/34-nam-sau-tham-hoa-chernobyl-lich-su-lap-lai-trong-dai-dich-covid-19.html)
Tại sao Mỹ không tin các số liệu về dịch corona của Trung Quốc? (https://trithucvn.net/trung-quoc/tai-sao-my-khong-tin-cac-so-lieu-ve-dich-corona-cua-trung-quoc.html)
Việt Nam
Việt Nam trong ngày 21/3 ghi nhận thêm 3 ca dương tính, nâng tổng số ca lên 94. Trong số đó, 17 người đã bình phục, 10 ca âm tính lần 1.
Việt Nam tạm dừng nhập cảnh với tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, gồm tất cả các trường hợp mang giấy miễn thị thực được cấp cho người gốc Việt Nam và thân nhân từ 0h ngày 22/3. Những trường hợp nhập cảnh vì mục đích ngoại giao, công vụ và các trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét và giải quyết phù hợp với hoàn cảnh.
Ngày 21/3, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu cơ quan chức năng thông báo cho các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy yêu cầu hành khách đi trên các phương tiện nêu trên phải khai báo y tế bắt buộc.
Chiều 20/3, Bộ Công Thương đã tiến hành họp khẩn để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là dệt may và xuất khẩu nông thủy sản, trong bối cảnh nhiều thị trường đình trệ do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát trên toàn cầu. Đáng lưu ý, trước đó VTV đã đưa tin các quan chức EU và Mỹ khẳng định không có biện pháp nào ngăn hàng và không có chuyện dừng nhập hàng dệt may. Tuy nhiên, tại buổi họp nói trên, Bộ trưởng Công Thương thừa nhận, việc các đơn hàng từ hai thị trường lớn EU, Mỹ đang hoãn, huỷ buộc cơ quan chức năng phải tính ngay phương án, giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp. Báo Chính phủ dẫn lời ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết việc các đối tác dừng đơn hàng “là khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong hơn 20 năm hoạt động” của Tập đoàn.
Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế đề xuất cụ thể việc thu phí (ăn, ở…) của các đối tượng cách ly, báo cáo Thủ tướng tại phiên họp sau.
(tiếp tục cập nhật)
Bảo Minh (t/h)