PDA

View Full Version : Cố Thiếu tướng Lê Minh Đảo: “Đảng CSVN hòa giải với người dân trong nước trước…”



duyanh
03-21-2020, 01:26 PM
Cố Thiếu tướng Lê Minh Đảo: “Đảng CSVN hòa giải với người dân trong nước trước…”





https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/late-general-leminhdao-vcp-should-reconcile-with-people-inside-the-country-firstly-03202020153955.html/LMD_HuanChuong.jpg/@@images/747b2ba4-8177-4b4f-8c0c-5cad27731d43.jpeg

Di ảnh Tướng Lê Minh Đảo với Bảo quốc Huân chương.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/late-general-leminhdao-vcp-should-reconcile-with-people-inside-the-country-firstly-03202020153955.html/VHA032020.mp3



Người trấn giữ mặt trận Xuân Lộc



“I will hold Long Khánh. I will knock them down here even if they bring two division or 3 division”. (Tôi sẽ giữ Long Khánh. Tôi sẽ đánh tan họ dù thậm chí họ có 2 hoặc 3 sư đoàn).

Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Quân lực VNCH, tại mặt trận Xuân Lộc trong những ngày đầu tháng 4 năm 1975, đã khẳng định rằng sẽ quyết giữ Long Khánh và sẽ đánh tan địch quân dù họ có sử dụng đến 2,3 sư đoàn. Lời khẳng định này được truyền thông quốc tế ghi lại trong thước phim tư liệu chiến trường và vẫn được công chiếu suốt 45 năm qua.

Mặt trận Xuân Lộc là một trận đánh lớn cuối cùng tại cửa ngỏ Sài Gòn. Thiếu tướng Lê Minh Đảo lúc bấy giờ giữ trọng trách ngăn chận Quân đội Bắc Việt và trận chiến đã diễn ra trong 12 ngày đêm.

Vị tướng chỉ huy Sư đoàn 18 Quân lực VNCH đã cùng đồng đội của ông tiếp tục chiến đấu oai hùng cho đến khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng vào trưa ngày 30/4/1975. Không lâu sau thời khắc chiến tranh Việt Nam chấm dứt, Thiếu tướng Lê Minh Đảo ra trình diện chính quyền mới và bị đưa ra Bắc đi tù cải tạo trong suốt 17 năm dài. Ông được trả tự do và đến Mỹ định cư hồi tháng 4 năm 1993.

Trong bối cảnh miền Nam Việt Nam đang bị Cộng sản tràn ngập thì Tướng Lê Minh Đảo đã thề tử thủ và quyết chiến tới cùng, dầu số lượng của địch quân gấp mấy lần. Ông là một người có tư cách của một vị tướng, không bỏ bạn bè, không bỏ anh em và đã không bỏ ra đi mà ở lại để nhận trách nhiệm của một người chỉ huy
-Cựu Trung úy Nguyễn Khác Sơn

Cựu Trung úy Nguyễn Khắc Sơn, thuộc Sư đoàn 18, nói với RFA về ghi nhận của ông đối với Thiếu tướng Lê Minh Đảo trong những giờ phút hấp hối của cuộc chiến tranh Việt Nam:

“Trong bối cảnh miền Nam Việt Nam đang bị Cộng sản tràn ngập thì Tướng Lê Minh Đảo đã thề tử thủ và quyết chiến tới cùng, dù số lượng của địch quân gấp mấy lần. Ông là một người có tư cách của một vị tướng, không bỏ bạn bè, không bỏ anh em và không ra đi mà ở lại để nhận trách nhiệm của một người chỉ huy.”

Ông Nguyễn Khắc Sơn cho biết sau khi ra hải ngoại, ông có vài dịp tiếp xúc và trò chuyện với cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo. Ông rất xúc động trước tinh thần vững vàng luôn hướng về quê hương Việt Nam của Tướng Đảo.

Tâm tình của một ông tướng



Nhân 40 năm cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, trong một cuộc phỏng vấn với Đài RFA, đã chia sẻ rằng:

“Bây giờ nhìn lại: Ai thắng, ai bại, ai thua, ai đau khổ nhiều nhất? Tôi thấy rốt cuộc lại thì Mỹ thắng, thắng vẻ vang trong cuộc chiến tranh lạnh kéo dài 50 năm. Mỹ dùng chiến tranh Việt Nam để rồi bắt tay được với Trung Quốc. Họ đã hóa giải được với Trung cộng để kéo Trung Quốc về làm lực lượng của mình, để rồi tiếp tục sức mạnh của Mỹ với sự để yên của Trung Quốc và chấp cánh thêm để đập tan Xã hội chủ nghĩa của Liên Xô là mối đe dọa của thế giới tự do thì tôi thấy Mỹ đã thắng.”

Là một tướng lãnh cấp cao trong quân đội, cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo cho rằng sự mất mát, tang thương của dân tộc trong chiến tranh vẫn còn mãi âm ỉ mặc dù quê hương không còn tiếng súng:

“Sự đau khổ của người dân Việt Nam thì ai là người đau khổ tột cùng? Chính người phụ nữ Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc, nhất là ở ngoài Bắc thì nhiều hơn. Họ mất chồng, mất cha, mất con. Chính đây là sự đau khổ của chị em trong cuộc chiến tranh oan nghiệt này đã làm cho đất nước Việt Nam của chúng ta đầy tang tóc và nước mắt lúc nào cũng không ngưng chảy cho đến ngày hôm nay.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/late-general-leminhdao-vcp-should-reconcile-with-people-inside-the-country-firstly-03202020153955.html/XuanLoc.jpg/@@images/e28b944d-d675-4dce-8fb0-fd62af538c57.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/late-general-leminhdao-vcp-should-reconcile-with-people-inside-the-country-firstly-03202020153955.html/XuanLoc.jpg/@@images/e28b944d-d675-4dce-8fb0-fd62af538c57.jpeg)

Không lực VNCH chở người dân ra khỏi chiến trường Xuân Lộc trong lúc Quân lực VNCH giao tranh với Quân đội Bắc Việt. Hình chụp ngày 13/4/1975. AP

Cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, ở tuổi đời đã quá “cổ lai hy”, vẫn đau đáu nỗi niềm với đất nước Việt Nam mà ông đã cùng rất nhiều thanh niên thế hệ mình lẫn ngoài Bắc trong Nam từng dành trọn lý tưởng tuổi thanh xuân để vì một quê hương hòa bình, độc lập:“Chúng ta thấy rằng ngày nào họ (Đảng CSVN) còn cai trị đất nước thì Cộng sản Trung Quốc còn bành trướng theo kiểu mới đối với dân tộc của ta và dân tộc sẽ chết dần chết mòn đi đến diệt vong.”


Lời nhắn nhủ với thế hệ tiếp nối



Nỗi lo lắng về mối nguy hại mà Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra cho dân tộc Việt được cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo dặn dò không chỉ với con cháu trong gia đình, mà ông còn nhắn nhủ với các thế hệ người Việt mỗi khi có dịp.

ựu Trung tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Anh Tuấn là một trong những người từng được tiếp xúc với cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo hai lần. Và, cả hai lần ông đều được nghe Tướng Lê Minh Đảo nhắn nhủ hãy hướng lòng về quê hương Việt Nam và gắng sức vì sự tồn vong của dân tộc Việt.

“Bác có nhắn nhủ là thế hệ của tôi nên dạy dỗ con cái hiểu tại sao mình có mặt ở đất nước Hoa Kỳ này và phải hướng về đất nước Việt Nam. Bác cũng hy vọng chúng tôi dạy dỗ con cái là đất nước Việt Nam vẫn còn đó, chứ không thể nào mất được.”

Cựu Đại úy Quân lực VNCH, ông Thanh Nguyễn chia sẻ với Đài RFA về hồi ức của ông với cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo. Trong thời chiến, ông Thanh Nguyễn từng được 1 lần gặp gỡ và rất ngưỡng mộ vị tướng này. Ông Thanh Nguyễn ghi nhận trong thời gian 2 năm cuối của chiến tranh Việt Nam, từ năm 1973 đến năm 1975, Thiếu tướng Lê Minh Đảo được thuyên chuyển về chỉ huy Sư đoàn 18, một sư đoàn được đánh giá là yếu nhất đã trở thành một trong những sư đoàn mạnh nhất của Quân lực VNCH. Cựu Đại úy Thanh Nguyễn mấy mươi năm sau vẫn rất ấn tượng và khâm phục đối với cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo:

Hòa giải với dân chúng, hòa giải với đảng phái, hòa giải với tôn giáo, hòa giải với tất cả những người trong nước. Có hòa giải được rồi thì mới hòa hợp được với người dân trong nước, làm sao cho dân chúng tin nơi anh thì lúc đó hãy nói chuyện với người Việt hải ngoại
-Cố Thiếu tướng Lê Minh Đảo

“Những hình ảnh đầu tiên tôi đã gặp lại ông trên màn ảnh tivi của đài truyền hình Mỹ. Đối với tôi, ông là một vị tướng có một nét rất đặc biệt. Trong các cuộc phỏng vấn, ông không hề mang một vẻ hận thù nào cả, mà chỉ nhắn với người phía bên kia là bên thắng cuộc một điều ưu tư của một con người yêu nước thật sự là làm sao hãy hòa hợp với mọi người; tức là người Cộng sản hãy hòa hợp với dân tộc rồi sau đó mới hãy hòa hợp với những người Việt đang sống ở nước ngoài.”

Hồi hạ tuần tháng 8 năm 2017, cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo qua làn sóng phát thanh của RFA cũng kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam hãy thực tâm lãnh đạo quốc gia vì dân, vì nước chứ không phải theo khẩu hiệu suông “hòa giải, hòa hợp dân tộc”. Cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo nhấn mạnh:

“Hòa giải với dân chúng, hòa giải với đảng phái, hòa giải với tôn giáo, hòa giải với tất cả những người trong nước. Có hòa giải được rồi thì mới hòa hợp được với người dân trong nước, làm sao cho dân chúng tin nơi anh thì lúc đó hãy nói chuyện với người Việt hải ngoại.”

Cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo đã trút hơi thở cuối cùng gần thời điểm dân tộc Việt tưởng niệm 45 năm Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Vài ngày trước khi mất, những chia sẻ cuối cùng của ông tướng 87 tuổi đời với phóng viên Hòa Ái của Đài RFA rằng thế hệ của ông dù đã rất cố gắng nhưng chưa làm trọn, nhưng ông vẫn vững niềm tin các thế hệ Việt Nam tiếp nối sẽ thực hiện được lý tưởng quê hương thanh bình và tươi sáng, như ông đã từng gửi gấm trong nhạc phẩm “Nhớ Mẹ” mà ông đã sáng tác trong chốn tù đày:

“Mẹ ơi! Mẹ biết không? Còn cháy mãi trong con những lời mẹ cầm tay nói rằng sẽ về đẩy lùi bóng tối và yêu thương, tự do sẽ còn mãi mãi nhé con!”




RFA