duyanh
02-12-2020, 01:17 PM
Cớ sao người dân mua khẩu trang không có, nhưng có 36 tấn chủ yếu xuất sang Trung Quốc?
Theo số liệu của cơ quan Hải quan TP.HCM, chỉ trong một tuần, hơn 36 tấn khẩu trang đã được xuất qua cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất. Trong đó, hầu hết khẩu trang được xuất qua Trung Quốc, số còn lại vào Singapore, Malaysia.
Thông tin từ Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP.HCM) chỉ tính từ ngày 30-1 đến 4-2, chi cục đã làm thủ tục xuất khẩu khoảng 36 tấn khẩu trang.
Trong khi đó, trước diễn biến phức tạp của dịch do virus corona gây ra, Bộ Tài chính có đề xuất kiểm soát giá mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay khô.
Theo Bộ Tài chính, hiện thuế nhập khẩu khẩu trang và nguyên liệu sản xuất khẩu trang, nước rửa tay khô và vật tư y tế phòng chống dịch đã được miễn.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/02/0ec5ddf299f16e76d5e66aaafed9eeef.jpg
Giai đoạn tiếp theo, theo dự báo của Bộ Tài chính, Việt Nam vẫn cần trang bị các vật dụng thiết bị cần thiết dùng cho phòng chống lây nhiễm dịch, bệnh, trong đó có khẩu trang. Do vậy, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo tìm nguồn để nhập khẩu khẩu trang đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, cho rằng chúng ta xuất khẩu khẩu trang cũng là bình thường trong điều kiện hội nhập. Nhưng trong bối cảnh Việt Nam đã công bố có dịch này và khẩu trang là một trong những mặt hàng thiết yếu để phòng chống dịch bệnh thì việc hàng chục tấn khẩu trang y tế được xuất khẩu đi là điều cần cân nhắc.
Thêm nữa, nhiều ngày qua, người dân ở nhiều địa phương gần như không thể mua được khẩu trang y tế, nếu có chỉ mua được rất ít và giá rất cao gấp 4-5 lần bình thường.
Do đó, theo tiến sĩ Thịnh, khẩu trang cần phải được kê khai để kiểm soát giá, nhất là ở một số địa phương đã phát hiện bệnh nhân nhiễm căn bệnh này.
“Biện pháp kê khai giá tức là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khẩu trang phải kê khai chi phí đầu vào gồm chi phí nguyên liệu, nhân công, khấu hao, lãi vay… với cơ quan quản lý giá. Qua đó, giá bán ra thị trường không quá cao để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nước” – tiến sĩ Thịnh nhấn mạnh.
Tuổi trẻ
Theo số liệu của cơ quan Hải quan TP.HCM, chỉ trong một tuần, hơn 36 tấn khẩu trang đã được xuất qua cửa khẩu quốc tế Tân Sơn Nhất. Trong đó, hầu hết khẩu trang được xuất qua Trung Quốc, số còn lại vào Singapore, Malaysia.
Thông tin từ Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP.HCM) chỉ tính từ ngày 30-1 đến 4-2, chi cục đã làm thủ tục xuất khẩu khoảng 36 tấn khẩu trang.
Trong khi đó, trước diễn biến phức tạp của dịch do virus corona gây ra, Bộ Tài chính có đề xuất kiểm soát giá mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay khô.
Theo Bộ Tài chính, hiện thuế nhập khẩu khẩu trang và nguyên liệu sản xuất khẩu trang, nước rửa tay khô và vật tư y tế phòng chống dịch đã được miễn.
https://tambao.net/wp-content/uploads/2020/02/0ec5ddf299f16e76d5e66aaafed9eeef.jpg
Giai đoạn tiếp theo, theo dự báo của Bộ Tài chính, Việt Nam vẫn cần trang bị các vật dụng thiết bị cần thiết dùng cho phòng chống lây nhiễm dịch, bệnh, trong đó có khẩu trang. Do vậy, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo tìm nguồn để nhập khẩu khẩu trang đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, cho rằng chúng ta xuất khẩu khẩu trang cũng là bình thường trong điều kiện hội nhập. Nhưng trong bối cảnh Việt Nam đã công bố có dịch này và khẩu trang là một trong những mặt hàng thiết yếu để phòng chống dịch bệnh thì việc hàng chục tấn khẩu trang y tế được xuất khẩu đi là điều cần cân nhắc.
Thêm nữa, nhiều ngày qua, người dân ở nhiều địa phương gần như không thể mua được khẩu trang y tế, nếu có chỉ mua được rất ít và giá rất cao gấp 4-5 lần bình thường.
Do đó, theo tiến sĩ Thịnh, khẩu trang cần phải được kê khai để kiểm soát giá, nhất là ở một số địa phương đã phát hiện bệnh nhân nhiễm căn bệnh này.
“Biện pháp kê khai giá tức là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khẩu trang phải kê khai chi phí đầu vào gồm chi phí nguyên liệu, nhân công, khấu hao, lãi vay… với cơ quan quản lý giá. Qua đó, giá bán ra thị trường không quá cao để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nước” – tiến sĩ Thịnh nhấn mạnh.
Tuổi trẻ