PDA

View Full Version : Hơn 82.000 hộ dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước sinh hoạt



sophienguyen
01-09-2020, 02:47 AM
Hơn 82.000 hộ dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước sinh hoạt





https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/01/nguoi-dan-thieu-nuoc.jpg

Chỉ mới bắt đầu mùa khô nhưng mưc nước thấp, độ mặn tăng cao khiến nhiều nơi trong khu vực ĐBSCL bị thiếu nước sinh hoạt (ảnh: VTV).

Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 82.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt, dự báo mùa khô 2020, con số này tăng lên 158.000 hộ.

VTV thông tin, xâm nhập mặn cao nhất sẽ tập trung từ tháng 1, 2 và đến giữa tháng 3/2020, ranh mặn 4g/l sẽ xâm nhập sâu vào đất liền 55-110km, tăng hơn từ 3-7km so với năm hạn mặn lịch sử 2015-2016.

Do nguồn nước có độ mặn vượt ngưỡng cho phép, các hộ dân thiếu dụng cụ trữ nước ngọt để sử dụng.


https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/01/img_1602_suwy.jpg

Hầu hết các cống ngăn mặn cục bộ tại vùng ĐBSCL đã đóng cửa vì xâm nhập mặn năm nay đến sớm với cường độ mạnh (ảnh: Thanh Niên).

Báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết, theo tổng hợp của 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, hiện tại vùng này đã có khoảng 82.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Số hộ tập trung tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang. Dự báo mùa khô 2020, con số này tăng lên 158.000 hộ.

Theo nhận định từ Bộ NN&PTNT, nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về ít là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xâm nhập mặn gay gắt tại khu vực ĐBSCL. Tình hình sẽ khó khăn hơn khi Trung Quốc vừa giảm lưu lượng xả của đập Cảnh Hồng trên sông Mê Kông từ 1.200-1.400 mét/giây xuống 504-800 mét/giây. Việc tích nước của đập Cảnh Hồng diễn ra vào đúng thời điểm hạn hán đang hoành hành ở khu vực hạ lưu Mê kông.


Theo tờ Kinh tế Sài Gòn, việc giảm xả nước xuống vùng hạ lưu sông Mê kông từ đập thủy điện Cảnh Hồng từng diễn ra trong mùa khô năm 2016, đúng vào thời kỳ khô hạn gay gắt, mực nước sông Mê kông hạ thấp kỷ lục trong gần 100 năm nay. Cả 10 trong 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khi đó phải ra công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn.


DKN