PDA

View Full Version : Khiếp sợ trước quả báo, Trung Quốc hối cải, xả đập thủy điện để ‘giúp các nước láng giềng’



giavui
02-21-2020, 01:31 PM
Khiếp sợ trước quả báo, Trung Quốc hối cải, xả đập thủy điện để ‘giúp các nước láng giềng’



Trung Quốc tuyên bố sẽ xả nước 11 đập thủy điện của họ trên sông Mekong để giúp đỡ các quốc gia láng giềng đối phó với khô hạn.

Phát biểu tại một cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 5 hôm 20/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết mưa ít là lý do chính gây khô hạn và Trung Quốc cũng đang chịu thiệt hại từ điều này.

“Trung Quốc đã vượt qua khó khăn của mình và tăng dòng chảy của sông Lan Thương (đoạn sông Mekong tại Trung Quốc) để giúp các nước thuộc lưu vực sông Mekong đối phó với khô hạn. Chúng tôi cũng đồng ý nâng cao hợp tác trong khuôn khổ LMC nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn nước hợp lý và bền vững”, ông Vương nói.


https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/02/45118849705c5113ed92b0e29173a8bc.jpg

Đồng thời, thông cáo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam viết: “Để hỗ trợ khắc phục phần nào tình hình hạn hán nghiêm trọng tại lưu vực sông Mê Kông, phía Trung Quốc quyết định từ ngày 24/1 sẽ tăng lưu lượng xả nước sông Lan Thương từ 850 m3/s lên 1000 m3/s, nhằm giải quyết phần nào nhu cầu cấp bách của các quốc gia khác thuộc lưu vực sông Mê Kông”.

Tình hình khô hạn trong nhiều năm trở lại đây đang tàn phá ngành nông nghiệp của Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar và Việt Nam, theo Reuters. Giới quan sát cho rằng 11 con đập của Trung Quốc tại thượng nguồn sông Mekong cũng như biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính của tình trạng khô hạn này.

Trung Quốc kiểm soát 1/5 lưu lượng sông Mekong

Báo cáo của Ủy hội sông Mekong (MRC) năm 2019 cho thấy việc xây đập của Trung Quốc khiến mực nước sông Mekong vào mùa khô năm sau luôn thấp hơn năm trước và ngày càng trong hơn vì ít phù sa, trầm tích.

88% diện tích lưu vực thượng lưu sông Mekong nằm trên lãnh thổ Trung Quốc. Việc xây dựng các đập trữ nước và nhà máy thủy điện ở Trung Quốc đã dẫn tới những thay đổi ở hạ lưu khi mùa khô ngày càng khô hơn và mùa lũ ngày càng ít nước hơn.

Báo cáo của MRC cho biết Trung Quốc kiểm soát ít nhất 18% lưu lượng nước sông Mekong (và thực tế có thể đã hơn vào thời điểm hiện tại khi các hồ chứa nước mới đã hoàn tất).

Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bắc Kinh đang âm mưu kiểm soát dòng Mekong và nếu thành công, một lúc nào đó các nước khác sẽ phải xuống nước với Trung Quốc để xin nước.

Việt Nam lên tiếng về thủy điện của Trung Quốc

Vào tháng 1/2020, mực nước sông Mekong giảm đến hơn nửa vì đập Cảnh Hồng của Trung Quốc giảm độ xả nước để thử thiết bị điện. Điều này khiến tình trạng ngập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thêm nghiêm trọng, theo BBC.

“Việt Nam quan tâm theo dõi, nghiên cứu, đánh giá các hoạt động liên quan đến nguồn nước sông Mekong,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời báo giới.

“Chúng tôi cho rằng cùng với các lợi ích chính đáng trong sử dụng tài nguyên nước sông Mekong để phát triển, các quốc gia có trách nhiệm chung trong việc sử dụng công bằng, bền vững nguồn nước và tài nguyên nước của sông Mekong, bảo đảm lợi ích cân bằng của tất cả các nước ven sông, vì sự thịnh vượng, phát triển bền vững của khu vực”.

Cảnh Hồng là 1 trong 6 đập thủy điện thuộc tỉnh Vân Nam đã được Trung Quốc xây dựng hoàn tất. Các con đập này đều nằm chặn tại thượng nguồn sông Mekong, bao gồm Cảnh Hồng, Nọa Trát Độ, Đại Triều Sơn, Mạn Loan, Tiểu Loan và Công Quả Kiều.

Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khô hạn do ảnh hưởng từ các đập thủy điện của Trung Quốc.

theo NTDTV