PDA

View Full Version : Dự án Cát Linh – Hà Đông: Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm



duyanh
01-20-2020, 01:46 PM
Dự án Cát Linh – Hà Đông: Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo đưa dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào vận hành khai thác nếu bảo đảm tuyệt đối an toàn; những sai phạm phải xử lý theo đúng quy định pháp luật.


https://trithucvn.net/wp-content/uploads/2018/09/de-xuat-gia-ve-metro-cat-linh-cao-hon-40-so-voi-ve-xe-buyt.jpg

Không gian đô thị khu vực có tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đi qua. (Ảnh: Nguyễn Quân)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản trả lời về chất vấn của ĐBQH Bùi Huyền Mai (Đoàn Hà Nội) liên quan đến 3 tuyến đường sắt đô thị, trong đó có tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Theo ĐB Mai, quy hoạch chung xây dựng Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, thành phố sẽ xây dựng 9 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 410,8km.

Tuy nhiên do thực tiễn triển khai rất chậm, cử tri và người dân đã nhiều lần kiến nghị, đề nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan. Vậy bao giờ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được đưa vào vận hành thương mại? Trách nhiệm để chậm này thuộc về tổ chức, cá nhân nào? Tuyến số 1, Ngọc Hồi – Yên Viên bao giờ được triển khai? Tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo bao giờ điều chỉnh dự án?…

ĐB Mai cho rằng dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, ngoài trách nhiệm chính thuộc phía tổng thầu thì chủ đầu tư (Bộ GTVT), Ban Quản lý dự án đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án; tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư; chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (UBND TP. Hà Nội) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng,…

Yêu cầu TGĐ từ Trung Quốc sang Việt Nam ‘gỡ rối’ đường sắt Cát Linh – Hà Đông


Trả lời, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông bị chậm tiến độ, phải điều chỉnh nhiều lần, đến nay chưa xác định chính thức thời gian hoàn thành dự án.

Theo báo cáo của Bộ trưởng GTVT, tổng thầu chưa đề xuất mốc thời gian hoàn thành cụ thể nhưng dự kiến công tác nghiệm thu, chuyển giao dự án vào ngày 31/12/2019.

Tuy nhiên, tiến độ tổng thầu đưa ra còn có nhiều nội dung chưa chi tiết nên Bộ GTVT đánh giá mốc thời gian nêu trên không khả thi. Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục yêu cầu tổng thầu lập kế hoạch chi tiết đối với từng hạng mục còn lại để xác định thời gian hoàn thành dự án.

Theo Thủ tướng, dự án đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý, căn chỉnh đồng bộ hệ thống để triển khai vận hành thử toàn hệ thống. Thủ tướng đã chỉ đạo đưa dự án vào vận hành khai thác nếu bảo đảm tuyệt đối an toàn; những sai phạm phải xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Theo Bộ GTVT, tổng thầu và chủ đầu tư (Bộ GTVT) chịu trách nhiệm chính việc chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, Ban quản lý dự án đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án; tư vấn thiết kế bước lập dự án và chất lượng lập dự án đầu tư.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (UBND Hà Nội) chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng; tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng…

Đối với tuyến số 1 (Ngọc Hồi – Yên Viên), dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2004, đến nay đã có nhiều thay đổi phải điều chỉnh dự án; ngoài ra, nhiều ý kiến băn khoăn về chủ trương và vướng mắc liên quan đến cơ chế tài chính của dự án (theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017) và trách nhiệm quản lý đầu tư dự án tại TP. Hà Nội (theo quy định của Luật Đường sắt năm 2017).

Thủ tướng đã giao Bộ GTVT đề xuất giải pháp xử lý. Chính phủ sẽ xem xét có ý kiến chỉ đạo trong đó có việc điều chỉnh dự án, làm cơ sở để Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội và các bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện.

Đối với Dự án đường sắt đô thị tuyến số 2 (đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo), trong quá trình triển khai, dự án phải điều chỉnh cả thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư dự án.

Về việc này, Thủ tướng đã giao UBND Hà Nội khẩn trương thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án theo quy định tại Nghị định số 131 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia. UBND TP. Hà Nội đang hoàn thiện các thủ tục theo quy định.



Tri Thức