duyanh
01-13-2020, 02:17 PM
Iran : Cảnh sát phủ nhận đàn áp biểu tình bằng đạn thật
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/000_1nm9h6_0.jpg
(Ảnh minh họa) Sinh viên biểu tình trước đại học Amirkabir, Teheran, ngày 11/01/2020. ATTA KENARE / AFP
Sau ngày thứ Bảy 11/01/2020 xuống đường, những cuộc biểu tình phản đối chính quyền bưng bít sự thật về vụ máy bay của Ukraina bị bắn rớt, lại diễn ra trong đêm Chủ Nhật tại Teheran và nhiều thành phố khác.
Cảnh sát chống bạo động bị tố cáo sử dụng hơi cay, thậm chí đạn thật để đàn áp. Sáng nay, chỉ huy trưởng cảnh sát Teheran khẳng định là không có chuyện dùng đạn thật. Cảnh sát được lệnh tự kềm chế. Tình thế căng thẳng, dân chúng bất bình.
Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường thuật :
« Thực tế là có từ hai ngàn đến ba ngàn người tập họp ở quảng trường Azadi (Tự Do) ở thủ đô Teheran với những biểu ngữ đả kích thượng tầng lãnh đạo Iran và yêu cầu họ từ chức.
Người biểu tình phản đối chính quyền không nói sự thật về nguyên nhân làm rơi chiếc máy bay dân dụng của Ukraina, mà trong suốt 72 tiếng đồng hồ, cứ liên tục khẳng định là do tai nạn.
Nhiều người đã xé bích chương có chân dung của tướng Qassem Soleimani, cố tư lệnh lực lượng Al Qods của Vệ Binh Cách Mạng, bị giết trong vụ Mỹ oanh kích ở Bagdad ngày 02 tháng 01 năm 2020.
Cảnh sát chống bạo động được huy động đông đảo đã giải tán người biểu tình, nhất là bằng lựu đạn cay. Trên khắp nước, ở các thành phố, cũng có những cuộc xuống đường tương tự, với hàng trăm người tham gia.
Nhưng khác với những cuộc biểu tình hồi tháng 11 xuất phát từ lý do kinh tế, chống lệnh tăng giá xăng, lần này cuộc phản kháng mang chính chất chính trị. Lòng dân âm ỉ bất mãn. Hãng thông tấn ISNA, tuy có quan điểm thân với phe cải cách, cũng lên tiếng về sự im lặng của tổng thống Hassan Rohani.
Trong khi nhiều cấp chỉ huy của Vệ Binh Cách Mạng nhìn nhận có « sai lầm ngoài ý muốn » và đã lên tiếng xin lỗi, cho đến hôm nay, chưa có một vị bộ trưởng nào tiếp xúc và nói chuyện với dân ».
Xuống thang ?
Theo AFP, trong không khí căng thẳng này, một số tín hiệu cho phép suy đoán cả Hoa Kỳ và Iran đều muốn giảm nhiệt.
Hôm Chủ Nhật, một doanh trại của Mỹ tại Irak bị pháo kích bằng tên lửa, nhưng cũng như vụ pháo kích bốn ngày trước đó (08/01) ở một căn cứ khác, lính Mỹ đã rút đi từ lâu. Cùng ngày, tướng Hossein Salami, tư lệnh Vệ Binh Cách Mạng, khi ra điều trần tại Quốc Hội, tuyên bố là « không có ý định sát hại lính Mỹ » trong vụ pháo kích ngày 08/01 mà chỉ nhằm biểu dương sức mạnh mà thôi.
Cũng trong ngày hôm qua, tại Washington, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper cũng dịu giọng : Tình báo Mỹ không thấy bằng chứng cụ thể Iran có dự án tấn công vào bốn sứ quán Mỹ khi tổng thống Donald Trump ra lệnh giết tướng Iran. Thật ra, theo AFP, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, cũng như cố vấn an ninh tổng thống Robert O’Brien, dường như muốn tập trung ủng hộ phong trào phản kháng của công dân Iran để có « một chế độ tốt hơn» tại Teheran, thay vì dùng quân sự.
RFI
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aefimagesnew/aef_image/000_1nm9h6_0.jpg
(Ảnh minh họa) Sinh viên biểu tình trước đại học Amirkabir, Teheran, ngày 11/01/2020. ATTA KENARE / AFP
Sau ngày thứ Bảy 11/01/2020 xuống đường, những cuộc biểu tình phản đối chính quyền bưng bít sự thật về vụ máy bay của Ukraina bị bắn rớt, lại diễn ra trong đêm Chủ Nhật tại Teheran và nhiều thành phố khác.
Cảnh sát chống bạo động bị tố cáo sử dụng hơi cay, thậm chí đạn thật để đàn áp. Sáng nay, chỉ huy trưởng cảnh sát Teheran khẳng định là không có chuyện dùng đạn thật. Cảnh sát được lệnh tự kềm chế. Tình thế căng thẳng, dân chúng bất bình.
Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường thuật :
« Thực tế là có từ hai ngàn đến ba ngàn người tập họp ở quảng trường Azadi (Tự Do) ở thủ đô Teheran với những biểu ngữ đả kích thượng tầng lãnh đạo Iran và yêu cầu họ từ chức.
Người biểu tình phản đối chính quyền không nói sự thật về nguyên nhân làm rơi chiếc máy bay dân dụng của Ukraina, mà trong suốt 72 tiếng đồng hồ, cứ liên tục khẳng định là do tai nạn.
Nhiều người đã xé bích chương có chân dung của tướng Qassem Soleimani, cố tư lệnh lực lượng Al Qods của Vệ Binh Cách Mạng, bị giết trong vụ Mỹ oanh kích ở Bagdad ngày 02 tháng 01 năm 2020.
Cảnh sát chống bạo động được huy động đông đảo đã giải tán người biểu tình, nhất là bằng lựu đạn cay. Trên khắp nước, ở các thành phố, cũng có những cuộc xuống đường tương tự, với hàng trăm người tham gia.
Nhưng khác với những cuộc biểu tình hồi tháng 11 xuất phát từ lý do kinh tế, chống lệnh tăng giá xăng, lần này cuộc phản kháng mang chính chất chính trị. Lòng dân âm ỉ bất mãn. Hãng thông tấn ISNA, tuy có quan điểm thân với phe cải cách, cũng lên tiếng về sự im lặng của tổng thống Hassan Rohani.
Trong khi nhiều cấp chỉ huy của Vệ Binh Cách Mạng nhìn nhận có « sai lầm ngoài ý muốn » và đã lên tiếng xin lỗi, cho đến hôm nay, chưa có một vị bộ trưởng nào tiếp xúc và nói chuyện với dân ».
Xuống thang ?
Theo AFP, trong không khí căng thẳng này, một số tín hiệu cho phép suy đoán cả Hoa Kỳ và Iran đều muốn giảm nhiệt.
Hôm Chủ Nhật, một doanh trại của Mỹ tại Irak bị pháo kích bằng tên lửa, nhưng cũng như vụ pháo kích bốn ngày trước đó (08/01) ở một căn cứ khác, lính Mỹ đã rút đi từ lâu. Cùng ngày, tướng Hossein Salami, tư lệnh Vệ Binh Cách Mạng, khi ra điều trần tại Quốc Hội, tuyên bố là « không có ý định sát hại lính Mỹ » trong vụ pháo kích ngày 08/01 mà chỉ nhằm biểu dương sức mạnh mà thôi.
Cũng trong ngày hôm qua, tại Washington, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper cũng dịu giọng : Tình báo Mỹ không thấy bằng chứng cụ thể Iran có dự án tấn công vào bốn sứ quán Mỹ khi tổng thống Donald Trump ra lệnh giết tướng Iran. Thật ra, theo AFP, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, cũng như cố vấn an ninh tổng thống Robert O’Brien, dường như muốn tập trung ủng hộ phong trào phản kháng của công dân Iran để có « một chế độ tốt hơn» tại Teheran, thay vì dùng quân sự.
RFI