duyanh
03-20-2020, 01:30 PM
Quảng Ngãi: Chuột tàn phá ruộng đồng, nông dân khốn đốn
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/vn-diet-chuot.jpg
Người dân Quảng Ngãi đặt bẫy diệt chuột nhưng không hiệu quả. (Hình: Phạm Anh/Thanh Niên)
Hàng ngàn héc ta lúa vụ Đông Xuân ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh Quảng Ngãi bị chuột phá hại nặng nề.
Xác nhận với báo Thanh Niên ngày 19 Tháng Ba, ông Nguyễn Thế Vĩnh, chi cục phó Chi Cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Quảng Ngãi, cho biết toàn tỉnh có hơn 2,240 hécta lúa vụ Đông Xuân ở hầu hết các huyện và thành phố Quảng Ngãi, đang bị “dịch”chuột gây thiệt hại năng nề.
Bà Nguyễn Thị Thu (trú thôn An Lạc, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa) cho biết gia đình có tám sào lúa (500 mét vuông /sào) đều bị chuột cắn phá tơi bời. Đến nay lúa của bà Thu đã hai tháng tuổi, giờ phá bỏ thì không xong mà để lại thì chắc chắn thất bát.
“Tiền diệt chuột đã hết gần 3 triệu đồng ($127), nhiều hơn tiền bán một sào lúa khi thu hoạch,” bà Thu cho biết.
Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Hương (ở thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ) cũng có ba sào lúa bị chuột cắn phá. Mấy tháng qua, bà Hương cùng người nhà dùng đủ mọi cách để diệt, xua đuổi chuột nhưng không ăn thua.
Cụ thể, đầu tiên bà dùng dây kẽm buộc lon sữa bò, gió nổi lên khua rổn rảng để “hù” chuột, được mấy ngày chuột quen tiếng rồi… hết sợ. Sau đó, bà mua bao nylon về giăng xung quanh đám ruộng ngăn chuột.
Được tuần lễ, chuột phá rách nylon, lúa lại bị cắn như xơ mướp. Cuối cùng, bà dùng thuốc diệt chuột, đến giờ đang thấy chuột chết nhưng “có bền không thì chưa dám chắc.”
Theo bà Hương, không hiểu sao số lượng chuột tăng quá nhanh, diện tích lúa trên đồng bị chúng cắn phá ngày càng lan rộng.
“Nhiều đám ruộng bị cắn tả tơi như rơm khô, xót ruột lắm nhưng dùng mọi phương pháp từ xua đuổi đến diệt vẫn chưa có hiệu quả,” bà Hương lo lắng nói.
Theo ông Vĩnh, ngay từ đầu vụ sản xuất, các địa phương đã triển khai diệt chuột nhưng do thời tiết cuối năm 2019 không xảy ra lũ lớn, vụ Đông Xuân năm nay lại có nắng ấm nên chuột sinh sản, phát triển thành đàn nhanh và tăng khả năng gây hại.
Dự báo trong thời gian tới, “dịch” chuột ở Quảng Ngãi sẽ tiếp tục phát sinh và lan rộng hơn gây hại phổ biến trên khắp các cánh đồng lúa giai đoạn làm đòng, trổ bông. Điều đáng ngại là hiện nông dân đang dùng mọi biện pháp diệt chuột, nhưng phải đúng phương pháp, nếu không sẽ có tác dụng phụ gây hại môi trường.
Theo khuyến cáo của Chi Cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Quảng Ngãi, các địa phương cần hướng dẫn nông dân diệt chuột bằng cách đào bắt, xông hơi, phát quang bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của chuột, hay dùng các loại bẫy cơ học (bẫy sập, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy ống tre). Trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì ưu tiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học có trong danh mục thuốc được phép sử dụng và ban hành.
(Tr.N) Người Việt
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/03/vn-diet-chuot.jpg
Người dân Quảng Ngãi đặt bẫy diệt chuột nhưng không hiệu quả. (Hình: Phạm Anh/Thanh Niên)
Hàng ngàn héc ta lúa vụ Đông Xuân ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh Quảng Ngãi bị chuột phá hại nặng nề.
Xác nhận với báo Thanh Niên ngày 19 Tháng Ba, ông Nguyễn Thế Vĩnh, chi cục phó Chi Cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Quảng Ngãi, cho biết toàn tỉnh có hơn 2,240 hécta lúa vụ Đông Xuân ở hầu hết các huyện và thành phố Quảng Ngãi, đang bị “dịch”chuột gây thiệt hại năng nề.
Bà Nguyễn Thị Thu (trú thôn An Lạc, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa) cho biết gia đình có tám sào lúa (500 mét vuông /sào) đều bị chuột cắn phá tơi bời. Đến nay lúa của bà Thu đã hai tháng tuổi, giờ phá bỏ thì không xong mà để lại thì chắc chắn thất bát.
“Tiền diệt chuột đã hết gần 3 triệu đồng ($127), nhiều hơn tiền bán một sào lúa khi thu hoạch,” bà Thu cho biết.
Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Hương (ở thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ) cũng có ba sào lúa bị chuột cắn phá. Mấy tháng qua, bà Hương cùng người nhà dùng đủ mọi cách để diệt, xua đuổi chuột nhưng không ăn thua.
Cụ thể, đầu tiên bà dùng dây kẽm buộc lon sữa bò, gió nổi lên khua rổn rảng để “hù” chuột, được mấy ngày chuột quen tiếng rồi… hết sợ. Sau đó, bà mua bao nylon về giăng xung quanh đám ruộng ngăn chuột.
Được tuần lễ, chuột phá rách nylon, lúa lại bị cắn như xơ mướp. Cuối cùng, bà dùng thuốc diệt chuột, đến giờ đang thấy chuột chết nhưng “có bền không thì chưa dám chắc.”
Theo bà Hương, không hiểu sao số lượng chuột tăng quá nhanh, diện tích lúa trên đồng bị chúng cắn phá ngày càng lan rộng.
“Nhiều đám ruộng bị cắn tả tơi như rơm khô, xót ruột lắm nhưng dùng mọi phương pháp từ xua đuổi đến diệt vẫn chưa có hiệu quả,” bà Hương lo lắng nói.
Theo ông Vĩnh, ngay từ đầu vụ sản xuất, các địa phương đã triển khai diệt chuột nhưng do thời tiết cuối năm 2019 không xảy ra lũ lớn, vụ Đông Xuân năm nay lại có nắng ấm nên chuột sinh sản, phát triển thành đàn nhanh và tăng khả năng gây hại.
Dự báo trong thời gian tới, “dịch” chuột ở Quảng Ngãi sẽ tiếp tục phát sinh và lan rộng hơn gây hại phổ biến trên khắp các cánh đồng lúa giai đoạn làm đòng, trổ bông. Điều đáng ngại là hiện nông dân đang dùng mọi biện pháp diệt chuột, nhưng phải đúng phương pháp, nếu không sẽ có tác dụng phụ gây hại môi trường.
Theo khuyến cáo của Chi Cục Trồng Trọt và Bảo Vệ Thực Vật tỉnh Quảng Ngãi, các địa phương cần hướng dẫn nông dân diệt chuột bằng cách đào bắt, xông hơi, phát quang bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của chuột, hay dùng các loại bẫy cơ học (bẫy sập, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy ống tre). Trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì ưu tiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học có trong danh mục thuốc được phép sử dụng và ban hành.
(Tr.N) Người Việt